Giai đoạn 2017 2019

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) diễn biến giá cao su thế giới và các khu vực từ 2010 đến nay (Trang 34 - 48)

II. Diễn biến giá caosu của các khu vực trên thế giới từ năm 2010 đến nay

3) Giai đoạn 2017 2019

a) Tình hình kinh tế chung

Về nhóm các nước phát triển, năm 2017, kinh tế Mỹ phục hồi mạnh mẽ

ở mức 2,22%, lạm phát thấp 0.2% và thất nghiệp cao 4.6%; thâm hụt thương mại Mỹ giảm, năng suất lao động tăng. Kinh tế châu Âu sau một giai đoạn trì trệ đã đạt mức 1,78%; hoạt động kinh doanh khu vực Eurozone tiếp tục tăng với tốc độ nhanh song áp lực về giá và tăng trưởng việc làm vẫn ở mức cao. Dù thực hiện gói kích thích kinh tế theo chính sách Abenomics song kinh tế Nhật Bản vẫn tăng trưởng tương đối yếu, GDP tăng trưởng chỉ đạt mức 0.97%.

Năm 2018, kinh tế Mỹ, nền kinh tế đầu tàu thế giới, đã có dấu hiệu giảm tốc trong những tháng cuối năm, dù vẫn duy trì được tăng trưởng. Tại châu Âu, tác động của căng thẳng thương mại với Mỹ và tiến trình Brexit cũng làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước EU. Trong đó, Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, trong quý 3 năm 2018 qua đã chứng kiến lần đầu tiên kinh tế suy giảm kể từ năm 2015.

Năm 2019, Kinh tế Mỹ tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý I/2019, đạt 3,2% và là mức tăng trưởng quý I cao nhất trong vòng 4 năm qua. Căng thẳng thương mại với Trung Quốc leo thang và triển vọng kinh tế thế giới yếu đi có thể khiến kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại trong những tháng tới. Khu vực châu Âu tăng trưởng khả quan. Tốc độ tăng trưởng kinh tế quý I/2019 đạt 0,4% (gấp 2 lần so với mức 0,2% đạt được trong quý IV/2018) và 0,5% tại khu vực EU28. Kinh tế Nhật Bản có dấu hiệu tích cực, chỉ số PMI tăng đáng kể do tăng trưởng việc làm và niềm tin kinh doanh được cải thiện.

Về nhóm các nước đang phát triển, năm 2018, với Trung Quốc, nền

kinh tế lớn thứ hai thế giới, dù đạt được mức tăng trưởng trong ba quý đầu năm 2018, nhưng với con số tăng trưởng 6,5% trong quý III, nước này cũng đã trải qua một quý tăng trưởng thấp nhất trong 9 năm qua. Trong báo cáo cập nhật Triển vọng phát triển châu Á 2018, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vẫn duy trì dự báo mức tăng trưởng của khu vực châu Á 6% cho năm nay.

Năm 2019, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng yếu trong tháng 5/2019. Doanh số bán lẻ tăng trưởng ở mức thấp nhất trong 16 năm. Tăng trưởng sản lượng công nghiệp giảm xuống mức 5,4% trong tháng 4 (giảm mạnh so với mức tăng 8,5% của tháng 3). Năm 2019 sẽ là năm tăng trưởng tồi tệ nhất trong 3 năm qua của nền kinh tế Nga. Theo ước tính của các chuyên gia, kinh tế Nga khó có thể tăng trưởng hơn 1% trong năm 2019. Kinh tế Lào năm nay có sức bật cao

hơn năm ngoái do dựa thêm vào ngành xây dựng và dịch vụ đang ngày càng phát triển.

