Giải pháp cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) cường độ thương mại giữa việt nam và các nước ASEAN (Trang 33 - 38)

III. CƠ HỘI THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢ

3. Giải pháp cho Việt Nam

Trước những cơ hội lớn từ ASEAN, nếu Việt Nam khơng tận dụng được sẽ có nguy cơ chịu những tác động khơng thuận của q trình này như; thâm hụt thương mại đối với khối lớn hơn; nhập khẩu lớn dẫn đến thất thu thuế trong khi đó xuất khẩu khơng tăng bao nhiêu, sức hấp dẫn đối với đàu tư nước ngoài sẽ bị giảm sút… Để khắc phục những hạn chế trên,

tận dụng tốt thời cơ, Việt Nam cần tính đến các giải pháp cho từng lĩnh vực khi tham gia hội nhập ASEAN. Theo đó các giải pháp cần được dựa trên cơ sở cụ thể như:

Huy động tốt hơn các nguồn lực từ xã hội. Trong tính hệ thống của nó, hành

chính cơng Việt Nam cần đảm bảo tính nhất qn, tính trọng tâm, trọng điểm, có ưu tiên và mang tính thích ứng trong q trình điều hành. Với hành chính cơng, lịng dân và tín nhiệm sẽ khơng chỉ quyết định sự thành bại của hành chính mà cịn quyết định sự tồn vong của một dân tộc Vì vậy, Chính phủ có thể thí điểm mời các nhà kinh doanh thành đạt vào các vị trí hoạch định chính sách trong các bộ, ngành để “ thay máu ” phần nào tính quan liêu và khép kín của hệ thống hành chính và tận dụng tinh thần sáng tạo, đổi mới của họ; tổ chức luân chuyển cán bộ, công chức sang khu vực kinh doanh (tư nhân), đồng thời tham khảo kinh nghiệm lãnh đạo DN tư nhân sang làm việc các cơ quan hoạch định chính sách - có thời hạn, có giới hạn địa chỉ, có nguyên tắc chặt chẽ. Trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, cần bổ sung nội dung phân tích chi phí - lợi ích của chính sách làm rõ hơn, làm chặt hơn các chế tài bồi thường khi có sai phạm trong quản lý, điều hành, nhấn mạnh bồi hồn vật chất, tài chính cho nhân dân và tổ chức (đây cũng là cách để tránh lạm quyền và chống tham nhũng). Mặt khác, cần quản lý thực thi tốt và nâng cao trách nhiệm giải trình; điều chỉnh quy mơ khu vực cơng, trong đó san sẻ trách nhiệm cung ứng sang khu vực tư nhân gắn với tăng cường năng lực cho khu vực tư nhân; đồng thời, cần duy trì động lực và nhiệt huyết làm việc.

Tăng cường hiệu quả của cung ứng đầu vào cho sản xuất và dịch vụ, đặc biệt

là tăng cường hiệu quả của các ngành cung ứng đầu vào cho sản xuất và dịch vụ như giao thơng vận tải, điện lực viễn thơng, tài chính và ngân hàng để tồn bộ nền kinh tế có được đầu vào sản xuất và dịch vụ với chi phí thấp hơn và chất lượng cao hơn.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của cái DN. Đây là vấn đề quan trọng, đặc biệt

là các DN nhà nước / tư nhân hoạt động trong 12 lĩnh vực tiên của ASEAN. Theo đó, cần tập trung cải tổ bộ máy điều hành, nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh của các DN nhà nước, đồng thời tạo điều kiện thuật: lợi và ưu đãi cho các DN tư nhân để có thể cạnh tranh với các DN trong khối ASEAN.

Thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng. Cần có một mạng lưới cơ sở hạ tầng (cứng

và mềm) xuyên ASEAN thông qua kêu gọi đầu tư và tài trợ để phát triển đồng bộ mạng lưới vận tải, thơng tin, giao dịch an tồn giữa các thành viên và với thế giới. Các DN cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức không nhỏ khi tham gia ASEAN. Cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư sẽ gay gắt hơn; phải đối mặt với các biện pháp phòng vệ thương mại và yêu cầu về chất lượng hàng hóa cũng như các phương thức kinh doanh ngày càng cao. Nếu không cạnh tranh tốt, một số ngành, sản phẩm sẽ phải thu hẹp sản xuất; thậm chí rút khỏi thị trường.

Liên kết để phát triển. Khi ASEAN thành lập, sẽ có nhiều DN nước ngồi đầu

tư vào Việt Nam, họ sẽ thâm nhập và " xén ” bớt thị phần nội địa của DN Việt. Muốn cạnh tranh được thì phải nâng cao sức mạnh bằng việc liên kết với nhau, tăng cường trao đổi, đối thoại với các cơ quan chính phủ hiệp hội để kịp nắm bắt những thơng tin, chính sách đồng thời phản ánh những khó khăn trở ngại để các Cơ quan chức năng kịp thời có những điều chỉnh phù hợp với thực tế.

