III. Kết luận và giải pháp đề xuất
1) Kết luận chung về xu hướng phát triển của thị trường caosu thế giới
giới
Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu các thơng tin số liệu về mặt hàng cao su và tình hình phát triển của thế giới, chúng em xin đưa ra dự đoán về xu hướng phát triển thị trường cao su : TRIỂN VỌNG GIÁ CAO SU KHÔNG CAO TRONG TRUNG HẠN NHƯNG SẼ TỐT LÊN TRONG DÀI HẠN.
Hiệp hội các nước trồng cao su tự nhiên (ANRPC) cho rằng giá cao su tự nhiên sẽ không phục hồi trong năm 2019 khi xét đến các yếu tố cung – cầu và giá dầu cao, sự mạnh lên của đồng USD, sự yếu đi của đồng nội tệ các nước sản xuất cao su lớn, tồn kho cao su ở mức cao tại các thị trường tiêu dùng. Thị trường đã phản ánh các yếu tố nguồn cung, được cho là cao hơn so với nguồn cung thực. Bất cứ sự cải thiện về giá nào cũng có thể châm ngịi cho một lượng cung tăng ồ ạt ra thị trường để tận dụng cơ hội giá phục hồi. Theo nghiên cứu mới nhất của nhóm họp ngành cao su Ấn Độ tại Kochi vừa qua, tình hình giá cao su bất lợi cho sản xuất sẽ tiếp diễn ít nhất cho tới năm 2021 – 2022. Động lực trồng mới và tái canh đã chậm lại đáng kể từ năm 2013. So với diện tích trồng mới và tái canh lên tới 676.000ha tại các nước sản xuất, bao gồm Ấn Độ, trong năm 2012, con số này giảm xuống còn 197.000ha năm 2017.
Tác động của giảm trồng mới và tái canh
Do diện tích trồng mới và tái canh liên tục giảm từ năm 2013 đến nay do giá cao su thấpnên có thể lượng cây cao su sẵn sàng cho cạo mủ vào năm 2022 sẽ ít hơn hiện nay, xét đến giai đoạn 7 năm trưởng thành để bắt đầu cho mủ của cây cao su.
Theo bảng thống kê giá dầu thô thế giới, giá dầu thô đang tăng trong năm 2018 khơng có bát cứ tác động tích cực nào lên giá cao su. Sự phụ thuộc của thị trường cao su tự nhiên lên thị trường dầu thô phần lớn liên quan đến vấn đề đầu cơ, thay vì sản phẩm thay thế là cao su tổng hợp. Các nhà đầu tư mang tính đầu cơ thường tin rằng giá dầu thô cao dẫn đến giá cao su tổng hợp tăng, dẫn đến sự thay thế trên quy mô lớn cao su tự nhiên bằng cao su tổng hợp nên sẽ làm tăng giá cao su tự nhiên. Tuy nhiên, hiện họ ý thức được tồn kho cao su tự nhiên ở mức cao trong các nhà kho của Sàn giao dịch Thượng Hải. Mức tồn kho cao bất thường lên tới kỷ lục 591.599 tấn, liên tục gây áp lực lên tâm lý thị trường.
Tiêu dùng cao su tự nhiên tại Trung Quốc chậm lại và những lo ngại liên quan đến cuộc chiến thương mại với Trung Quốc đang giáng mạnh một cú lên ngành sản xuất lốp xe ô tô Trung Quốc. Sự giảm giá mạnh của các đồng nội tệ tại các nước sản xuất cao su tự nhiên lớn càng khiến giá cao su xuất khẩu trở nên cạnh tranh hơn
Theo số liệu nghiên cứu, sản xuất cao su thế giới đã tăng 6,6% lên 10,39 triệu tấn trong 9 tháng đầu năm 2018 và dự báo tổng sản lượng cao su tự nhiên thế giới năm 2018 đạt 13,89 triệu tấn. Trong khi đó, tiêu dùng cao su tự nhiên cũng tăng 6,6% lên 10,65 triệu tấn trong 9 tháng đầu năm 2018 và dự báo đạt 14,21 triệu tấn trong cả năm.