Về thương mại và đầu tư quốc tế, năm 2017, sau khi giảm ở mức 2,5%

năm 2016, tăng trưởng thương mại thế giới đã đạt mức kỷ lục 5,02% vào năm 2017. Đầu tư thế giới đã sụt giảm trong hai năm 2016-2017 do xu hướng tăng lãi suất tại một số nước lớn và rủi ro địa chính trị. Thương mại và đầu tư toàn cầu trong giai đoạn 2016-2018 được hậu thuẫn và định hình lại bởi sự bùng nổ của cuộc CMCN 4.0 và xu hướng phát triển nhanh của kinh tế chia sẻ. Các nền kinh tế có năng lực cơng nghệ tốt như Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ có xu hướng tăng cường thu hút FDI vào công nghệ cao.

Năm 2018, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bùng phát từ đầu năm đã làm đảo lộn cục diện kinh tế toàn cầu, chặn đà tăng trưởng kinh tế từng được dự báo là khá vững chắc. Còn đối với EU, việc Mỹ lần lượt áp thuế 25% và 10% đối với các sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu từ EU cho thấy Mỹ tiếp tục coi thuế quan như vũ khí mạnh nhất trong cuộc cạnh tranh kinh tế và cuộc cạnh tranh nhằm khẳng định vị trí cường quốc số một thế giới.

Năm 2019, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang tiếp diễn khó lường. Về giá cả hàng hóa thế giới, giá dầu mỏ trong tháng 9/2019 có xu hướng tăng do Saudi Arabia cam kết về việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ và tồn trữ dầu thô Mỹ sụt giảm hơn nhiều so với dự kiến. Giá nơng sản có xu hướng tăng trong tháng 9/2019. Giá vàng trong tháng 9/2019 biến động mạnh do biến động kinh tế, địa chính trị thế giới và do động thái chốt lời của các nhà đầu tư.

Về Tài chính – tiền tệ, năm 2017, đánh dấu bước chuyển từ xu hướng

nới lỏng sang thắt chặt tiền tệ tại các nước phát triển sau một thời gian kinh tế đã phục hồi ổn định. Từ năm 2017 đến hết 2018, FED tăng lãi suất liên tiếp lên

mức 2%-2,5%. NHTƯ Anh (BOE) tăng lãi suất lên mức cao nhất 0,75% vào tháng 8/2018 sau khi đã tăng lên mức 0,5% trong năm 2017.

Năm 2018, Fed đã 4 lần nâng lãi suất cho vay qua đêm giữa các ngân hàng, lên quanh 2,25-2,5%. Trong khi đó, một số nền kinh tế lớn khác lại giữ nguyen lãi suất ở mức thấp kỷ lục suốt thời gian dài. NHTƯ Nhật Bản hôm qua (20/12) tuyen bố vẫn duy trì mục tiêu lãi suất ngắn hạn tại -0,1%. NHTƯ châu Âu (ECB) vừa chính thức chấm dứt chương trình nới lỏng định lượng (QE) đã kéo dài vài năm qua, nhưng vẫn duy trì các lãi suất tham chiếu từ -0,4% đến 0,25%. Trung Quốc cũng tuyên bố tiếp tục nới lỏng tiền tệ nhằm giảm chi phí tài chính cho các doanh nghiệp tư nhân và hỗ trợ nền kinh tế. NHTƯ Anh thì mới nâng lãi một lần trong năm nay.

Năm 2019, Về thị trường tài chính tiền tệ thế thế giới, đồng USD vẫn giữ xu hướng tăng, nhưng mức độ điều chỉnh đã ổn định hơn trong 1 vài tháng trở lại đây. FED tiếp tục phát tín hiệu giữ nguyen lãi suất, hiện ở mức 2,25 - 2,5% với đánh giá rằng kinh tế Mỹ tăng trưởng với tốc độ vững chãi và thị trường việc làm diễn biến khả quan.