Đào tạo nguồn nhân lực: đảm bảo số lượng và chất lượng. Số lượng và chất

lượng nguồn nhân lực của Việt Nam là những vấn đề có tính cấp bách và lâu dài. Thực tế số lượng lao động của Việt Nam vừa thừa nhưng lại vừa thiếu như đã nói ở trên. Theo đánh giá của TL0, nguồn lao động trẻ và dồi dào đã mở cho nước ta nhiều cơ hội phát triển. Song chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam còn thấp so với các nước tiên tiến trong ASEAN, điều đó đang cản trở nước ta nắm bắt, tiếp cận những việc làm có chất lượng tốt và đem lại thu nhập cao. Mặt khác, cơ cấu ngành nghề đào tạo và trang bị kiến thức có sự chênh lệch tương đối lớn so với yêu cầu thực tế của các doanh nghiệp. Nhà nước Việt Nam đã nhận thấy vấn đề này và đã xây dựng, thực hiện: Chiến lược phát triển nguồn nhân lực 2011 - 2020, Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, Chiến lược đào tạo nghề 2011 - 2020, Chương trình đào tạo nghề cho lao động nơng thơn đến năm 2020 và Luật Dạy nghề. Thời gian tới cũng phải có chính sách và giải pháp thu hút các doanh nghiệp tham gia vào đào tạo nguồn nhân lực, gắn kết giữa Nhà nước - nhà trường và doanh nghiệp vào quá trình đào tạo. Về mặt này, Việt Nam cần học tập kinh nghiệm của Nhật Bản và các nước ASEAN khác như Xingapore, Malaixia và Thái Lan.

Đổi mới thể chế kinh tế. Những thành tựu to lớn mà Việt Nam đã đạt được

trong suốt thời kỳ đổi mới đến nay đều đã bắt nguồn từ đổi mới thể chế. Đến nay, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của Việt Nam đã được hình thành về đại thể nhưng cịn q nhiều bất cập... Việt Nam có Luật Mơi trường nhưng hoạt động phá hoại mơi trường vẫn cịn khá phổ biến; có Luật Cạnh tranh, nhưng khơng hạn chế được tình trạng độc quyền; có Luật Phá sản nhưng q ít cơng ty phá sản theo luật... Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế là một định hướng chung nhất cho sự đổi mới hệ thống luật pháp Việt Nam Định hướng trên phải theo hướng hiện đại và quốc tế nghĩa là hội tụ những gì tiến bộ và hiện đại nhất mà nhân loại đã đạt tới và đương nhiên phải phù hợp với những xu hướng phát triển của thế giới, phù hợp với những điều kiện cụ thể của Việt Nam và cơ chế chung của cộng đồng ASEAN. Cơ chế chính sách của Nhà nước phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu ngành nghề của các doanh nghiệp; đồng thời phải có chính sách, địn bẩy khuyến khích những người lao động có trình độ tay nghề và chuyên môn cao (nhất là các loại nghề được phép di chuyển) yên tâm làm việc tại các doanh nghiệp Việt Nam.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước trong khối ASEAN chiếm một phần quan trọng trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Nhìn chung, việc hợp tác kinh tế của Việt Nam với các nước thuộc khối ASEAN đã đem lại rất nhiều cơ hội cho kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội, vẫn không thể thiếu những thách thức mà Việt Nam phải đương đầu, khi ngày càng có thêm nhiều những hiệp định thương mại, hợp tác giữa các nước được mở ra.

Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã thực hiện tham khảo và chỉ ra một số điểm nổi bật, bên cạnh đó phân tích và đánh giá một số cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập Cộng đồng ASEAN thơng q tính tốn các chỉ số cường độ xuất khẩu (EII) và cường độ nhập khẩu (III) giữa Việt Nam và các nước thuộc khối ASEAN và từ đó đề ra một số giải pháp, khuyến nghị để khắc phục những hạn chế, khó khăn, thách thức gặp phải khi gia nhập cộng đồng ASEAN.

Để hồn thành việc nghiên cứu này, nhóm tác giả đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ quý giá từ TS. Nguyễn Bình Dương. Những nhận định nhóm nghiên cứu đưa ra trên đây có thể chưa được tồn diện và xác đáng, mong cơ đọc và đưa ra những đánh giá khách quan để nhóm nghiên cứu có thể tiếp tục bổ sung và hoàn thiện đề tài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Slide mơn học Kinh tế khu vực, Nguyễn Thị Bình Dương

2. https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx? ID=1184&Category=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch%20chuy%C3%AAn %20%C4%91%E1%BB%81&Group=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch 3. http://vneconomy.vn/pha-ky-luc-kim-ngach-thuong-mai-viet-nam-cham-nguong- 400-ty-usd-20171219170131452.htm 4. https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx? ID=1184&Category=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch%20chuy%C3%AAn %20%C4%91%E1%BB%81&Group=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch 5. https://mpra.ub.uni-muenchen.de/29279/1/MPRA_paper_29279.pdf Nguồn dữ liệu 1. https://comtrade.un.org/ 2. https://wits.worldbank.org/WITS/WITS/WITSHELP/Content/Utilities/ e1.trade_indicators.htm 3. https://www.trademap.org/Index.aspx?AspxAutoDetectCookieSupport=1

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) cường độ thương mại giữa việt nam và các nước ASEAN (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)