Đánh giá thực trạng và phương hướng hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm thân

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) hoạt động kinh doanh bảo hiểm thân tàu tại tổng công ty bảo hiểm việt nam (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM THÂN TÀU TẠI BẢO VIỆT

3.1 Đánh giá thực trạng và phương hướng hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm thân

3.1 Đánh giá thực trạng và phương hướng hoạt động của nghiệp vụ bảohiểm thân tàu ở Bảo Việt hiểm thân tàu ở Bảo Việt

3.1.1 Thuận lợi và khó khăn

3.1.1.1 Thuận lợi

Nhân tố chủ quan:

- Bảo Việt là doanh nghiệp bảo hiểm lớn nhất, uy tín và lâu đời nhất ở Việt Nam

Với 53 năm hình thành và phát triển Bảo Việt đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường bảo hiểm. Người được bảo hiểm yên tâm hơn khi tham gia bảo hiểm tại Bảo Việt. Bảo Việt luôn chiếm lĩnh được một mảng thị trường rộng lớn với thị phần là 25,7% trong năm 2016. Uy tín của Bảo Việt tạo ra một niềm tin lớn trong công chúng, đây là điều kiện thuận lợi cho Công ty trong công tác khai thác thị trường bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm thân tàu.

- Bảo Việt có đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, được đào tạo tốt

Qua nhiều năm cơng tác, cán bộ của Bảo Việt đã có khá nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm. Cán bộ trong cơng ty có nhiều người đã có bằng thạc sỹ, bằng tiến sỹ, phó tiến sỹ và phần lớn được đào tạo qua đại học.

- Tổ chức bộ máy của Bảo Việt rộng khắp cả nước do đó khả năng cung ứng dịch vụ nhanh, dễ tiếp xúc với khách hàng

Bảo Việt có mạng lưới đại lý rộng khắp cả nước với 67 công ty bảo hiểm thành viên và 300 phịng quản lý chăm sóc khách hàng trên cả nước. Với điều kiện này, các cơng ty bảo hiểm thành viên có thể hỗ trợ nhau đảm bảo sự nhanh nhạy, kịp thời.

- Mối quan hệ tốt với các cấp chính quyền cơ sở, với các cơ quan liên quan cũng là một lợi thế rất lớn mà Bảo Việt có được, điều đó cực kỳ cần thiết trong kinh doanh bảo hiểm, một ngành mà sản phẩm của nó vốn rất trừu tượng.

- Có quan hệ hợp tác kinh doanh bền vững với các Tập đoàn Bảo hiểm/Tái Bảo hiểm hàng đầu trên thế giới, các công ty môi giới tái bảo hiểm, các cơng ty giám định và tính tốn tổn thất, các hãng luật có uy tín, những ngân hàng có thương hiệu và uy tín hàng đầu trên thị trường Việt Nam giúp gia tăng và khẳng định năng lực nhận bảo hiểm của Bảo hiểm Bảo Việt.

Nhân tố khách quan:

- Thị trường bảo hiểm đang có tốc độ tăng trưởng khá cao

Tăng trưởng kinh tế đất nước vẫn trong thời kỳ khả quan, do đó cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Khi nhu cầu về sinh hoạt hàng ngày được đáp ứng thì các nhu cầu về tiêu dùng các loại hình dịch vụ sẽ phát sinh. Nền kinh tế phát triển có nghĩa là các ngành kinh tế cũng phát triển trong đó có ngành giao thơng vận tải đường biển, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển bảo hiểm thân tàu. Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu giai đoạn 2000 - 2016 đạt trung bình khoảng 18%-20%/năm. Hoạt động bảo hiểm cho hàng hóa XNK do các cơng ty bảo hiểm Việt Nam tiến hành cũng tăng trưởng với tốc độ ổn định, trung bình 10%/ năm.

