CHƯƠNG 1 .CHUYỂN GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
3.2 Tăng cường hiệu quả trong bộ phận quản lý và chính sách
3.2.1 Xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh
Ngày 22/4/2010 Bộ Tài Chính ban hành thơng tư hướng dẫn thực hiện xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết (bãi bỏ thơng tư 117/2005), trong đó nêu rõ các phương pháp và những ví dụ cụ thể, đây là một dấu mốc cho sự hoàn thiện dần về khung pháp lý hạn chế chuyển giá của các công ty con FDI tại Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay vẫn còn tồn tại những bất cập về hệ thống văn bản pháp luật và thi hành các văn bản pháp luật mà Chính phủ cần có biện pháp giải quyết nhằm nâng cao tính hiệu quả của các văn bản luật:
Khi ban hành một văn bản luật phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của nền kinh tế, phải phù hợp với điều kiện thực tế trong từng thời kỳ và phù hợp với mục tiêu quản lý kinh tế của chính phủ.
Các văn bản luật phải được ban hành kịp thời, đáp ứng nhu cầu thực tiễn và độ trễ không quá lớn so với thực tiễn.
Các văn bản luật khi ban hành phải thống nhất, không chồng chéo lên nhau, văn bản luật này quy định trái ngược với văn bản luật kia làm cho các doanh nghiệp và người thực thi luật lúng túng trong việc áp dụng.
Các văn bản hướng dẫn dưới luật phải được phổ biến nhanh chóng, tránh các trường hợp nghị định đã có những thơng tư hướng dẫn của bộ ngành chưa được ban hành triển khai. Vì như vậy làm cho việc hành xử của các doanh nghiệp lúng túng khi các vấn đề phát sinh. Ngơn ngữ trình bày trong văn bản luật phải rõ ràng, không dùng những từ ngữ mập mờ gây dễ hiểu nhầm và các đối tượng xấu dựa vào đó để lách luật. Đồng thời ngôn ngữ rõ ràng sẽ giúp cho các cơ quan thi hành luật thực hiện nhất quán trong việc hành xử với doanh nghiệp. Tránh trường hợp mỗi cơ quan hiểu mỗi cách khác nhau, gây nhũng nhiễu cho các doanh nghiệp.
Riêng đối với hoạt động định giá chuyển giao và chuyển giá đã được xây dựng thơng tư nhưng cần phải có các văn bản luật khác hỗ trợ như Luật chống phá giá, Luật cạnh tranh, Luật chống độc quyền. Vì vậy các văn bản luật này cần được hoàn thiện và hướng dẫn rõ ràng để việc áp dụng hiệu quả.
Từ khi mở của kinh tế kêu gọi đầu tư nước ngồi đến nay thì kinh tế Việt Nam đã trải qua những giai đoạn thăng trầm khác nhau, có những thời điểm chúng ta thành công trong việc kêu gọi vốn đầu tư và cũng có những lúc lượng vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam rất ít. Sau khi Quốc hội khóa III thơng qua Luật Đầu tư đã tạo điều kiện cho việc thu hút vốn đầu tư rất lớn, sau đó do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế Châu Á thì lượng vốn đầu tư vào nước ta đã suy giảm một cách đáng
kể. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thì Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng một cách nhanh chóng của dịng vốn FDI đổ vào với những con số là 5,8 tỷ năm 2010, và tiếp tục tăng trở lại ở các năm tiếp theo tương ứng là 11,7 tỷ năm 2012 và 17,1 tỷ năm 2013. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 20/8/2017 cả nước có 1.624 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 13,45 tỷ USD, tăng 37,4% so với cùng kỳ năm 2016. Bên cạnh đó, có 773 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 6,4 tỷ USD, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm 2016 và 3.374 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 3,5 tỷ USD, tăng 101,3% so với cùng kỳ 2016. Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2017, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là 23,36 tỷ USD, tăng 45,1% so với cùng kỳ năm 2016. Ước tính đến ngày 20/8/2017, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 10,3 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2016. Như vậy, năm 2017 đã đi qua được 2/3 chặng đường và nguồn vốn FDI vào Việt Nam cũng đã thiết lập những đỉnh cao và kỷ lục mới, đạt gần bằng cả năm 2016 (24,3 tỷ USD). Đây là những tín hiệu tích cực, hứa hẹn nhiều đột phá mới trong thu hút FDI năm 2017 tại Việt Nam.
Từ 2017 tới 2019 là những năm mà Việt Nam thu hút mạnh mẽ nhất luồng vốn FDI từ trước đến nay. Các nguồn vốn nước ngồi, trong đó có FDI, đã và đang đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế khá cao và liên tục thông qua mở rộng quy mô đầu tư và chất lượng đầu tư. Luồng vốn này tạo điều kiện cho nền kinh tế tiếp xúc và sử dụng được các dòng vốn lớn và chất lượng. Đi đôi với việc thu hút các nguồn vốn nước ngồi thì việc quản lý và tạo ra một môi trường kinh tế công bằng và phát triển ổn định là điều kiện tiên quyết và sống cịn.
