Từ kết quả bảng 7, có thể thấy các giá trị VIF của các biến đều nhỏ hơn 10. Như vậy, có thể nói mơ hình khơng mắc bệnh đa cộng tuyến.
Kiểm định tự tương quan
Với cặp giả thiết: {𝐻0: mơ hình khơng mắc tự tương quan
𝐻1: 𝑚ơ ℎì𝑛ℎ 𝑚ắ𝑐 𝑡ự 𝑡ươ𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑛
Sử dụng lệnh xtserial trong phần mềm stata ta thu được giá trị P-value= 0.7472 > 0.1 (mức ý nghĩa 10%). Từ đó, không đủ cơ sở để bác bỏ giả thiết H0 cũng có nghĩa là mơ hình khơng mắc khuyết tật tự tương quan
e) Thảo luận
Như đã trình bày ở tiểu mục lựa chọn mơ hình hồi quy mơ hình cuối cùng nhóm thu được là mơ hình hồi quy tác động cố định (FEM).
Mơ hình hồi quy mẫu:
𝐥𝐨𝐠 𝑻𝑹𝑰𝑮𝑰𝑨=−𝟑𝟏𝟔. 𝟑𝟎𝟑𝟑 + 𝟏. 𝟔𝟖𝟎𝟐𝟕𝟐 𝐥𝐨𝐠 𝑮𝑫𝑷 + 𝟏. 𝟓𝟕𝟎𝟓𝟐𝟕 𝐥𝐨𝐠 𝑷𝑶𝑷 +
𝟑𝟗. 𝟐𝟏𝟑𝟓𝟑 𝐥𝐨𝐠 𝑺 − 𝟎. 𝟑𝟒𝟕𝟕𝟓𝟖𝟓 𝐥𝐨𝐠 𝑷 + 𝒄𝒊+ 𝒖
Từ mơ hình hồi quy mẫu được xác định ở trên, nhóm tác giả đưa ra một số kết luận như sau:
Thứ nhất, hệ số góc 𝛃̂1 = 1.680272 > 0, điều này chỉ ra rằng trị giá xuất khẩu gạo
của Việt Nam đến một quốc gia khác tỷ lệ thuận với GDP tại Việt Nam. Khi các yếu tố khác khơng đổi, GDP tại Việt Nam tăng 1% thì trị giá xuất khẩu đến một quốc gia khác tăng 1.680272%. Mối quan hệ này có thể giải thích như tác động từ dịch chuyển cung trong thị trường (nếu coi thị trường thế giới là 1 thị trường chung). Nếu Việt Nam có khả năng gia tăng năng sản xuất thì dường như khả năng xuất khẩu ra nước ngồi cũng gia tăng. Điều này cũng có thể giải thích nhờ vào nghiên cứu của Sevela (2002) rằng thu nhập của đất nước càng tăng người dân càng có xu hướng sử dụng các mặt hành thay thế gạo như lúa gạo. Gặp phải hiệu ứng trên nguồn cung trong nước ngày càng tăng một cách đáng kể.
Thứ hai, hệ số góc 𝛃̂2 = 1.570527 > 0, trong mối tương quan với dân số của các
quốc gia nhập khẩu, xuất khẩu gạo được thúc đẩy mạnh mẽ cho thấy rằng các sản phẩm lúa gạo được xuất khẩu chủ yếu cho các quốc gia đông dân cư. Phát hiện này cũng đã được khẳng định bởi một sơ nghiên cứu trước đó của Papazoglou (2007), Augier, at al.(2005). Có thể giải thích hiện tương này bằng cách tiếp cận của A.Smith, nguồn tài nguyên đất của mỗi quốc gia là hữu hạn, khi dân số tăng lên vượt quá khả năng sản xuất của đất đai, đất nước sẽ dẫn đến tình trạng khan hiếm lương thực và các mặt hàng gạo.
Như vậy ta khi các yếu tố khác không đổi, dân số các nước nhập khẩu tăng 1% xuất khẩu gạo của Việt Nam đến nước đó cũng tăng lên 1.570527%
Thứ ba, hệ số góc 𝛃̂3 = 39.21353 > 0, điều này chỉ ra rằng trong mối tương quan
cùng chiều giữa diện tích trồng lúa và trị giá xuất khẩu gạo của Việt Nam. Diện tích trồng lúa càng tăng thì sản lượng thu hoạch được càng nhiều, từ đó làm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam. Như vây, khi các yếu tố khác không đổi, khi diện tích trồng lúa tăng 1% thì trị giá xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng 39.21353%.