- Đội tàu biển ngày càng phát triển cả về số lượng và giá trị

Những năm gần đây số lượng tàu biển của tư nhân và các doanh nghiệp vận tải biển liên tục tăng, nhiều tàu cũ được thay thế bằng các tàu mới và hiện đại hơn khiến cho giá trị của đội tàu biển ngày càng tăng. Theo đó, nhu cầu bảo hiểm cho những tài sản của người dân cũng sẽ tăng- đó là tiềm năng lớn trong nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu. Về cơ cấu đội tàu biển theo số liệu tại Sổ đăng ký tàu biển quốc gia, tính đến ngày 30/11/2016, Việt Nam có tổng số 1.666 tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam đang hoạt động, trong đó tàu vận tải biển là 1.267 với tổng trọng tải khoảng 7,5 triệu DWT.

- Thiên tai có tính thảm hoạ liên tục diễn ra những năm qua gây nhiều thiệt hại cho ngư dân, tổn thất đó đã tác động sâu sắc đến người dân về vai trò của bảo hiểm.

3.1.1.2 Khó khăn

- Tình trạng nợ phí bảo hiểm của các doanh nghiệp tàu biển luôn giữ ở mức cao

Đây cũng là tình trạng chung của các cơng ty bảo hiểm tại Việt Nam hiện nay chứ không chỉ riêng Bảo Việt. Các công ty bảo hiểm thường đưa ra nhiều ưu đãi về mặt chi phí để thu hút các chủ tàu mua bảo hiểm của mình và một trong số các ưu đãi đó là cho nợ phí bảo hiểm. Tuy nhiên đối với một số chủ tàu do trong quá trình vận hành tàu gặp tổn thất, kinh doanh thua lỗ, … dẫn đến khơng có khả năng trả nợ phí bảo hiểm hoặc thậm chí phá sản. Khi đó những món nợ phí này trở thành nợ xấu khó địi.

Bảo Việt là doanh nghiệp nhà nước, có cơ chế quản lý chặt chẽ nên tình trạng nợ phí bảo hiểm diễn ra ít phức tạp hơn so với các doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân. Tuy vậy vẫn cần những chính sách thắt chặt để ngăn khơng cho doanh nghiệp nợ thêm phí và thu hồi các khoản nợ còn tồn đọng.

- Các sự cố tàu biển xảy ra nhiều khiến số tiền bồi thường vượt quá số phí bảo hiểm

Những năm qua, một số vụ bồi thường tổn thất điển hình khiến doanh nghiệp bảo hiểm lao đao như: vụ bồi thường tàu Vihan 05 tại Nhật Bản vào năm 2004, số tiền bồi thường là 2,6 triệu USD; tàu Floating Dock bị chìm do bão năm 2006, mức bồi thường là gần 17 triệu USD; tàu Vinaline Queen chìm tại Philippin năm 2011, mức bồi thường lên đến 27 triệu USD…

Báo cáo giám định cho thấy, nguyên nhân chủ yếu của các vụ chìm tàu, mắc cạn, đâm va ngoài vấn đề thời tiết xấu, phần lớn nguyên nhân là do chủ tàu xếp hàng không đúng quy cách, không sử dụng hết các trang thiết bị được trang bị trên tàu, đi sai luồng lạch nhằm rút ngắn thời gian quãng đường... Qua tổng kết, nhiều chuyên gia cho rằng doanh nghiệp đã bán bảo hiểm khơng đúng quy trình, mở rộng phạm vị bảo hiểm, khâu đánh giá và quản trị rủi ro trong tồn bộ chu trình bảo hiểm kém, khơng đưa ra u cầu tuân thủ nghiêm các quy chuẩn vận hành tàu,… khiến nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thua lỗ nặng.

Thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay ngày càng sôi động với sự xuất hiện của các hãng bảo hiểm tư nhân và đặc biệt là sự xâm nhập của các hãng bảo hiểm nước ngoài với hàng trăm năm kinh nghiệm hoạt động như: Manulife của Canada; AIG của Mỹ và Prudential của Anh, Alliam của Đức và một loạt các hãng khác. Thế mạnh của các công ty này không chỉ ở kinh nghiệm hoạt động, đội ngũ cán bộ được đào tạo chính quy và bài bản mà cịn ở sự hậu thuẫn bằng nguồn lực tài chính và tài sản khổng lồ của các công ty mẹ, do đó họ có khả năng hạ phí lớn hơn nhiều so với Bảo Việt vì vậy họ sẽ có thể nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Trong q trình cạnh tranh, nhiều cơng ty bảo hiểm đã sử dụng những phương pháp cạnh tranh thiếu lành mạnh để chiếm lĩnh thị trường ví dụ như: nâng phí hoa hồng, giảm phí bảo hiểm thấp một cách vơ lý, … Bảo Việt là doanh nghiệp nhà nước, có cơ chế quản lý hoạt động chặt chẽ, không thể tùy ý áp dụng những phương thức trên nên đã bị mất một lượng khách hàng đáng kể.