Dự báo xu hướng kinh tế trong năm 2020, Ngày 15/10, IMF đã công bố

báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới trong năm 2019, theo đó hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2019 xuống mức 3% và mức 3,4% cho năm 2020. IMF cũng hạ triển vọng tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong năm 2019 xuống còn 2,4%, IMF đã giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc, cho rằng cuộc chiến thương mại với Mỹ và nhu cầu trong nước yếu là những tác nhân gây tổn thất cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Thay vì mức 6,2% đưa ra trước đó, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2019 xuống còn 6,1%. Cuộc chiến thuế quan Mỹ-Trung và kinh tế Trung Quốc chậm lại cũng là những yếu tố khiến IMF hạ dự báo tăng trưởng của một số nền kinh tế

lớn khác tại châu Á, như Nhật Bản, Ấn Độ. IMF cũng hạ dự báo tăng trưởng của Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong bối cảnh kinh tế Đức chậm lại. Theo đó, tăng trưởng kinh tế của Eurozone trong năm 2019 được dự báo ở mức 1,2%, thấp hơn 0,1% so với dự báo trước đó và năm 2020 là 1,4%, giảm 0,2%. IMF dự báo Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 1,2% trong năm nay và 1,4% trong năm 2020.

Mặc dù số liệu sản xuất tại một số thị trường như Đức, Ý, Nhật Bản hay Anh, cũng như một số thị trường mới nổi như Brazil, Mexico hay Thổ Nhĩ Kỳ đang suy yếu tạm thời, tuy nhiên, thị trường lao động khởi sắc và chi tiêu tiêu dùng tăng mạnh sẽ là những nhân tố quan trọng góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai.

b) Diễn biến giá cao su i. Châu Á

(1)Năm 2017

Vào năm 2017, tại Thái Lan, nước sản xuất và xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới, hàng chục tỉnh miền nam bị lũ lụt nghiêm trọng nhất trong 3 thập kỷ qua. Thái Lan chiếm khoảng 37% tổng cung cao su thiên nhiên toàn cầu và khoảng 80% sản lượng hàng năm khoảng 4,5 triệu tấn của nước này đến từ các tỉnh miền nam. Hiệp hội Cao su Thái Lan ước tính tổn thất về sản lượng cao su ít nhất là 5%.

Giám đốc điều hành của Thai Hua Rubber Pld, một trong 3 nhà xuất khẩu cao su lớn nhất Thái Lan, ông Luckchai Kittipol dự báo giá cao su sẽ trung bình trên 2 USD/kg trong cả năm 2017.

Tính đến hết năm 2018, báo cáo của Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) công bố cho biết sản lượng cao su tự nhiên trên thế giới chiếm 13,960 triệu tấn, tăng 4.6% so với mức 13,350 triệu tấn cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, nhu cầu thế giới ghi nhận mức tăng 5.2% tính theo năm, lên tới 14,017 triệu tấn trong năm 2018. Điều này dẫn đến thâm hụt nguồn cung lên đến 57,000 tấn cao su tự nhiên trong năm qua. Giá cao su tự nhiên trong năm qua cũng đã phục hồi tại mức 1.5 USD/ kg cao su, sau những đợt sụt giảm giá do ảnh hưởng xấu từ căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc. Cho đến nay, Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) vẫn giữ nguyên ước tính về tăng trưởng sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu trong năm nay ở mức 3.7% mặc dù có những hồi nghi về việc một số nền kinh tế có thể sẽ không đạt mức tăng trưởng như kỳ vọng.

(3)Năm 2019

Theo Hiệp hội sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), trong 4 tháng đầu năm 2019, sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu đạt 3,95 triệu tấn, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm 2018; trong khi tiêu thụ cao su tự nhiên tăng 1%, lên 4,591 triệu tấn.

Tháng 5/2019, tại sàn TOCOM (Nhật Bản), giá cao su RSS3 bình quân tháng 05/2019 đạt 1.738 USD/tấn với hợp đồng kỳ hạn 5 tháng. Tăng 45 USD/tấn (tăng 2,7%) so với tháng 04/2019. Nhưng lại giảm 18 USD/tấn so với tháng 5/2018.

Giá cao su TSR 20 bình quân đạt 1.483 USD/tấn vào tháng 05/2019 giảm gần 34 USD/tấn so với tháng 04/2019.

