1. Giải pháp cải thiện cán cân thanh toán Việt Nam
1.1 Cải thiện cán cân thương mại
Thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu. Chính sách hạn chế nhập khẩu nhằm mục đích cố gắng dịch chuyển chi tiêu nội địa từ hàng hóa nước ngồi vào hàng hóa trong nước, bao gồm: thuế nhập khẩu, hạn nghạch nhập khẩu, yêu cầu bắt buộc kết hối ngoại tệ, cấm nhập khẩu, yêu cầu giấy phép nhập khẩu,...Tác dụng của các biện pháp này là làm giảm số lượng hay giá trị nhập khẩu trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, ban đầu nó sẽ tác động trực tiếp cải thiện cán cân thương mại nói riêng và cán cân vãng lai nói chung.
Tuy nhiên những biện pháp trên chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn hạn. Trong bối cảnh nền kinh tế tự do thương mại và hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay, do luồng vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng kèm theo nhu cầu nhập khẩu lớn, Chính phủ cũng nên cân nhắc nới lỏng trong chính sách hạn chế nhập khẩu.
Trong tương lai các biện pháp hạn chế nhập khẩu sẽ rất khó hoặc có thể khơng thực hiện được nữa. Vì vậy, để cải thiện cán cân thương mại, chính phủ cần có những biện pháp thúc đẩy nhập khẩu mạnh mẽ:
- Củng cố vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước đi đôi với tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển.
- Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng cơng nghiệp hóa, gia tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến và nguyên liệu chứa nhiều hàm lượng kỹ thuật, phát triển các ngành chế biến và các lĩnh vực công nghệ hiện đại nhất như: công nghệ phần mềm, dữ liệu, lắp ráp điện tử… Về lâu dài, cần có chiến lược phát triển xuất khẩu chủ động thông qua việc xác định các ngành công nghiệp mũi nhọn, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng và các điều kiện thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu trong tương lai.
- Thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu tham gia vào ch̃i giá trị tồn cầu thơng qua việc tăng cường đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ. Ða số các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu đầu vào. Vì vậy, phát triển các ngành cơng nghiệp hỡ trợ là một trong những biện pháp quan trọng để giảm nhập khẩu nguyên vật liệu và phụ kiện, nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu đồng thời tạo điều kiện thu hút nguồn vốn nước ngoài.
1.2 Cải thiện cán cân dịch vụ
Du lịch là một ngành rất có tiềm năng phát triển ở nước ta, do đó, chúng ta cần đẩy mạnh phát triển ngành du lịch để cải thiện cán cân dịch vụ:
Thực hiện đa đạng hóa các sản phẩm và hình thức du lịch, nên kết hợp các hình thức du lịch khác nhau như du lịch sinh thái kết hợp với du lịch văn hóa, ẩm thực,...Cần có chiến lược khai thác hiện quả các điểm du lịch nổi tiếng và phát triển nâng cấp hệ thống các cơng trình, dịch vụ phục vụ du lịch.
Mặt khác, cần nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ cán bộ, lao động, hướng dẫn viên trong ngành du lịch song song với việc tuyên truyền giáo dục nhận thức cho nhân dân để mỗi người dân phải có thái độ thiện chí và lòng hiếu khách, chú trọng đến công tác tuyên truyền quảng bá về đất nước, văn hóa, con người Việt Nam.
1.3 Cải thiện cán cân thu nhập
Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, giúp giải quyết tình trạng thất nghiệp và tạo ra khoản thu không nhỏ trong cán cân thu nhập của Việt Nam. Việt Nam cần thực hiện đa dạng hóa thị trường lao động, chủ động tìm kiếm những thị trường mới nhiều tiềm năng. Trong đó, cần giữ vững những
thị trường truyền thống như Ðài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản… và đẩy mạnh xuất khẩu lao động vào các thị trường tiềm năng như Mỹ, châu Âu, Trung Ðông, đây là những thị trường có nền kinh tế phát triển và có chế độ đãi ngộ tốt, mức lương trả cho lao động cao. Đồng thời, nhà nước cần có những chính sách nâng cao chất lượng nguồn lao động: tuyển chọn, bồi dưỡng và đào tạo bài bản cho người lao động để có thể đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi ngày càng khắt khe của các thị trường xuất khẩu.
