Phân tích những điểm mạnh điểm điểm yếu, cơ hội thách thức đối vớ

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) du lịch văn hóa tâm linh tỉnh ninh bình (Trang 28 - 30)

CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN DU LICH VĂN HÓA

3.1 Phân tích những điểm mạnh điểm điểm yếu, cơ hội thách thức đối vớ

lịch văn hóa tâm linh tỉnh Ninh Bình

3.1.1 Những điểm mạnh mở ra cơ hội phát triển lớn

3.1.1.1 Điểm mạnh:

* Vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng giao thơng thuận lợi cho phát triển du lịch:

-Ninh Bình nằm gần địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc với tuyến hành lang Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Và về lĩnh vực du lịch, tỉnh Ninh Bình cũng ở liền kề tam giác tăng trưởng du lịch Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, sự phát triển du lịch Ninh Bình nằm trong tổng thể phát triển du lịch của cả nước sẽ tạo đà hình thành một tứ giác tăng trưởng du lịch mới: Hà Nội – Hải Phịng – Quảng Ninh – Ninh Bình qua quốc lộ 1A, quốc lộ 10 và các sân bay Cát Bi, Nội Bài, hệ thống cảng biển, cảng sông đáp ứng nhu cầu vận chuyển khách đến Ninh Bình.

- Ninh Bình chỉ cách Hà Nội 90km, điều đó mang đến những ưu thế rõ rệt về nhiều mặt (ưu thế vùng phụ cận, khơng gian, thời gian nên khơng bị tính mùa vụ trong du lịch) . Việc đơ thị hóa từ các vùng lân cận Hà Nội tạo nên sức ép đơ thị và vơ tình tạo thêm cho Ninh Bình một lợi thế: du lịch cuối tuần. Ninh Bình trở thành một điểm đến đầy tiềm năng.

* Tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh phong phú:

- Ninh Bình là vùng đất có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước, hồ quyện cùng bản sắc văn hoá, tạo cho tỉnh Ninh Bình các thế mạnh để phát triển du lịch. Tiêu biểu như Cố đô Hoa Lư, vùng đất là kinh đô của nước Đại Cồ Việt thế kỷ thứ 10 – Nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên của nước ta gắn liền với ba vương triều: Đinh – Tiền Lê – Lý, với ba vị anh hùng dân tộc: Vua Đinh Tiên Hoàng, Vua Lê Đại Hành và Vua Lý Thái Tổ. Chính từ đây, Vua Lý Thái Tổ đã xuống chiếu dời đô ra Thăng Long. Nơi đây, đến nay vẫn cịn nhiều cơng trình kiến trúc được lưu giữ, đó là đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ Vua Lê Đại Hành, nhà bia tưởng niệm Vua Lý Thái Tổ, lăng Vua Đinh, lăng Vua Lê, phủ Bà Chúa, phủ Vực Vông, bia Cửa Đông, chùa Nhất Trụ… Những bức tường thành thiên tạo và nhân tạo, những núi non và hang động kỳ tú, đậm chất văn hoá, lịch sử như Xuyên Thuỷ động, núi Ơng Trạng, núi Hịm Sách, núi Cột Cờ, núi Ghềnh Tháp, hang Quàng, hang Muối, động Thiên Tôn, động Am Tiêm, động Liên Hoa…

- Xung quanh vùng đất Cố đơ Hoa Lư cịn có những di tích, những danh lam thắng cảnh thơ mộng, hấp dẫn du khách, đó là khu Tam Cốc – Bích Động được mệnh danh là “vịnh Hạ Long trên cạn” của Việt Nam. Tam Cốc đẹp nổi tiếng và Bích Động được mệnh danh là “Nam Thiên đệ nhị động” (động đẹp thứ nhì trời Nam, sau động Hương Tích ở Hà Nội). Đền