Triển vọng dài hạn tích cực
Trong khi đó, khả năng thâm hụt cung – cầu ngày càng nới rộng trong tương lai có thể sẽ bắt đầu đẩy giá cao su tự nhiên tăng trong 5 – 6 năm tới và diễn biến tăng giá có thể kéo dài sang thập niên 2030, theo nhận định của ơng Hidde Smit, nhà tư vấn về phân tích và dự báo của Rubber Economy, Hà Lan và nguyên tổng thư ký Inter National Rubber Study Group (IRSG), Singapore. Phát biểu về chủ đề “Dự báo giá cao su” trong hội thảo tại Ấn Độ vừa qua, ơng cho rằng tình hình thặng dư cao su hiện nay có thể chuyển sang thâm hụt, trong khi tiêu dùng vẫn giảm. Diễn biến này có thể sẽ tác động tích cực lên giá nhưng khơng nhiều. “Giá cao su tự nhiên có thể tăng lên mức 1,8 – 2 USD/kg đến năm 2025 và sau đó.”
Thị trường hiện đang dư cung do diện tích trồng mới và tái canh tăng liên tục trong giai đoạn 2005 – 2013, thời điểm giá cao su tăng mạnh và sản lượng cao su sẽ đạt đỉnh vào năm 2022 – 2023. Nguồn cung cao su dài hạn phụ thuộc và mức độ chặt, tái canh và trồng mới trong 5 – 10 năm tới. Tuy nhiên, xu hướng thặng dư sản xuất – tiêu dùng hiện nay sẽ tiếp diễn trong tương lai gần;
sau đó, tình trạng thâm hụt sẽ diễn ra nếu nguồn cung giảm. Vì vậy, trọng tâm trong thời gian tới nên là chặt và tái canh với chính sách trợ cấm của chính phủ nhằm đảm bảo đủ nguồn cung.
2) Các chính sách đề xuất nhằm phát triển ngành sản xuất cao su Đối với các khu vực trồng cao su
Khu vực châu Á là nơi sản xuất cao su tập trung trên thế giới. Các nước Thái Lan, Malaysia, Indonesia,... đang đối mựt với tình trang cung vượt cầu. Cac nước đều có kế hoạch nhằm phát triển ngành sản xuất cao su trong tương lai
Để giúp ổn định giá, Thái Lan, Indonesia và Malaysia – các nước chiếm khoảng 70% sản lượng cao su thế giới – đã đồng ý cắt giảm xuất khẩu tổng cộng 240.000 tấn trong vòng bốn tháng bắt đầu từ tháng 4/2019
Thái Lan đã thông qua một khoản ngân sách trị giá 24,278 tỷ baht (798 triệu USD) dành cho giai đoạn đầu của chương trình trợ cấp thu nhập đối với người trồng cao su. Chính phủ Thái Lan đã tung ra chương trình đảm bảo giá nhằm hỗ trợ người trồng cao su. Đã có 1,7 triệu nơng dân đăng ký tham gia chương trình với Cơ quan Quản lý Cao su Thái Lan ( RAOT), với tổng diện tích trồng cao su là hơn 2,75 triệu hecta.
Tại Malaysia do tình trạng dư cung cao su khiến giá giảm, cách duy nhất có thể hỗ trợ giá một cách bền vững là ngừng thu hoạch mủ cao su. Bên cnh đó, chính phủ cho biết sẽ tiếp tục dự án xây dựng đường cao su và đã phê duyệt khoản ngân sách 100 triệu Ringgit (24,58 triệu USD) để bảo trì và xây dựng đường giao thơng tại các cảng biển và khu công nghiệp bằng cách sử dụng nhựa đường kết hợp với cao su thiên nhiên.
Đối với Việt Nam
Từ năm 1975 đến nay, nhận thức được tầm quan trọng của cây cao su đối với phát triển kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách khuyến khích,
mở rộng sản xuất cao su, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao của thị trường xuất khẩu. Nhờ đó, diện tích cao su cả nước đạt khoảng 969.700 hecta vào năm 2017.
Đối với Chính phủ- Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn:
Ngành Cao su tự nhiên đã được Chính phủ xác định là một trong những ngành kinh tế cần tập trung phát triển mạnh và nhận được nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ, với quy hoạch phát triển theo các vùng, miền có thế mạnh như: Đơng Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ,...
Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư phát triển trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cao su theo quy hoạch được duyệt.
