CHƯƠNG 3 : ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP
3.1 Đánh giá chung về lợi ích chi phí của phát triển du lịch Đà Nẵng
3.1.1 Đánh giá về mặt lợi ích:
a) Lợi ích tài chính
Những lợi ích về mặt kinh tế mà ngành du lịch đem lại cho người dân và chính quyền Đà Nẵng là vô cùng lớn, du lịch luôn chiếm tỷ trọng hơn một nửa trong đóng góp GDP cho toàn thành phố, tốc độ tăng trưởng GDP từ những năm 2000 đến nay luôn đạt ở mức ổn định, chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh của Đà Nẵng luôn nằm trong top đầu cả nước chính là nhờ nguồn thu khổng lồ từ khách du lịch đến thành phố này. Ngoài ra, việc phát triển ngành du lịch cũng đã thúc đẩy việc phát triển các vùng kinh tế khác của Đà Nẵng, kích thích sản xuất, nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng đánh bắt phát triển và mở rộng hơn.
b) Lợi ích phi tài chính
Đối với người dân địa phương, du lịch đã mở ra những hướng kinh doanh, phát triển mới cho họ, đem lại cơ hội với những nguồn thu nhập ổn định từ chính các sản phẩm đánh bắt, thủ công của thành phố. Tạo ra hàng ngàn cơ hội việc làm mới hàng năm nhờ sự phát triển của dịch vụ lữ hành, khách sạn, nhà nghỉ, giúp họ nâng cao chất lượng, trình độ tay nghề cơng nhân và nhân viên, mở rộng nhiều kĩ năng như ngôn ngữ và quảng cáo. Từ đó xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống và trình độ văn hóa của người dân. Khi người dân đã hiểu biết nhiều, thì chất lượng mơi trường, giáo dục theo đó cũng sẽ được cải thiện đáng kể.
3.1.2 Đánh giá về mặt chi phí
Lợi ích thì ln ln đi kèm với chi phí, giai đoạn 2017 – 2020 hiện nay chính là giai đoạn mà theo các chuyên gia đánh giá là du lịch Đà Nẵng đang phát triển nóng và đã đạt đến ngưỡng nếu không giải quyết các vấn đề đặt ra thì sẽ vấp phải những xung
đột cũng như thách thức mới, gây ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt kinh tế, văn hóa của thành phố.
a) Chi phí tài chính
Trước tiên là vấn đề đầu tư và xây dựng phát triển, việc có rất nhiều nhà đầu tư tư nhân trong nước và ngoài nước cùng ồ ạt muốn đầu tư vào thành phố đã tạo nên những hiệu ứng như ngược lại, hàng trăm nhà nghỉ khách sạn mọc lên, các khu nghỉ dưỡng xa hoa cũng được nhanh chóng xây dựng để đưa vào hoạt động nhằm thu lợi nhuận, dẫn đến hiện tượng khó khăn trong việc kiểm sốt cả trong khâu xây dựng thi công và quản lý, nhiều khu đất bị bỏ hoang sau khi được các nhà đầu tư bỏ tiền đầu tư xây dựng, các cơ sở mua sắm, nghỉ dưỡng khơng có uy tín, trá hình, chui lủi làm mất niềm tin khách du lịch.
b) Chi phí phi tài chính
Các vấn đề liên quan đến xã hội:
• Giao thơng của thành phố ngày càng trở nên đông đúc trong các mùa cao điểm du lịch, từ đó dẫn đến hiện tượng ùn tắc, ý thức chấp hành giao thông của người dân ngày một giảm xuống.
• Văn hóa truyền thống của người dân ngày càng trở nên hòa tan do người dân nhập cư đổ về nhiều, tiếp xúc và thay đổi khách cư xử cho phù hợp với khách du lịch đến từ các Trung Quốc, Hàn Quốc.
• Mơi trường của thành phố bị ô nhiễm do rác thải sinh hoạt và rác thải từ dịch vụ tăng, tài nguyên bị lãng phí và tiêu tốn nhiều hơn.
3.1.3 Đánh giá chung
Đà Nẵng dù là trong thời kì phát triển về du lịch hay khơng vẫn có những lợi thế nhất định về danh lam thắng cảnh, biển, núi, đặc điểm văn hóa và truyền thống lâu đời của miền Trung và bản chất người dân hồn hậu chất phác. Trong những năm gần đây, chính quyền địa phương đã rất hiểu và tận dụng được những đặc điểm quý giá này để
phát triển và xây dựng thành phố theo hướng du lịch làm mũi nhọn, vươn lên trở thành điểm đến sánh ngang với nhiều quốc gia trên thế giới, nằm trong nhiều danh sách du lịch lý tưởng do các tạp chí uy tín bình chọn. Được dự báo trong nhiều năm tới, Đà Nẵng hứa hẹn sẽ còn tiếp tục phát triển hơn nữa trong ngành du lịch với lượng khách đổ về ngày một tăng và các dịch vụ nghỉ dưỡng phát triển. Tuy nhiên, để có thể đảm bảo được lợi ích thu được luôn luôn lớn hơn chi phí, ban lãnh đạo thành phố nên có những biện pháp cấp thiết và lâu dài nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ, quản lý chặt chẽ và nghiêm ngặt các hoạt động trong ngành công nghiệp này.