Thái Vi là nơi in đậm dấu tích của hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, nơi thờ bốn đời vua nhà Trần. Cách đó khơng xa, khu hang động sinh thái Tràng An, nơi hội tụ nhiều nhất các động nước trên diện tích hàng ngàn hec-ta, với 31 thung, 50 hang động xuyên thuỷ, có phủ Khống, phủ Đột, đền Nội Lâm nổi tiếng. Chùa Bái Đính, ngơi chùa lớn nhất ở nước ta, có diện tích 700ha với vẻ đẹp hồnh tráng của chùa Tam Thế. Chùa Bái Đính đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cấp bằng xác nhận kỷ lục: “Đại hội đồng chuông lớn nhất Việt Nam (phá kỷ lục Việt Nam)” (quả chng nặng 36 tấn); “Pho tượng phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam” (pho tượng đồng nặng 100 tấn); “Ngơi chùa có bộ tượng Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam” (mỗi pho tượng đồng nặng 50 tấn); “Ngơi chùa có giếng lớn nhất Việt Nam” (giếng Ngọc có đường kính gần 30m). Bên cạnh đó, khơng thể khơng nhắc tới sự phát kiến hang động Sơ Đoòng – hệ thống hang động sinh thái lớn nhất thế giới với thảm sinh vật nguyên sinh hàng trăm triệu năm khiến Ninh Bình trở thành điểm du lịch thu hút khách từ khắp nơi trên thế giới.

- Tỉnh Ninh Bình có hơn 800 di tích các loại đã được kiểm kê, 78 di tích lịch sử văn hố và danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia và 99 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Con số đó phản ánh sự phong phú của di sản, là tiềm năng, tài nguyên du lịch, điển hình như đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng ở xã Gia Phương, động Hoa Lư, đền thờ Trương Hán Siêu, đền thờ Nguyễn Công Trứ, đền thờ Đức Thánh Nguyễn, chùa Bàn Long, chùa Địch Lộng, chùa Non Nước, đình Trùng Thượng, đình Trùng Hạ, đèo Tam Điệp, phịng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn, nhà thờ đá Phát Diệm, khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu…

Ninh Bình cũng là nơi cịn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống, trong thời kỳ kinh tế du lịch phát triển thì đây lại là những sản phẩm có giá trị cao để phát triển dịch vụ du lịch. Tiêu điểm như làng nghề trạm khắc đá Ninh Vân, thêu ren Ninh Hải, mỹ nghệ cói Kim Sơn, đồ gỗ Phúc Lộc, làng đá cảnh Bình Khang…

3.1.1.2 Cơ hội phát triển:

Hiện nay, những chính sách tự do tơn giáo của nhà nước tạo rất nhiều cơ hội phát triển du lịch tâm linh tại tỉnh.

Cùng với đó là sự ủng hộ của các cấp chính quyền về quan điểm phát triển du lịch. Tỉnh đã định hướng phát triển, quan tâm chú trọng đến cơ sở hạ tầng giao thông, mở cửa để nhận các nguồn đầu tư trong và ngoài nước. UBND tỉnh cũng thơng qua một số những chính sách ưu đãi cho ngành.

Nếu nắm bắt được những cơ hội này, chắc chắn du lịch tâm linh tỉnh Ninh Bình sẽ phát huy được hết những lợi thế của mình và ngày càng phát triển hơn.

3.1.2 Điểm yếu và những thách thức phải đối mặt:

3.1.2.1 Điểm yếu:

- Ninh Bình vẫn chưa khai thác hiệu quả các tiềm năng thế mạnh để xây dựng cacs sản phẩm du lịch nổi bật, thu hút khách.

- Hoạt động quảng bá còn mờ nhạt, yếu kém so với các điểm du lịch khác

- Khâu tổ chức quản lý lễ hội còn nhiều bất cập, tình hình an ninh trật tự, an tồn lễ hội vẫn chưa thực sự được đảm bảo. Hiện tượng bán hàng rong, xin tiền hay cướp giât, cò mồi vẫn cịn xuất hiện. Ngay cả hoat đơng “ bn thần, bán thánh” có đơi khi cịn diễn ra cơng khai.

3.1.2.2 Những thách thức phải đổi mặt

Sự cạnh tranh của các trung tâm du lịch lớn trong vùng và trong cả nước ngày càng gay gắt. hiện nay du lịch tâm linh tại các tỉnh như Quảng Ninh, Nam Định, Phú Thọ, Vĩnh phúc.. cũng đang rất phát triển. Hơn nữa, nhu cầu về tín ngưỡng, tâm linh của con người ngày càng cao. Chính vì vậy, Nam Định phải ngày càng đổi mới, phát triển đa dạng hơn. Từ đó mới có thể thu hút và giữ chân du khách.

Quần thể di tích lịch sử có giá trị cao về văn hóa lịch sử đứng trước nguy cơ bị hao mòn và còn nhiều quần thể sinh thái khác cũng bị đe dọa. Lãnh đạo các cấp chính quyền cần có những kế hoạch phát triển đúng đắn nhằm đảm bảo tính phát triển bền vững, lâu dài.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) du lịch văn hóa tâm linh tỉnh ninh bình (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)