3.2.2 Gói giải pháp từ chính sách kinh tế và mơi trường vĩ mơ
Việc ổn định nền kinh tế vĩ mô và đảm bảo giữ vững tốc độ phát triển kinh tế là điều hết sức quan trọng. Thông thường các nhà đầu tư chỉ muốn đầu tư vào một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định, vì ở đó sẽ có nhiều cơ hội làm ăn và khả năng sinh lợi cao. Muốn làm được điều này thì Chính phủ cần xây dựng kế
hoạch phát triển kinh tế cụ thể dựa trên thực trạng của nền kinh tế, đưa ra những chiến lược phát triển kinh tế phù hợp dựa trên lợi thế so sánh của mình. Việt Nam có một lợi thế hơn so với các quốc gia khác là tình hình chính trị ổn định và đây có thể được xem là một lợi thế trong việc cạnh tranh thu hút đầu từ nước ngoài.
Vấn đề về việc mất giá của đồng tiền Việt Nam so với các loại ngoại tệ khác là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam. Do việc mất giá của đồng tiền Việt Nam so với các loại ngoại tệ mạnh khác sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận cũng như việc bảo toàn vốn đầu tư của các nhà đầu tư, vì vậy sự mất giá của đồng tiền sẽ là động cơ thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hành vi chuyển giá nhằm bảo tồn vốn đầu tư của họ.
Về vấn đề ổn định đồng tiền thì thiết nghĩ Chính phủ cần phải phối hợp chặt chẽ với các Ngân Hàng Nhà Nước và Bộ Tài chính để đưa ra các biện pháp nhằm kiểm soát và ổn định đồng tiền. Chính phủ cần phải đảm bảo một lượng dự trữ ngoại hối để khi cần thiết có thể tham gia vào điều tiết thị trường nhằm tránh trường hợp tỷ giá biến động bất thường, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa.
3.2.3 Áp dụng các biện pháp hành chính và chế tài
Thực hiện cải cách hành chính trong khâu nhận thủ tục và cấp giấy phép đầu tư. Khi nhận các dự án đầu từ và cấp phép phải xem xét thật kỹ hiệu quả kinh tế mà dự án đó mang lại trong ngắn hạn và dài hạn. Chúng ta đang rất cần vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế nhưng cũng phải lựa chọn cơng nghệ và dự án kèm theo tiêu chí mơi trường và phát triển bền vững. Khơng nên lựa chọn các dự án tuy có mức đầu tư lớn nhưng lại là công nghệ cũ và tác hại đến môi trường, dự án phải hài hòa với mục tiêu quy hoạch phát triển của từng vùng và của cả nước. Thủ tục đăng ký kinh doanh và cấp phép sau khi đã được chấp thuận thì cần phải rút ngắn thời gian thực hiện để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, tránh trường hợp chồng chéo thủ tục giữa các bên làm kéo dài thời gian đang ký và gây phiền hà tốn kém cho các nhà đầu tư. Hiện nay, Thông tư 66/2010 hướng dẫn việc xác định giá cho các giao dịch đã ra đời nhưng văn bản hướng dẫn cụ thể các mức phạt hay các hình thức xử
phạt cụ thể vẫn chưa cụ thể rõ ràng. Thiết nghĩ, Chính phủ cần ban hành qui chế xử phạt cụ thể cho các trường hợp phát hiện hành vi chuyển giá, phổ biến rộng rãi cho mọi thành phần kinh tế và nhà đầu tư đều biết và chấp hành. Việc cụ thể hóa hình thức phạt và mức phạt sẽ tạo nên sư công bằng và hiệu quả trong công tác kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm đồng thời giảm các tiêu cực có thể xảy ra trong cơng tác kiểm tra.
Dựa vào kinh nghiệm của các quốc gia khác thì Việt Nam có thể xây dựng cho mình một tỷ lệ phạt cho các trường hợp thực hiện hành vi chuyển giá sao cho phù hợp, nhưng phải đảm bảo tính răn đe. Tương tự như mức phạt tại Mỹ thì Việt Nam có thể áp dụng như sau: Khi cơ quan thuế xem xét các nghiệp vụ chuyển giao tại MNC trên cơ sở áp dụng các phương pháp xác định giá thị trường theo hướng dẫn tại Thông tư 66/2010, nếu phát hiện có sai biệt giữa giá doanh nghiệp kê khai với giá thị trường, đồng thời doanh nghiệp không chứng minh được lý do hợp lý của sự sai biệt này thì cơ quan thuế có thể áp dụng mức phạt từ 25% đến 45% tùy theo mức độ sai lệch lớn hay nhỏ. Trường hợp cơ quan thuế xem xét sự khác biệt này dựa vào lợi nhuận sau khi áp dụng các phương pháp căn bản so sánh lợi nhuận của doanh nghiệp với lợi nhuận bình qn ngành thì có thể đưa ra một tỷ lệ phạt sao cho phù hợp, đồng thời phải đảm bảo tính răn đe cho các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp có đầy đủ chứng từ hợp pháp để chứng minh sự khác biệt về giá cả là hợp lý thì doanh nghiệp sẽ không bị xử lý phạt.