3.1. Cơ hội
Tại Hội nghị Nông sản Tây Nguyên hướng đến toàn cầu diễn ra hồi đầu tháng 3- 2015 tại TP. Buôn Ma Thuột đã thu hút rất đông các tập đoàn đầu tư và tư vấn chiến lược đến tham dự như: Frist Indochina Group (Mỹ), là tập đoàn đầu tư và tư vấn đầu tư đa lĩnh vực, đặc biệt là phát triển thị trường quốc tế; Robenny Corp (Mỹ, Canada và Châu Á Thái Bình Dương), là tập đoàn tư vấn chiến lược phát triển kinh doanh trên thế giới, chuyên giúp các DN phát triển thị trường tại Mỹ, Canada và Châu Á - Thái Bình Dương; Professional Produce (Mỹ), chuyên thu mua nông sản và đã có mặt ở 300 quốc gia trên thế giới; cùng các hiệp hội DN trong nước và quốc tế khác.
Với mục tiêu chủ động kết nối nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông, kết nối đầu tư, xúc tiến thương mại vùng Tây Nguyên, nhiều cá nhân và tổ chức đã chia sẻ thông tin về đầu tư, thương mại, giải pháp phát triển nông sản Tây Nguyên; tạo những cơ hội giao thương cho DN trong và ngoài nước. Ông David Dingwall, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Frist Indochina Group cho biết: “Đến Dak Lak lần này là để tìm kiếm cơ hội đầu tư, hợp tác về các sản phẩm nông sản của vùng Tây Nguyên, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến vấn đề chất lượng và đóng gói, bảo quản để có những sản phẩm tươi ngon, đáp ứng được nhu cầu thị trường thế giới”. Còn theo ông Rober Trần, Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Robenny Corp, Dak Lak có nhiều sản phẩm trái cây có thể xuất khẩu sản thị trường Mỹ như bơ, sầu riêng, tuy nhiên vấn đề quan trọng nhất ở đây là sản phẩm phải đạt các tiêu chuẩn quốc tế và được bảo quản tốt nhất để xuất đi. Do vậy, Dak Lak cần tìm hiểu để kết nối với các DN đầu tư về công nghệ chế biến, bảo quản trái cây. Về phía công ty cũng đang tìm kiếm một số mặt hàng nông sản ở Dak Lak có triển vọng thâm nhập vào thị trường quốc tế, một khi giải quyết được vấn đề thị trường thì tập đoàn sẽ đầu tư, hỗ trợ, chuyển giao về công nghệ giống, bảo quản, chế biến… cho nông dân vùng này để tạo ra những sản phẩm giá trị cao xuất khẩu.
Để nông sản vùng Tây Nguyên có vị thế cạnh tranh trên thị trường thế giới, theo nhiều chun gia nơng nghiệp thì cịn rất nhiều việc cần làm. Chia sẻ các giải pháp, theo ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh, trước tiên, nông sản Tây Nguyên nhất thiết phải có quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế, tạo được cái riêng cho những sản phẩm và xây dựng thương hiệu để cạnh tranh... Tuy nhiên, hiện tại sản xuất nơng nghiệp trong vùng vẫn cịn nhiều hạn chế, do vậy việc cần làm là phải xây dựng chiến lược cho các sản phẩm đặc thù, và để làm được điều này cần có sự hỗ trợ đắc lực của chính quyền sở tại và các DN.
3.2. Thách thức
Với diện tích tự nhiên trên 5,46 triệu ha, chiếm 16,8% diện tích cả nước, Tây Nguyên là vùng có tiềm năng rất lớn trong phát triển nông, lâm, thủy sản… Tuy nhiên, đến nay việc thu hút, kết nối các doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp để tạo ra các sản phẩm xuất khẩu vẫn còn hạn chế.
Tây Nguyên (gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Dak Lak, Dak Nông và Lâm Đồng) có lợi thế lớn về đất đai, với 2 triệu ha đất bazan màu mỡ, chiếm đến 60% đất bazan cả nước, rất phù hợp với những cây công nghiệp dài ngày. Theo đó, sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên cơ bản đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành những vùng sản xuất tập trung, chuyên canh cây công nghiệp và tạo ra được khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, có lợi thế cạnh tranh trong tiêu dùng nội địa và xuất khẩu như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, ngô lai, bông vải, chè, rau, hoa quả...
Dak Lak được xem là trung tâm vùng Tây Nguyên, với diện tích tự nhiên rộng đứng thứ 4 cả nước, trong đó đất sản xuất nông nghiệp gần 540.000 ha, rất thuận lợi cho các loại cây trồng có giá trị kinh tế và xuất khẩu như cà phê, cao su, hồ tiêu phát triển và cho năng suất, chất lượng tốt, phù hợp với công nghiệp chế biến. Đến nay, giá trị sản xuất cây công nghiệp lâu năm của tỉnh chiếm tỷ lệ trên 70% ngành trồng trọt, trên 90% giá trị kim ngạch xuất khẩu và trên 50% GDP của tỉnh. Với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực như cà phê (sản lượng bình quân hằng năm hơn 440.000 tấn), cao su (hơn 31.000 tấn), hồ tiêu (15.400 tấn), sắn (hơn 533.000 tấn), mật ong (hơn 4,5 triệu lít), trong thời gian qua, hoạt động xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh đã đạt được những thành tựu quan trọng, hàng hóa do các DN sản xuất đã xuất khẩu sang 60 quốc gia và
Dak Lak cũng rất giàu tiềm năng về phát triển cây ăn trái đặc sản như bơ, sầu riêng, quýt đường, dưa hấu… đang rất “hút” hàng trên thị trường trong nước. Theo ông Trần Quốc Cường, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Tây Nguyên rất giàu tiềm năng về phát triển trồng trọt và chăn nuôi và hướng mở của vùng hiện nay là rất lớn, bởi Tây Nguyên đang đổi mới cơ chế, chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư, thu hút nguồn lực trong và ngoài nước hướng vào các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến phù hợp với tiềm năng, lợi thế đã được xác định.
Mặc dù có triển vọng lớn, nhưng hạn chế lớn nhất của các sản phẩm nông nghiệp vùng Tây Nguyên là phần lớn được xuất khẩu thô nên giá trị mang lại không cao; quy mô nhiều loại nông sản chưa lớn, chưa có quy trình sản xuất phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, vì vậy chưa thể tiếp cận với các kênh tiêu thụ của thị trường thế giới.