Mặt khác, chúng ta cần khuyến khích hoạt động đầu tư ra nước ngồi. Tại Việt Nam hiện nay, các hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước còn rất khiêm tốn do hạn chế về nguồn vốn. Nhà nước ta cần hướng tới hồn thiện các chính sách và hành lang pháp lý để hỡ trợ q trình triển khai dự án và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp khi đầu tư tại nước ngoài.
2 Giải pháp cải thiện cán cân thanh tốn của Nhật Bản2.1 Chính sách thu hút đầu tư từ bên ngồi 2.1 Chính sách thu hút đầu tư từ bên ngoài
Nhật Bản đã thực hiện nhiều chính sách hỡ trợ doanh nghiệp đầu tư vào thị trường nước mình. Cùng với quá trình phục hồi kinh tế và thực hiện chính sách Abenomics, Nhật Bản đang đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài từ nhiều khu vực trên thế giới, điển hình là tại châu Á, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam.
Các doanh nghiệp nước ngồi đầu tư vào Nhật Bản đều bình đẳng, các địa phương Nhật Bản khơng ưu đãi về thuế, song có thể có những chương trình hỡ trợ khác trong đầu tư ban đầu như hỡ trợ kinh phí. Ví dụ, tỉnh Kagawa có thể hỡ trợ nhà đầu tư nước ngồi đến 2 triệu yên để làm các thủ tục, tạo cơ sở kinh doanh bước đầu.
Ví dụ như ở Việt Nam, ngồi việc xúc tiến đầu tư từ Nhật Bản sang Việt Nam thông thường, JETRO (Tổ chức thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản) còn có Chương trình hỡ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ngược trở lại Nhật Bản. Khi có nguyện vọng đầu tư sang Nhật Bản, doanh nghiệp Việt Nam được hỗ trợ trong việc mở văn phòng đại diện, lập chi nhánh, công ty con hoặc pháp nhân tại Nhật và các dịch vụ khác hồn tồn miễn phí. Cũng như các doanh nghiệp nước ngồi khác, doanh nghiệp Việt khi đầu tư sang Nhật sẽ được cung cấp văn phòng tạm thời trong vòng 50 ngày làm việc tại Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp (IBSC) được đặt tại 6 thành phố lớn là Tokyo, Yokohama, Nagoya, Osaka, Kobe và Fukuoka.
Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) cung cấp nhiều sự hỗ trợ cho đầu tư trực tiếp nước ngồi của Nhật Bản. Hầu hết các khoản hỡ trợ đều có dưới hình thức “ các khoản vay đầu tư nước ngồi” có thể cung cấp cho các cơng ty Nhật Bản ( các nhà đầu tư), các chi nhánh ở Nhật Bản ( bao gồm liên doanh) và các chính phủ nước ngồi để hỡ trợ các dự án nội dung tiếng Nhật. JBIC thường tìm cách hỡ trợ các dự án FDI ra nước ngồi nhằm mục đích phát triển hoặc bảo đảm các nguồn lực ở nước ngồi có tầm quan trọng chiến lược đối với Nhật Bản.
Kết luận
Trên đây là bài nghiên cứu của chúng em về tác động của đầu tư nước ngồi đến cán cân thanh tốn tại 2 quốc gia đó là Nhật Bản và Việt Nam.
