Phát triển cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật du lịch

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại việt nam (Trang 43 - 44)

Để nâng cao chất lượng hạ tầng nói chung, cần sự đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực này, nhưng đồng thời phải chú trọng đến yếu tố về môi trường, tránh phá vỡ kết cấu sinh thái vốn có của điểm đến. Do đó, chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển DLST cần được xây dựng căn cứ vào sự phân bố về mặt không gian của các vùng sinh thái đặc thù với sự có mặt của các lồi sinh vật đặc hữu, cũng như căn cứ vào các điều kiện về kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng... của từng vùng (Nguyễn Minh Đạo và Trần Quang Bảo, 2018).Tuy nhiên, vẫn cần đảm bảo các phương tiện vận chuyển, đường đi thuận tiện, dễ dàng di chuyển và tiếp cận để khuyến khích khách du lịch tham gia, qua đó cầu về du lịch được kích thích. Điển hình cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở hạ tầng đường xá tốt đó là việc mở rộng đường Rừng Sác tại Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (TP. HCM) đã nâng cao được chất lượng trải nghiệm của du khách khi tới đây (Ngô Thanh Loan, 2018).

Nhà nước cũng cần đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng cơ bản để phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái của các VQG, KBTTN như việc xây dựng các Trung tâm du khách, nhà nghỉ sinh thái và các cơng trình phụ trợ khác theo hướng sinh thái (Lê Văn Lanh và Bùi Xuân Trường, 2018). Nên có định hướng lâu dài quy hoach các cơng trình nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ homestay ở vùng đệm thuộc khu rừng đặc dụng, trong vùng lõi chỉ nên quy hoạch xây dựng các cơng trình quản lý bảo tồn, nghiên cứu khoa học, các trung tâm nghiên cứu học tập ưu tiên cho sinh viên, học sinh, nhà khoa học lưu trú nhằm từng bước giảm sức ép trong vùng lõi của khu rừng đặc dụng, tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư và các nhà doanh nghiệp tham gia hoạt động du lich sinh thái ở khu vực vùng đệm,…. Nên đầu tư xây dựng về quy mô và chất lượng các dịch vụ bổ trợ như cơ sở y tế, ngân hàng, viễn thông, đội tàu trực cấp cứu…phục vụ người dân và

khách du lịch phục vụ tốt người dân địa phương và khách du lịch. Tuy nhiên, việc phát triển cơ sở hạ tầng phải được thể hiện rõ trong Dự án và Đề án phát triển du lịch sinh thái cần được cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt một cách nghiêm túc nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đến tài nguyên và sinh cảnh khi thi công cũng như trong q trình vận hành.

Bên cạnh đó, theo trong điều kiện hạn chế về nguồn lực tài chính và sự ràng buộc của cơ chế chính sách hiện hành, việc thu hút và lựa chọn các hình thức hợp tác kinh doanh theo kiểu Đối tác Công-Tư (Public Private Partnership), cho thuê MTR để kinh doanh DLST là những lựa chọn nhằm tháo gỡ khó khăn trước mắt và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái (Nguyễn Minh Đạo và Trần Quang Bảo, 2018).

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại việt nam (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)