Thứ tư, hệ số góc 𝛃̂4 = -0.3477585 < 0, trong phần chạy mơ hình, nhóm tác giả đã
chỉ ra rằng biến giá gạo của nước cạnh tranh khơng ý nghĩa thống kê trong mơ hình này. Vì vậy, khơng có mối tương quan giữa biến giá gạo của nước cạnh tranh đối với trị giá xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Thứ năm, trong mơ hình FEM khơng tính đến các biến khơng thay đổi qua các năm. Vì vậy trong mơ hình này biến khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và nước nhập khẩu bị bỏ sót. Đây cũng là một hạn chế của mơ hình.
Kết luận: Có thể thấy các giá trị 𝛃̂1, 𝛃̂2, 𝛃̂3,thể hiện mối quan hệ thuận chiều –
ngược chiều của các biến độc lập tương ứng với biến phục thuộc đúng như kỳ vọng, thể hiện ý nghĩa về mặt kinh tế của mơ hình. Hệ số R2 between=50.5% chỉ ra rằng các biến độc lập trong mơ hình giải thích được 50.5% ý nghĩa mơ hình.
IV. Hạn chế của đề tài
Nghiên cứu của nhóm tác giả phân tích, đánh giá khả năng xuất khẩu gạo đến các thị trường trên thế giới, mang lại một cái nhìn tổng quan cho người đọc về tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2017. Từ những kết quả thu được đề ra các chính sách thích hợp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam đến các quốc gia khác. Tuy nhiên bên cạnh các lợi ích mang lại, đề tài của nhóm tác giả vẫn còn tồn tại các hạn chế nhât địch.
Hạn chế lớn nhất của đề tài là vẫn chưa kiểm sóat được tất cả các yếu tố tác động đến xuất khẩu gạo của Việt Nam. Do đặc điểm thu thập số liệu cịn khá khó khăn chẳng hạn như năng lực thống kê về xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn còn yếu kém (chỉ được ghi chép từ năm 2007 và dữ liệu cịn bị bỏ sót), nhóm tác giả đã đọc qua báo cáo xuất
nhập khẩu từng năm để đưa ra được 231 số liệu về xuất khẩu gạo của Việt Nam đến các nước trên thế giới.
Một hạn chế quan trọng không kém là mơ hình tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến khơng hồn hảo của biến logS và logGDP. Nguyên nhân của khuyết tật này như đã đề cập ở trên do sự lặp lại nhiều lần của hai biến trong mẫu dữ liệu, cũng như là mối quan hệ tương quan của dân số và tổng sản phẩm quốc dân trong thời gian ngắn ( các yếu tố công nghệ, vốn,.. thay đổi 1 lượng nhỏ). Do các biến được đưa vào mơ hình là các biến quan trọng thể bỏ được, nên nhóm tác giả đã quyết định khắc phục hiện đa công tuyến bằng nhiều phương pháp khác như đổi các thước đo của các biến số, nhưng do số liệu và kiến thức còn hạn chế nên vẫn xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến khơng hồn hảo.
Kết luận
Là một ngành kinh tế rất đặc biệt, xuất khẩu gạo của Việt Nam, đặt ra cho chúng ta một câu hỏi rằng liệu các nước có thu nhập cao có thể quyết định chiều hướng của thương mại. Trong phạm vi hiểu biết của nhóm tác giả, đây là nghiên cứu đầu tiên đo lường mơ hình Lực hấp dẫn trong phạm vi một ngành với số liệu ở cấp độ quốc gia. Như Chaney (2008) đã tìm ra, các dịng thương mại, trong mối tương quan với rào cản thương mại, sẽ bị bóp méo một cách hệ thống bởi mức độ đồng nhất của quốc gia. Do đó, các dịng thương mại quốc tế chủ yếu được quyết định bởi các quốc gia khơng đồng nhất.Ngồi ra, một quốc gia có thể đa dạng hóa đối tác của mình bằng việc tham gia nhiều thị trường khác nhau, do đó tỷ suất lợi nhuận cận biên tại các thị trường khác nhau sẽ khác nhau.
