Một khuôn khổ pháp lý hiện đại và vững chắc sẽ là nền tảng quản lý hoạt động hải quan hiệu quả, tạo điều kiện cho quá trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử mang lại kết quả cao. Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thủ tục hải quan điện tử đó cần bao gồm các văn bản pháp luật liên quan đến hải quan thỏa mãn các yêu cầu như:
- Xác định cụ thể thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan hải quan trong việc quản lý và thực thi pháp luật hải quan cũng như thẩm quyền của hải quan trong việc ban hành các vản bản dưới luật có liên quan.
- Nâng cao tính minh bạch và có thể dự đốn, như cơng bố thơng tin kịp thời, áp dụng chế độ hỏi đáp/ tư vấn, kiểm toán độc lập, cơ chế giải quyết khiếu nại.
- Quy định về các chế độ và thủ tục hải quan hiện đại như quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan và tự động hóa ở mức độ thích hợp.
- Làm rõ những quy định có tính tương thích và những quy định chưa tương thích với các cam kết quốc tế, như các cam kết trong WTO, WCO, ASEAN.
- Đơn giản hóa thủ tục hải quan như áp dụng tờ khai đơn giản hóa và cho phép nộp tờ khai trước.
- Quy định cho phép giải phóng hàng trước khi hồn thiện mọi thủ tục thông quan.
- Hỗ trợ áp dụng công nghệ thông tin như khai báo hải quan điện tử, áp dụng chữ ký số, có những quy định cụ thể về việc kết nối giữa hệ thống CNTT của hải quan vs hệ thống CNTT của các cơ sở hạ tầng thuộc kho bạc nhà nước, các ngân hàng, các cơ quan khai thuê hải quan, các hãng vận tải, các doanh nghiệp liên quan.
Chính vì vậy, giải pháp hồn thiện khn khổ pháp lý cho hoạt động HQ bao gồm các nội dung sau:
- Rà sốt, hệ thống hóa phần lớn các cam kết quốc tế có liên quan đến pháp luật hải quan.
- Rà sốt, hệ thống hóa tồn bộ danh mục các điều ước quốc tế trong lĩnh vực hải quan, liên quan đến lĩnh vực hải quan điện tử.
- Tổ chức đào tạo bồi dưỡng kiến thức về các cam kết có liên quan đến hải quan điện tử trong điều ước quốc tế cho cán bộ, công chức hải quan.
- Đánh giá, giám sát chặt chẽ việc nội luật hóa những điều ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực thủ tục hải quan điện tử.
- Xây dựng, sửa đổi bổ sung hệ thống pháp luật hải quan.
- Trên cơ sở rà soát các cam kết quốc tế, tiến hành sửa đổi bổ sung văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về nghiệp vụ hải quan, quy trình thủ tục hải quan điện tử cho phù hợp với thực tiễn và những cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
- Xây dựng và trình các cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thủ tục hải quan điện tử. Trong các văn bản quy phạm pháp luật đó, cần có các nội dung như đưa ra cơ chế bắt buộc doanh nghiệp phải tham gia thủ tục hải quan điện tử, khuyến khích doanh nghiệp tham gia bằng cách giảm phí cho doanh nghiệp khai hải quan điện tử nhằm đẩy mạnh triển khai thủ tục hải quan điện tử một cách đồng bộ, hiệu quả nhất.
Minh bạch hóa các quy định pháp luật hải quan.
- Rà sốt hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về minh bạch hóa chính sách thương mại, rà sốt các nội dung có tính quy phạm trong các quy trình nghiệp vụ thử tục hải quan điện tử và đưa các nội dung này vào văn bản quy phạm pháp luật.
- Tổng kết quá trình thực hiện minh bạch hóa của tổng cục hải quan, chỉ rõ thành công, hạn chế, nguyên nhân, giải pháp.
- Xây dựng quy chế, quy trình trong việc lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp về các dự thảo văn bản pháp luật cũng như quy trình cung cấp thơng tin.
- Phối hợp vs phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam, các hiệp hội ngành nghề và các cộng đồng doanh nghiệp để trao đổi giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh có liên quan đến cơ chế, chính sách, quy trình thủ tục hải quan điện tử.
- Cơng khai trên trang web hải quan Việt Nam các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan, bao gồm cả bản dịch tiếng nước ngồi của các văn bản này. Đăng tải các thơng tin khác mà doanh nghiệp cần biết trên website hải quan.