Tại sàn SICOM (Sàn giao dịch hàng hóa Singapore), giá cao su TSR 20 bình quân tăng nhẹ lên mức 1.513 USD/tấn (tăng 2 USD/tấn so với 04/2019). Và tăng 82 USD/tấn so với tháng 05/2018.

Tại sở giao dịch cao su Malaysia (MRE), giá cao su SMR 20 có giá chào bán 05/2019 là 1.523 USD/tấn tăng 4 USD/tấn so với 04/2019 và tăng 87 USD/tấn so với 05/2018.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), tháng 6/2019 giá cao su kỳ hạn tháng 7/2019 có xu hướng tăng mạnh so với cuối tháng 5/2019. Chốt phiên giao dịch ngày 28/6/2019, giá cao su kỳ hạn tháng 7/2019 ờ mức 234,5 Yên/kg (tương đương 2,18 USD/kg), tăng 8,6% so với cuối tháng 5/2019.

Tại Thượng Hải, tháng 6/2019 giá cao su kỳ hạn giao tháng 7/2019 sau khi tăng lên 12.210 NDT/tấn vào ngày 11/6/2019 đã giảm trở lại. Chốt phiên giao dịch ngày 28/6/2019, giá cao su kỳ hạn giao tháng 7/2019 giao dịch ở mức 11.245 NDT/tấn (tương đương 1,64 USD/tấn), giảm 7% so với cuối tháng 5/2019.

Tại Thái Lan, tháng 6/2019, giá cao su RSS3 có xu hướng tăng mạnh so với cuối tháng 5/2019. Ngày 28/6/2019 giá cao su RSS3 chào bán ở mức 61,6 Baht/kg (tương đương 2,00 USD/kg), tăng 6,1% so với cuối tháng 5/2019.

 Thị trường Việt Nam

Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu về năng suất cao su ở châu Á. Bình quân sản lượng tăng trưởng đạt khoảng 9,5%/năm trong những thập kỷ qua, từ 41.100 tấn năm 1980 lên 1.094.500 tấn năm 2017, tăng 26,6 lần. Với sản lượng trên, Việt Nam là nước đứng thứ 3 trên thế giới về cung cao su thiên nhiên, chiếm khoảng 8,1% tổng sản lượng cao su thế giới, chỉ sau Thái Lan (33,2% thị phần thế giới) và Indonesia (27,2% thị phần thế giới) (Hiệp hội các nước Sản xuất Cao su thiên nhiên - ANRPC, 2018).

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 6/2019 cả nước đã xuất khẩu 122,7 nghìn tấn cao su, trị giá 174,45 triệu USD, tăng 58,4% về lượng và tăng 56,1% về trị giá so với tháng 5/2019.

Trung Quốc lục địa vẫn là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm 55,69% tổng lượng nhóm hàng xuất trong tháng, đạt 68,36 nghìn tấn, trị giá 95,59 triệu USD, tăng 35,19% về lượng và 33,18% trị giá, giá xuất bình quân giảm 1,49% so với tháng 5/2019 xuống còn 1398,28 USD/tấn. Đứng thứ hai là thị trường Ấn Độ, tiếp đó là Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan (TQ),…

ii. Châu Phi

Châu Phi chiếm khoảng 5% sản lượng cao su tự nhiên tồn cầu, các quốc gia sản xuất chính là Nigeria (300.000 ha), Liberia (100.000 ha) và Bờ Biển Ngà (70.000 ha). Tập đoàn Michelin của Pháp đã có những đồn điền cao su ở Nigeria, Bờ Biển Ngà, Ghana và Bénin. Tập đoàn Bridgestone / Firestone của Nhật Bản có đồn điền ở Liberia. Một đồn điền khác thc về tập đồn GMG có trụ sở tại Singapore sở hữu 18.000 ha trồng tại Cameroon.

Theo dự báo của các chuyên gia trồng trọt cao su thiên nhiên quốc tế, viễn cảnh toàn cầu về cao su tự nhiên rất có triển vọng với dự báo nhu cầu tăng đến năm 2020 và có thể vượt xa. Sự chú ý hiện đang chuyển sang Tây Phi như một nguồn tăng trưởng sản xuất. Cũng như Đông Nam Á, Tây Phi có khí hậu rất phù hợp để trồng cây cao su, cùng với nguồn cung lao động giá rẻ.

