CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DU LỊCH TẠI ĐÀ NẴNG
2.2 Phân tích chi phí
2.2.5 Chi phí mơi trường
a) Tốn kém tài nguyên từ du lịch
Du lịch là một trong những ngành khá tốn kém về tài nguyên. Ở Đà Nẵng, người Trung Quốc vẫn chiếm một lượng lớn trong tỉ lệ khách nước ngoài đến đây. Trong khi đó, một nét tính cách khá đặc trưng trong văn hóa của họ là lấy bằng hết tất cả những gì có thể khi đã trả tiền cho dịch vụ. Điều đó khơng chỉ xảy ra đối với chỉ người Trung Quốc mà còn nhiều du khách châu Á khác để cả người Việt Nam. Kể cả khi họ khơng thực sự có nhu cầu, như đồ ăn, đồ dùng một lần trong khách sạn, nhưng do họ đã trả tiền nên họ sẽ tận dụng cho bằng hết. Một quy tắc thơng dụng trong các khách sạn đó là khăn tắm, ga trải giường phải được thay hàng ngày cho dù nó sạch hay bẩn, chỉ cần là có khách trong phịng, ngun tắc này lại cực kì tốn nước. Cho dù du khách đã trả cho dịch vụ họ sử dụng, hay dù nhà hàng, khách sạn đã có nhận tiền nhưng tài nguyên thiên nhiên sẽ khơng thể hồi lại nhờ những chi phí mà khách bỏ ra.
Như vậy đối với ngành du lịch, đề nó đảm bảo sự bền vững trong sử dụng tài nguyên, thì việc trả tiền của du khách là chưa đủ. Tiết kiệm tài nguyên và sử dụng vừa đủ nhu cầu là điều cần thiết để cho hoạt động du lịch giảm tác hại tới môi trường, chứ không chỉ trong cuộc sống của người dân.
b) Vấn đề từ rác thải
Đà Nẵng, cũng như các tỉnh thành khác, vẫn coi rác thải là một vấn đề chưa có một cách giải quyết dài hạn bền vững. Khi du lịch phát triển, tài nguyên bị sử dụng nhiều, đồng nghĩa với chuyện rác thải bị tạo ra nhiều hơn nữa. Thói quen sử dụng đồ một lần sẽ càng trở nên rộng rãi hơn nữa trong ngành du lịch. Phần lớn khách du lịch không thực sự quan tâm đến điều này, vì họ có đầy đủ các dịch vụ có thể hỗ trợ họ trong suốt quá trình du lịch. Ở khách sạn sẽ có bàn chải dùng một lần, mỹ phẩm tuýp nhỏ, ở chợ họ có thể dễ dàng mua đồ ăn take away, các cuộc picnic, dã ngoại hoàn tồn có thể sử dụng bát, đĩa dùng một lần. Rất nhiều rác thải nhựa cũng không được người dùng để ý để vứt đúng chỗ, người sử dụng, có thể người dân địa phương hay khách du lịch, vẫn cứ tiện tay vứt ở bất kì đâu họ thấy tiện, tạo một cảnh quan không đẹp cho thành phố. Những rác thải vơ cơ đang bị lạm dụng đó, cùng với các loại rác thải khác, như đồ ăn thừa trở thành rác thải hữu cơ, sẽ trở thành một hỗn hợp các loại rác thải vừa gây mùi vừa khó phân hủy. Ở Hà Nội người ta có khu Nam Sơn, Xuân Sơn, thì Đà Nẵng có Khánh Sơn, cũng là nơi tập kết rác của cả thành phố. Ở đây họ cũng khơng có một cơng nghệ, quy trình tiên tiến nào để xử lí rác hết, chỉ có chơn và đốt là những biện pháp đang được sử dụng ở thời điểm hiện tại.
Cũng giống như câu chuyện bãi rác Nam Sơn ở Hà Nội, bãi rác Khánh Sơn cũng gây ra rất nhiều vấn đề cho đời sống cư dân xung quanh. Việc đốt rác tại nhà máy tại đây khiến bầu khơng khí của khu vực xung quanh ơ nhiễm nghiêm trọng, nước thải của nhà máy, mùi hôi thối của rác chất đống gây ảnh hưởng xấu tới cuộc sống của những người dân sống trên địa bàn. Môi trường ơ nhiễm khơng chỉ gây khó chịu mà cịn khiến những đối tượng nhạy cảm như người già, trẻ nhỏ mắc bệnh. Trong nhiều năm qua, người dân khu vực nhiều lần kiến nghị, nói lên những bức xúc của mình về vấn đề này với những bên có trách nhiệm, cũng đã có những cuộc đối thoại trực tiếp giữa người dân và chính quyền. Năm 2009, người đứng đầu thành phố cũng đưa ra tuyên bố về việc di dời nhà máy xử lý rác. Tuy nhiên, cho đến nay cũng đã 10 năm trôi qua, trải qua nhiều lần yêu cầu từ phía người dân, thành phố vẫn chưa đưa ra được một kế hoạch cụ thể nào. Trong thời gian ấy, bãi rác lại đang ngày càng phình to ra do tốc độ xả rác
của người dân cũng như du khách. Đây có lẽ vẫn là một bài toán đau đầu của chính quyền thành phố, khi bao nhiêu tiền từ du lịch đổ vào cũng khó mà giải quyết được câu chuyện về rác thải. Trong khi đó thì người dân khu vực xung quanh vẫn đang chịu những tác động nghiêm trọng khi là bãi rác của cả thành phố.