Giải pháp từ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ics vận tải hàng hóa hàng không dưới bầu trời mở ASEAN (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG III ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

2. Giải pháp từ doanh nghiệp

2.1. Thực hiện cổ phần hóa phát triển nguồn lực tài chính

Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và khả năng cạnh tranh trong bối cảnh còn hạn chế liên tục diễn ra tình trạng tắc nghẽn như phân tích trên, các hãng hàng khơng cần có nguồn lực tài chính đủ mạnh để có thể phát triển đội bay chở hàng, kho bãi chứa hàng và trang thiết bị xếp dỡ hàng.

Biện pháp mà các hãng hàng khơng có thể áp dụng là thực hiện cổ phần hóa, sau đó có thể tiếp tục nỗ lực tăng nguồn vốn điều lệ bàng việc phát hành cổ phiếu, kêu gọi sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước đồng thời kêu gọi sự góp vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế.

2.2. Đa dạng hóa mặt hàng và dịch vụ vận chuyển

Khi thị trường mở rộng toàn khu vực, nhu cầu vận tải khơng chỉ nhiều hơn mà cịn đa dạng hơn ở các loại mặt hàng. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các hãng cần tập trung phát triển, đầu tư vào đội máy bay mới và hiện đại, nghiên cứu đầu tư máy bay chở hàng chuyên dụng các mặt hàng vận tải mang lại doanh thu cao và có nhu cầu lớn.

Ngồi ra, các hãng cũng cần đẩy mạnh đầu tư vào mảng dịch vụ vận chuyển phát nhanh và vận tải hàng có giá trị cao. Đây là thị trường chưa phổ biến của hãng hàng không nào tại Việt Nam mà thuộc về các hãng hàng khơng nước ngồi. Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng máy bay chở hàng chuyên dụng sẽ giúp tăng tải cung ứng và uy tín của HHK đối với khách hàng.

2.3. Đào tạo đội ngũ nhân lực trình độ cao

Để đáp ứng được yêu cầu thị trường dưới tác động của “Bầu trời mở ASEAN”, các hãng cần tập trung vào huấn luyện nghiệp vụ theo đặc thù cơng nghệ tại hãng của mình.

Nhà nước cũng cần đẩy mạnh việc đào tạo chất lượng cho học viên, nhằm hoàn thiện từ khâu lý thuyết cho tới huấn luyện thực hành, tăng cường liên kết giữa nhà trường và hãng nhằm đưa ra ra chế độ đào tạo sát với nhu cầu xã hội. Ngoài ra, các hàng hàng không cần tăng cường hợp tác với nước ngồi nhằm đưa chuẩn nhân lực theo chương trình chất lượng cao, tiếp thu những chương trình tiên tiến, chuyển giao cơng nghệ và cơ sở thực hành, phát triển đội ngũ nhân viên của hãng.

Lời Kết

Với chính sách mở cửa bầu trời khu vực ASEAN đã và đang mang lại rất nhiều những lợi ích quan trọng cho ngành hàng khơng trong khu vực nói chung, Việt Nam nói riêng. Các doanh nghiệp vận tải hàng hóa hàng khơng Việt Nam bên cạnh những cơ hội phát triển mạng đường bay đến các nước trong khu vực, mở rộng thị trường hàng hóa, tăng doanh thu vận chuyển, cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ khi năng lực phục vụ chưa được chun mơn hóa cao. Ngồi ra cơ sở hạ tầng và trình độ nhân sự của lĩnh vực hàng khơng cịn yếu kém cùng tình trạng q tải vượt tầm kiểm sốt cũng đặt ra dấu hỏi lớn khi các doanh nghiệp muốn cạnh tranh với các nước phát triển trong khối như Singapore, Thái Lan. Bài tiểu luận đã phân tích những yếu tố cản trở trong bối cảnh thực thi “Bầu trời mở Asean” đồng thời đề xuất phương án phát triển cho vận tải hàng hóa Việt Nam với các giải pháp song phương từ Nhà nước và từ các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực tiềm năng này.

Tài Liệu Tham Khảo

1. GS,TS Hồng Văn Châu, 2009, Giáo trình “Logistics và Vận tải Quốc tế” , Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông Hà Nội

2. Đặng Hoa, 12/2017, “Vận tải hàng hóa hàng khơng : Làm gì để hiện thực hóa

‘giấc mơ bay’”, Diễn đàn của các nhà quản trị The Leader

3. Xuân Thái, 2015, “Toàn cảnh “Bầu trời mở ASEAN””, Cổng thông tin Logistics Việt Nam Vietnam Logistics, ISSN 2354 – 0796

4. Mai Anh, 2016, “Vietjet Air Cargo – mơ hình kinh doanh mới” , Báo điện tử Người Lao Động

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ics vận tải hàng hóa hàng không dưới bầu trời mở ASEAN (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)