Chỉ số cường độ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) cường độ thương mại giữa việt nam và các nước ASEAN (Trang 26 - 29)

II. CHỈ SỐ CƯỜNG ĐỘ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC

2. Chỉ số cường độ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN

Bảng 3: Chỉ số cường độ thương mại giữa Việt Nam và ASEAN

Năm

EII Việt Nam với các nước ASEAN

EII các nước ASEAN với Việt Nam

III Việt Nam với các nước ASEAN

III các nước ASEAN với Việt Nam

2000 3.02 3,82 4,06 2,81

2005 3.04 3,68 3,95 2,90

2010 2.19 2,51 2,74 2,10

2015 1.63 1,84 2,00 1,56

2017 1.34 1,60 1,99 1,29

Nguồn: Tính tốn từ số liệu của UN COMTRADE

Nhìn từ bảng 4 có thể thấy, cường độ xuất khẩu cũng như cường độ nhập khẩu giữa Việt Nam và ASEAN trong hầu hết các năm đều lớn hơn 1. Điều này có nghĩa rằng, xuất - nhập khẩu của Việt Nam với các nước ASEAN rất mạnh so với các nước còn lại trên thế giới.

Con số này có thể dễ dàng được giải thích bởi lý thuyết đối tác thương mại tự nhiên, khi chỉ ra rằng các quốc gia có xu hướng thương mại nhiều hơn với các nước láng giềng và đối tác gần gũi. Các nước trong khu vực ASEAN đều có vị trí địa lý rất gần Việt Nam và những chính sách hỗ trợ xúc tiến giao thương giữa các quốc gia trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Chỉ số cường độ nhập khẩu ở Việt Nam với các nước ASEAN cao hơn so với cường độ xuất khẩu, hoàn toàn phù hợp với thực tế “Việt Nam liên tục nhập siêu từ các nước ASEAN” trong thời gian qua.

Bảng 4: Chỉ số cường độ xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam với các nước ASEAN

Myanmar Indonesia Malaysia Philippine Thailand Brunei Cambodia Lao Singapore 2000 EII 0,77 3,20 2,18 5,57 2,59 0,48 42,41 26,16 2,84 III 0,21 2,22 1,58 0,66 4,70 0,00 10,71 29,95 7,80 2005 EII 1,02 2,53 2,80 5,21 2,27 0,09 67,78 16,12 2,97 III 1,77 2,28 2,48 1,42 6,02 1,58 14,82 15,94 5,43 2010 EII 2,39 2,12 2,55 5,86 1,30 1,13 64,01 21,85 1,37 III 2,37 2,13 3,02 2,39 5,04 0,20 8,70 26,86 2,05 2015 EII 2,16 1,94 1,98 2,80 1,53 0,77 21,85 13,48 1,07 III 0,45 1,78 2,04 1,49 3,82 0,74 10,79 19,15 1,70 2017 EII 2,86 1,43 1,70 2,19 1,68 0,55 10,37 7,86 0,71 III 0,07 1,76 2,23 1,37 3,68 0,55 7,93 5,81 1,16

Nguồn: Tính tốn từ số liệu của UN COMTRADE

Đánh giá chi tiết hơn về cường độ xuất - nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước ASEAN ở Bảng 5, có thể thấy Việt Nam có cường độ thương mại với các nước đã và đang phát triển bao gồm Philippine, Indonesia, Malaysia, Thailand và Singapore qua các giai đoạn đều ổn định và lớn hơn 1. Trong đấy, Singapore và Philippin chiếm lần lượt 17,3 % và 13,5% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN trong năm 2017. Mỗi năm, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu qua các nước này các mặt hàng linh kiện điện thoại, máy vi tính, dầu thơ, may mặc, nơng thủy sản và nhập khẩu xăng dầu các loại, chất dẻo nguyên liệu và phương tiện vận tải phụ tùng..

Đáng chú ý hơn trong 9 nước đối tác về cả hai chỉ số, 2 quốc gia Lào và Campuchia đều cho những kết quả tích cực nhất. Các chỉ số EII và III của Việt Nam với Lào và Campuchia qua các năm đều có giá trị lớn hơn 1, chênh lệch khá lớn và có nhiều biến động trong giai đoạn 2000-2017, thể hiện mối quan hệ giao thương thân thiết và khăng khít giữa Việt Nam và các đối tác này. Thật vậy, với lợi thế là khoảng cách địa lý và nhiều hiệp định thương mại được ký kết từ trước, thường xuyên có những hội nghị tăng cường tình hữu nghị, hợp tác phát triển trên các phương diện Kinh tế - Xã hội đã cho phép Việt Nam thắt

khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam hình thành từ năm 1999, đã phát huy vai trò là cơ chế gắn kết giữa 3 nước láng giềng thân thiết, duy trì mơi trường hịa bình, thúc đẩy phát triển kinh tế. Cùng với đó là tăng cường liên kết kinh tế trong nội bộ vùng, thơng qua các chương trình hợp tác phát triển giữa các tỉnh trong vùng; hợp tác mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại; gắn quá trình phát triển của mỗi nước với sự phát triển của từng địa phương trong khu vực Tam giác phát triển biên giới ba nước…

Ngoài ra cũng dễ dàng nhận thấy 2 nước có chỉ số cường độ xuất khẩu và cường độ nhập khẩu thấp dưới 1 trong một số năm là Myanmar và Brunei. Tuy nhiên, đối với Myanmar con số này là khả quan từ những năm 2010.

Nếu như năm 2000, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Myanmar chỉ đạt 152 triệu USD thì đến năm 2010, thương mại hàng hóa giữa Việt Nam - Myanmar đạt kỷ lục mới 828 triệu USD, tăng 50,9% tương ứng tăng 280 triệu USD so với một năm trước đó. Nhận định từ các chuyên gia cũng cho thấy, cán cân thương mại hàng hóa giữa hai nước đã có sự đảo chiều từ năm 2010. Trong khi trước đó, Việt Nam ln thâm hụt thương mại với Myanmar thì đến năm 2010 đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong xuất khẩu sang thị trường này. Mặt khác, về thứ hạng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Myanmar cũng có những thay đổi tích cực. Nếu như trong năm 2005 Myanmar chỉ là thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 55 của Việt Nam trên thế giới thì bước sang năm 2017, quốc gia này đã tăng lên 12 bậc và xếp ở vị trí thứ 43.

Đối với Brunei, kim ngạch thương mại giữa hai nước vẫn được đánh giá là chưa tương xứng với tiềm năng, có thể coi là thấp nhất trong khối ASEAN. Hiện Việt Nam xuất sang Brunei chủ yếu là hàng thủy sản và gạo, nhập khẩu từ Brunei chủ yếu là hóa chất.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) cường độ thương mại giữa việt nam và các nước ASEAN (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)