Nhìn chung, đầu tư nước ngồi đặc biệt là FDI có ảnh hưởng tích cực đối với cán cân thanh tốn quốc tế của cả Việt Nam và Nhật Bản. Đối với Việt Nam là nước nhận nhiều đầu tư từ nước ngồi, thặng dư thương mại ngày càng lớn, đóng vai trò lớn trong thặng dư cán cân vãng lai, cùng với đó là những dấu hiệu khởi sắc khi cán cân vốn và tài chính cũng đạt được mức thặng dư trong những năm trở lại đây. Còn với Nhật Bản – một đất nước phát triển, không những là quốc gia nhận đầu tư nước ngoài mà còn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, việc luồng FDI vào tăng mạnh đã khiến quốc gia này ghi nhận mức thặng dư cán cân vãng lai đầu tiên sau thảm họa động đất năm 2011 cũng như đạt được mức thâm hụt nhỏ nhất ở cán cân dịch vụ và thặng dư tăng đáng kể ở cán cân thu nhập cũng như vốn và tài chính. Tiếp đó, nhóm chúng em cũng đã đề xuất một số giải pháp cải thiện cán cân thanh toán của Việt Nam và Nhật Bản. Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu, bài tiểu luận chắc chắn khơng tránh khỏi thiếu sót.
Cuối cùng, chúng em cũng xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình và góp ý của cơ trong bài thuyết trình để nhóm có thể sửa chữa và hồn thành tốt hơn trong nghiên cứu lần này và cả công việc sau này.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình tài chính quốc tế - GS TS Nguyễn Văn Tiến
2. World Bank Data, IMF
3. Tổng cục Hải quan 4. Tổng cục Thống kê 5. Bộ Tài chính Nhật Bản 6. https://baomoi.com/thu-hut-fdi-nam-2017-tang-cao-nhat-trong-10-nam-tro-lai- day/c/24469246.epi 7. http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-phan-tich-tinh-hinh-can-can-thanh-toan-quoc- te-cua-viet-nam-giai-doan-2005-2010-27459/ 8. https://www.slideshare.net/PhongOlympia1/tc-ng-ca-fdi-n-nc-ch-u-t-v-nhn-u-t 9. https://www.slideshare.net/pikachukt04/tcq-tpptx-31554311 10.https://www.jetro.go.jp/en/reports.html 11.https://www.jetro.go.jp/en/invest/reports/ 12.http://www.dankinhte.vn/giai-phap-dieu-chinh-can-can-thanh-toan-quoc-te-vn/ 13.https://123doc.org/document/730346-cac-bien-phap-dieu-chinh-can-can-thanh- toan-quoc-te-cua-viet-nam-trong-giai-doan-hien-nay.htm
Phân cơng cơng việc
STT Họ và tên MSSV Phân cơng cơng việc
Đóng góp trên bài tiểu luận
1 Nguyễn Thị Lan Anh
(Nhóm trưởng) 1514410012
- Tác động FDI cán cân thanh toán Việt Nam
-Giải pháp đối với Việt Nam -Làm slide, tổng hợp tiểu luận
Chương 2/ Phần A [1.1 và 1.2] Chương 3 [1.] 2 Bùi Thị Hương 1514410057
-Lời mở đầu
-Tác động ODA đến cán cân thanh toán Việt Nam
-Giải pháp đối với Nhật Bản
Chương 2/ Phần A [2.] Chương 3 [1.2] 3 Phạm Thị Hiền 1514410047 -Thuyết trình
-Lý thuyết đầu tư nước ngồi, cán cân thanh tốn
-Tác động ODA đến cán cân thanh toán Việt Nam
Cả chương 1 Chương 2/ Phần A [2.] 4 Đỡ Thị Ngọc Hà 1514410036 -Phân tích tác động FDI đến cán cân thanh toán Nhật Bản
-Giải pháp đối với Việt Nam -Làm slide Chương 2/ Phần B [1.1] Chương 3 [1.]
5 Nguyễn Thị Hương Giang 1514410034
-Hỡ trợ tìm số liệu FDI của Nhật Bản
-Tác động FDI cán cân vốn Nhật Bản
Phần B [1.2]
Đánh giá chung: Các thành viên có tinh thần tự giác làm bài tập nhóm, tập trung tìm số liệu, thảo luận sửa bài, hồn thành đúng deadline.