Từ thực tế hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam và kết hợp với kết quả thu được từ mơ hình tác giả đề xuất ra một số hướng đi cho xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường ASEAN như sau:
Thứ nhất, cần tập trung tăng giá trị GDP của quốc gia, đẩy mạnh tăng trưởng
kinh tế, để tăng cường xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng. Tổng sản phẩm
quốc nội GDP thể hiện quy mơ của nền kinh tế, vì vậy quy mơ GDP càng lớn tức là nền kinh tế càng mạnh. Vì thế cần tập trung phát triển GDP thơng qua những cách như: tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu tăng cường ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát, đạt mức tăng trưởng cao hơn năm trước và điều hành chủ động, linh hoạt các cơng cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa. Bên cạnh đó tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.Qua đó, nước ta sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, hấp dẫn nhiều nhà đầu tư ngoài nước và tạo động lực cho việc sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu trong nước.
Thứ hai, cần tập trung phát triển tại các thị trường có khoảng cách địa lý lớn.
Đã từ lâu, những quốc gia ở đảo như Indonesia, Philippines, Malaysia, Singapore, Brunei với điều kiện tự nhiên không thuận lợi về nguồn nước cũng như điều kiện tự nhiên, vì thế lượng gạo từ các quốc gia này không đủ để cung cấp cho nguồn cung trong nước. Cịn đối với Việt Nam ta, có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi và những lợi thế sẵn có, cần được tiếp tục khai thác và phát triển xuất khẩu gạo tại các thị
trường này được xem như là hướng đi phù hợp trong ngành xuất khẩu gạo Việt Nam. Thông qua việc tạo lập mối quan hệ thương mại với các nước có nhu cầu lớn về xuất khẩu gạo, tranh thủ khai thác các mối quan hệ để ký các hiệp định xuất khẩu gạo hoặc các bản thỏa thuận phối hợp, hợp tác với các nước để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Trong quá trình xuất khẩu gạo, cần tranh thủ gây dựng uy tín thương mại quốc tế đối với các bạn hàng, từng bước tạo thói quen ưa chuộng, tiêu dùng gạo Việt Nam, từ đó đẩy mạnh xuất khẩu chiếm lĩnh thị trường.
Thứ ba, tăng diện tích đất trồng lúa và cố gắng nâng cao năng suất lúa để có thể
đáp ứng được nhiều nhu cầu từ các thị trường. Theo kết quả nghiên cứu, diện tích đất
trồng lúa có tác động tích cực đến khả năng xuất khẩu của Việt Nam. Với thực tế của Việt Nam hiện nay là diện tích đất trồng lúa đang có xu hướng giảm mạnh do q trình đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Thêm vào đó, diện tích gieo trồng lúa ở một số địa phương kém hiệu quả làm cho phải thay thế cây lúa bằng những mặt hàng khác như: ngơ, sắn, mía hoặc cây lâu năm như cam sành, sabo và hoa màu ... Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng cũng như sản lượng gạo xuất khẩu cần có các biện pháp tăng diện tích đất trồng lúa có quy hoạch theo vùng nhằm tập trung sản xuất với quy mơ lớn, giảm diện tích canh tác nhỏ nhằm đạt lợi ích kinh tế vì quy mơ.
Tóm lại, trong chừng mực nào đó, bài viết này đã nghiên cứu được các nhân tố quyết định đích đến trị trường gạo của Việt Nam thơng qua mơ hình Lực hấp dẫn và hi vọng mơ hình này sẽ góp phần nhìn nhận và tháo gỡ khó khăn trong việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tương lai.
Phụ lục
Bảng 1: Kỳ vọng dấu .................................................................................................... 20
Bảng 2: Bảng mô tả thống kế các biến ........................................................................ 21
Bảng 3: Ma trận tương quan các biến ........................................................................ 23
Bảng 4: Mô tả biến logGDP ......................................................................................... 24
Bảng 5: Mô tả biến logS ............................................................................................... 24
Bảng 6: Kết quả hồi quy mơ hình POLS, REM, FEM ............................................... 25
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình kinh tế lượng- Đại học Kinh tế Quốc dân
2. Bài giảng – Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright
3. Khuyết tật mơ hình kinh tế lượng tại địa chỉ: https://sites.google.com/site/
onthi24com/kinh-te-luong/7-phat-hien-khuyet-tat-cua-mo-hinh
4. Nghiên cứu mơ hình Hedonic tại địa chỉ: http://www1.vnua.edu.vn/tapchi /Upload/12102015-TC%20so6.2015%208.10.15_13.pdf
5. Các lệnh stata tại địa chỉ: http://tailieu.vn/doc/mot-so-lenh-trong-stata-
1448336.html
6. file:///C:/Users/admin/Downloads/SEVELA.PDF
7. Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo ở Việt Nam thời kì khủng hoảng