Khuyến khích và hỗ trợ việc hình thức thành tổ hợp tác hoặc hợp tác xã trong lĩnh vực trồng, chế biến, tiêu thụ cao su để hỗ trợ hộ gia đình và tư nhân trồng cao su về kỹ thuật, dịch vụ vật tư và tiêu thụ sản phẩm.
Xây dựng chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư các ngành công nghệ mũi nhọn sử dụng sản phẩm làm từ cao su.
Đối với Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA)
Tăng cường kết nối với các tổ chức cao su quốc tế và các nước tiêu thụ cao su cũng như các nước sản xuất cao su. Cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cao su, tránh dồn quá nhiều vào một thị trường (Trung Quốc) như hiện nay.
Hạ giá thành sản phẩm bằng cải tiến, thay đổi công nghệ, khuyến cáo người dân nhanh chóng thay giống cây mới. Kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào, nâng cao chất lượng cao su sơ chế, đáp ứng các thị trường yêu cầu chất lượng cao.
Hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá sản phẩm trên thị trường xuất khẩu. Mở rộng thị trường, thúc đẩy các dự án và ưu đãi trong đầu tư nhằm phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm cao su để nâng cao giá trị gia tăng cũng như đa dạng hóa các sản phẩm của ngành.
Khuyến khích và thu hút các nhà đầu tư để mở rộng các nhà máy công nghiệp chế biến sản phẩm gần vùng nguyên liệu, ...
Đối với địa phương
Tăng cường tổ chức tuyên truyền, thơng tin tình hình sản xuất, tiêu thụ, giá cả cao su về trung hạn và dài hạn.
Nâng cao nhận thức cho người trồng cao su nắm vững các giải pháp kỹ thuật, thực hiện tiết giảm chi phí, tránh tự phát chuyển đổi diện tích cao su sang cây trồng khác.
Khuyến khích các mơ hình trồng xen nơng lâm kết hợp đối với cây cao su để tăng thu nhập.
Đối với doanh nghiệp và người dân trồng cao su
Doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh cụ thể nhằm quản lý và phân tán rủi ro có thể xảy ra khi biến động về giá cao su trên thị trường. Bên cạnh đó cần có những chuyển dịch hiểu quả thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh, chú trọng tăng hàm lương khoa học công nghệ trong các sản phẩm xuất khẩu; từ việc tập trung vào xuất khẩu sản phẩm thô sang các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Người dân trồng cao su nên thực hiện việc trồng, thu hoạch theo chiến lược, quy định của địa phương và các ban ngành; không nên phát triển tự phát.
Cần tìm tịi học hỏi để nâng cao chun mơn và tay nghề, trau dồi kiến thức nhằm đẩy mạnh năng suất lao động.
KẾT LUẬN
Cây cao su là một cây công nghiệp rất quan trọng về mặt kinh tế nên các nước trên thế giới rất quan tâm đến sự thay đổi về giá của cao su nhằm tìm được mức giá phù hợp và nguồn cung ổn định cho nước mình. Nên thơng quan bài tiểu luận, chúng em mong giảng viên và các bạn đã nhận được lượng thông tin cần thiết để hiểu được khái quát diễn biến về giá cao su trên thế giới và các khu vực từ năm 2010 đến nay.
Trong bài tiểu luận trên, chúng em đã đề cập đến tình hình kinh tế chung của cao su trên thị trường thế giới đồng thời đã có những phân tích nhất định đến giá của cao su trên các khu vực. Ngồi ra, cịn đề cập đến giá cao su của Việt Nam- nằm ở vị trí thứ 3 trên bảng xuất khẩu cao su toàn cầu, với mục đích là thơng qua đó, mọi người có được ví dụ cụ thể để dễ hình dung hơn diễn biến giá cao su qua các giai đoạn từ năm 2010 đến nay.
