CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
2.4. Các biện pháp khôi phục nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng Châ uÁ 1997
2.4.6. Một số biện pháp giải quyết của các tổ chức quốc tế
Ở cấp độ quốc tế, sự hỗ trợ tài chính khẩn cấp và to lớn của cộng đồng quốc tế thơng qua vai trị tổ chức, điều phối và giám sát của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vẫn là vô cùng quan trọng và có hiệu lực nhanh chóng, mạnh mẽ nhất để chế ngự cuộc khủng hoảng.
Với mục đích là cung cấp cho các nước hội viên tín dụng ngắn hạn và trung hạn khi gặp khó khăn về tiền tệ do cán cân thanh tốn thiếu hụt, IMF phê duyệt khoảng 26 tỷ SDR tương đương khoảng 36 tỷ USD trợ giúp các nước yêu cầu hỗ trợ, khởi đầu việc huy động khoảng 77 tỷ USD tài chính bổ sung từ nguồn đa phương và song phương, giúp các quốc gia gặp khủng hoảng tạm thời ngăn chặn việc xuống giá liên tục của các đồng tiền và tái lập, củng cố dự trữ ngoại hối và quan trọng là giúp thực hiện các nghĩa vụ quốc tế, giúp các nhà đầu tư nước ngồi nhận được món nợ từ các bên tư nhân lẫn nhà nước ở các nước gặp khủng hoảng.
Bên cạnh việc trợ giúp tài chính, IMF giúp đỡ 3 quốc gia bị ảnh hưởng nhất - Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan - các chương trình cải cách kinh tế nhằm xóa bỏ nguồn gốc của khó khăn thanh tốn, ngăn chặn sự lan truyền của khủng hoảng, khắc
sách (tăng lãi suất chính thức, dự trữ tối thiểu, hợp lý hố tín dụng, hạn chế chi tiêu ngân sách về nhu cầu xã hội, về trợ cấp nhà nước, tăng thuế...); Thứ hai là phá giá tiền tệ hoặc chuyển sang chế độ thả nổi. Với cách tiếp cận như trên, IMF buộc áp dụng phương thức tỷ giá hối đoái linh hoạt ở những nơi chưa sử dụng phương thức này. Sửa đổi chính sách tài chính cơng cộng, các chính phủ phải thực hành tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu công cộng, tăng các nguồn thu ngân sách từ thuế nhằm bảo vệ sự cân bằng tài khoản vãng lai cũng như tái củng cố dự trữ ngoại hối quốc gia.
Theo IMF cả ba nền kinh tế Đông và Đông Nam á đều phải thắt chặt chi tiêu ngân sách bằng cách hoãn hoặc huỷ bỏ tất cả những dự án đầu tư lớn, có độ mạo hiểm cao, đồng thời thu hẹp khu vực kinh tế nhà nước bằng chương trình tư nhân hố do sự hoạt động kinh tế kém hiệu quả, và mối quan hệ khăng khít đến dễ tham nhũng giữa doanh nghiệp và nhà nước. Chính phủ Thái Lan phải có một ngân sách thâm hụt từ 1 - 2% GDP so với mức thâm hụt cao trước đây, ở Indonesia, ngân sách chuyển từ thâm hụt sang thặng dư bằng 1% GDP. Ngoài ra, tăng nguồn thu ngân sách bằng nâng thuế hoặc giảm mức trợ giá, trợ cấp. Ở Indonesia phải bỏ trợ giá điện và dầu, tăng thuế một số mặt hàng, tăng thuế giá trị gia tăng ở Thái Lan và Indonesia. Ở Thái Lan, chính phủ duy trì lãi suất cao (vào khoảng 20%), cải tổ cơ cấu của khu vực tài chính tập trung vào đình chỉ và cơ cấu lại các thiết chế không thể đứng vững được (bao gồm 58 cơng ty tài chính). Ở Hàn Quốc chính phủ phải mở cửa thị trường tài chính cho các ngân hàng nước ngồi, đình chỉ hoạt động của 9 ngân hàng đầu tư mất khả năng thanh toán.
Nhằm đạt được sự phát triển bền vững trong tương lai, IMF buộc các nước gặp khủng hoảng cải cách cơ cấu nhằm xoá bỏ những đặc điểm yếu kém của nền kinh tế, gây cản trở cho sự phát triển (như độc quyền, hàng rào mậu dịch, thông lệ không minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp) các nước này phải điều chỉnh cơ cấu thông qua giảm quan thuế, mở cửa cho đầu tư nước ngoài vào các ngành kinh doanh và giảm bớt ưu đãi dành cho các tổ chức độc quyền. Ở Hàn Quốc chính phủ phải cải cách thị trường lao động, mở rộng thị trường cho hàng hố nước ngồi và dọn đường cho nước ngoài sở hữu đa số cổ phần của các công ty Hàn Quốc, ở Indonesia phải tự do hoá thương mại, chấm dứt trợ cấp một số mặt hàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. George Soros, 'The Theory of Reflexivity', được trình bày tại MIT vào tháng 4- 1994.
2. J. M. Keynes (1936), The General Theory of Employment, Interest and Money, Chương 12. (New York: Harcourt Brace and Co.)
3. J. Bulow, J. Geanakoplos, và P. Klemperer (1985), 'Multimarket oligopoly: strategic substitutes and strategic complements'. Journal of Political Economy 93, pp. 488–511.
4. Xem R. Cooper và A. John (1988), “Coordinating coordination failures in Keynesian models.” Quarterly Journal of Economics 103 (3), pp. 441–63.
5. Xem D. Diamond và P. Dybvig (1983), “Bank runs, deposit insurance, and liquidity”. Journal of Political Economy
6. D. Diamond và P. Dybvig (1983), đã dẫn.
7. Maurice Obstfelt - Giáo sư kinh tế học người Mỹ của trường đại học Berkeley, California. "Financial Instability , Reserves , and Central Bank Swap Lines in
the Panic of 2008”
8. Hyman Minsky - Giáo sư kinh tế học người Mỹ . "Financial risis: Systemic or
liosyncratic – 1991”
9. Frederic S. Mishkin. (2000) Financial stability and the macro economy. NXB : Economics Department of the Central Bank of Iceland, 2000.
10. Sundarajan và Balino (1999) Banking crisis: Case and Issues, International Monetary Fund (30 Nov. 1999)
11. Stijn Claessens ; Ayhan Kose, Financial Crises Explanations, Types, and
Implications (January 2013)
12. Nguyễn Lê Đình Qúy- Viện Chính sách cơng và Quản lý, “ Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ Trung đến nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam”,trungtamwto.vn
13. TS. Lê Quốc Phương- Bộ Công Thương, “ Chiến tranh thương mani Mỹ Trung”, tapchitaichinh.vn, 21/12/2018
14. Hồng Đình Minh (2013), “Ảnh hưởng của tỷ giá đến xuất, nhập khẩu tại Việt Nam”, tapchitaichinh.vn
15. “Stark China warning to US over trade”, BBC News 16. “China: 'The US has launched a trade war'”, cnn.com.