Mặc dù Liberia và Bờ Biển Ngà đều là những nhà sản xuất quan trọng tiềm năng, ngày nay họ chỉ chiếm khoảng 2 - 4% sản lượng tồn cầu. Liberia có khoảng 10 triệu ha đất dành cho nơng nghiệp, trong đó phát triển cọ dầu dự kiến sẽ sử dụng ít nhất một triệu ha; nhưng hiện nay các đồn điền cao sủ chỉ chiếm 200.000 ha.

Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) của Liên Hợp Quốc, trong số các quốc gia châu Phi, Bờ Biển Ngà đứng thứ 9 về sản xuất cao su toàn cầu với sản lượng hàng năm là 312.029 tấn, tiếp theo là Nigeria với 151.104 tấn, Liberia tại 75.371 tấn, Cameroon ở mức 55.769 tấn, Gabon ở mức 23.161 tấn, Ghana ở mức 22.427 tấn, Ecuador ở mức 18.901 tấn, Cộng hòa Dân chủ Congo ở mức 11.714 tấn, Papua New Guinea ở mức 7.292 tấn, Cộng hòa Congo là 2.305 tấn Cộng hòa châu Phi ở mức 509 tấn. Hầu hết các quốc gia này có các khu vực chưa được khai thác lớn có lợi cho cao su tự nhiên.

Đến năm 2019, Bờ Biển Ngà, quốc gia trồng cao su tự nhiên hàng đầu ở Châu Phi đã xuất khẩu 435.280 tấn cao su thiên nhiên trong nửa đầu năm nay, tăng hơn 12% so với cùng kỳ năm trước.

iii. Châu Mĩ

Hiện tại cung cao su thiên nhiên của Mỹ latinh chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Trong khi chỉ sản xuất được 384.000 tấn thì Mỹ Latinh tiêu thụ tới gần 500.000 tấn mỗi năm và triển vọng tiêu thụ của các khu vực lân cận cịn lớn hơn, trong đó chỉ riêng thị trường láng giềng nằm ở phía Bắc – Hoa Kỳ - tiêu thụ khoảng 1 triệu tấn mỗi năm.

Tại Brazil, nước sản xuất cao su thiên nhiên lớn nhất khu vực, có khoảng 222.000 ha trồng cao su, trong đó 156.000 ha đang thu hoạch, đem lại 202.000 tấn cao su hàng năm. Hầu hết diện tích cao su của Brazil là những cây đã có tuổi thọ 25 năm. Dự kiến trong vịng 3 năm sẽ có khoảng 66.000 ha cây mới trưởng thành và cho thu hoạch.

Tiêu thụ cao su thiên nhiên tại Bazil hàng năm đạt khoảng 400.000 tấn, và đang khơng ngừng tăng, giúp cải thiện vị trí của nước này của một trong 10 nước tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới.

Brazil là nước nhập khẩu ròng cao su thiên nhiên. Phần lớn cao su tiêu thụ (khoảng 55%) được nhập khẩu từ các nước như Thái Lan và Indonesia.

Tại Guatemala, sản lượng cao su thiên nhiên khơng ngừng tăng, ước tính đạt 120.000 tấn năm 2018.

Colombia có khoảng 52.600 ha cao su. Năm 2014, nước này tiêu thụ khoảng 17.000 tấn cao su và sản xuất 4.000 tấn. Do đó, khoảng 75% lượng tiêu thụ phải nhập khẩu (chủ yếu từ Guatemala và Đông Nam Á). Dự kiến năm 2018, nước này sẽ nổi lên thành nhà nhập khẩu ròng lớn do tăng xuất khẩu sang Hoa

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) diễn biến giá cao su thế giới và các khu vực từ 2010 đến nay (Trang 34 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)