Việt Nam có thế mạnh trong việc xuất khẩu cao su tự nhiên, hàng năm xuất khẩu đạt trên 2.1 tỷ USD(2018), đây cũng là mặt hàng xuất khẩu chiếm xxx GDP của Việt Nam. Tuy nhiên, nghịch lý xuất khẩu cao su rồi lại nhập khẩu cao su về diễn ra thường xuyên khiến người dân bất bình. Chỉ vì cơng nghệ của Việt Nam chưa đạt tiêu chuẩn để chế biến ra loại cao su đạt đủ tiêu chuẩn chất lượng để áp dụng sản xuất cho các ngành liên quan đến nguyên liệu thô này. Trong khi các nước cùng khu vực như Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia lại tập trung ưu tiên khâu chế biến với công nghệ kĩ thuật cao cho từng thị trường trọng điểm đang cung cấp hơn 88.4% sản lượng cao su Việt Nam nhập khẩu. Nên cao su tuy đứng ở vị trí thứ 3 trong những mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất Việt Nam nhưng lại chưa tạo ra đóng góp lớn cho nền kinh tế nước nhà. Chúng em xin có đề xuất như sau mong cải thiện được vấn đề này:
Một là, Việt Nam nên đầu tư cho công nghệ chế biến và sản xuất các mặt hàng liên quan đến cao su nhằm tận dụng tối đa ưu thế sản xuất cao su của nước nhà.
Hai là, tích cực quảng bá các khu cơng nghiệp, có chính sách phù hợp để thu hút đầu tư, tận dụng thời cơ các nhà đầu tư nước ngoài quan trâm đến việc mửo rộng quy mơ đầu tư ở Việt Nam.
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn Phó giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Văn Hồng, giảng viên bộ môn Giao dịch thương mại quốc tế đã tận tình hướng dẫn, giải đáp thắc mắc để nhóm tạo ra được kết quả nghiên cứu này.
Do vốn kiến thức và kỹ năng còn hạn chế nên bài tiểu luận của chúng em khơng tránh khỏi những sai sót, nhóm chúng em mong nhận được sự góp ý của thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
The Hindu Business Line
Tài liệu: Quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 https://thitruongcaosu.net/ https://www.cleveland.com/business/2010/11/ tires_get_more_expensive_as_ru.html https://www.financialexpress.com/archive/high-rubber-prices-to-continue-in- 2011-as-well/729669/ https://www.ft.com/content/5f2c2b3c-eb6d-11df-b482-00144feab49a https://www.automotive-fleet.com/158432/higher-raw-material-costs-put- upward-pressure-on-replacement-tire-prices https://www.globalsources.com/gsol/I/Automotive-manufacturing/a/ 9000000116253.htm https://spendmatters.com/2012/11/19/rubber-both-natural-and-synthetic-prices- falling/ https://www.academia.edu/5165643/B%C3%81O_C%C3%81O_NG %C3%80NH_1_B%C3%81O_C%C3%81O_PH%C3%82N_T %C3%8DCH_NG%C3%80NH_CAO_SU_T%E1%BB%B0_NHI%C3%8AN https://thitruongcaosu.net/2014/03/12/gia-cao-su-xuat-khau-nam-2013-giam- hon-40-so-voi-muc-dinh/
http://tapchicaosu.vn/tin-tuc/thi-truong-cao-su/thi-truong-the-gioi/gia-cao-su- trong-xu-huong-phuc-hoi.html https://www.thitruonghanghoa.com/gia-hang-hoa/gia-cao-su-the-gioi? period=4¬ation=1 http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/nang-cao-nang-luc-canh-tranh-cua- san-pham-cao-su-viet-nam-311158.html https://vnrubbergroup.com/tin-tuc/Bao-cao-nganh-hang-cao-su-thang-11-2017 https://giongcaosu.com/tin-tuc-cay-cao-su/dien-bien-gia-cao-su-thien-nhien- thang-5-nam-2019.html https://voh.com.vn/thi-truong/gia-cao-su-hom-nay-18-9-2019-quay-dau-sut- giam-tu-muc-cao-nhat-1-thang-334057.html https://rubberasia.com/2017/05/22/untapped-africa/ https://www.acb.com.vn/wps/wcm/connect/c0c76871-76f3-4fb4-8402- ee1dc111be05/%5BACB%5D+-+Cap+nhat+thi+truong+Nh%E1%BB%B1a+ %26+Cao+su+T03.2019.pdf?MOD=AJPERES http://tiennong.vn/u8/cay-cao-su.aspx http://iasvn.org/tin-tuc/Phat-trien-cay-cao-su-o-Viet-Nam-2784.html http://ecofam.vn/cay-cong-nghiep-dai-ngay/cay-cao-su-67.htm http://camnangcaytrong.com/cay-cao-su-cd35.html