- Công tác giám định tổn thất và nghiệp vụ sửa chữa tàu yếu kém

Về công tác giám định tổn thất: Đội ngũ giám định viên tổn thất thân tàu còn nhiều yếu kém và thiếu kinh nghiệm. Cơng tác giám định cịn gặp nhiều khó khăn do thiếu phương tiện, trang thiết bị cần thiết.

Về sửa chữa tàu: Mặc dù ở Việt Nam đã có một số nhà máy đóng tàu như nhà máy đóng tàu Phà Rừng, nhà máy đóng tàu Hịn Gai, Ba Son (Sài Gịn) nhưng so với thế giới còn rất nhiều hạn chế. Cơng nghệ đóng, sửa tàu cịn kém hiện đại, đội ngũ thợ thuyền lành nghề chưa nhiều. Do đó đội tàu Việt Nam khi gặp rủi ro gây tổn thất thường muốn ra nước ngồi sửa chữa. Mà như đã biết chi phí sửa chữa đã lớn nhưng những chi phí vận chuyển tàu đến nơi sửa chữa cũng khơng phải là nhỏ. Chính vì vậy, chi phí bảo hiểm cho đối tượng này tăng lên- đó là một khó khăn cho Bảo Việt.

3.1.2 Phương hướng của Bảo Việt trong thời gian tới

Trong sự phát triển của nghiệp vụ ngoại thương, tầm quan trọng của lĩnh vực bảo hiểm thân tàu ngày càng trở nên quan trọng trong nền kinh tế. Bảo Việt đã có phương hướng phát triển nghiệp vụ này trong thời gian tới, cụ thể là:

Thứ nhất, bên cạnh việc tập trung khai thác và duy trì những khách hàng là chủ tàu cũ, Bảo Việt sẽ quan tâm khai thác những khách hàng mới. Tuy nhiên điều này là rất khó khăn bởi một đội tàu ra đời sẽ là đối tượng của rất nhiêù cơng ty bảo hiểm nhưng với uy tín và thế mạnh của mình Bảo Việt sẽ đạt được những kết quả khả quan.

Thứ hai, mở rộng mối quan hệ với các tổ chức hàng hải và bảo hiểm quốc tế. Việc này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Bảo Việt về cả vấn đề cọ sát để có thêm kinh nghiệm lẫn đem lại nguồn thu tài chính lớn.

Thứ ba, chuyển đổi mơ hình kinh doanh từng bước sang cơ chế thị trường. Trong bối cảnh thị trường bảo hiểm đang phát triển mạnh mẽ và ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh, việc từng bước chuyển sang cơ chế thị trường là vô cùng cần thiết.

Thứ tư, để đảm bảo việc phân tán rủi ro và đảm bảo khả năng bồi thường, Bảo Việt cần nghiên cứu để đẩy mạnh hơn các hình thức tái bảo hiểm hợp lý ở những thị trường có tiềm lực tài chính lớn và giàu kinh nghiệm trong hoạt động tái bảo hiểm. Công tác nhận tái và nhượng tái bảo hiểm cũng cần phối hợp một cách linh hoạt, có hiệu quả nhất.

Tầm nhìn đến 2025 của Bảo Việt là “Giữ vững vị thế Tập đồn Tài chính - Bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, tiềm lực tài chính mạnh, tăng trưởng hiệu quả và bền vững”.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) hoạt động kinh doanh bảo hiểm thân tàu tại tổng công ty bảo hiểm việt nam (Trang 28 - 32)