1 .Chỉ tiêu khả năng sinh lời
2. Kết quả hoạt động
Theo báo cáo và triển khai kế hoạch năm 2011 của Bộ xây dựng, năm 2010, ngành xây dựng tiếp tục duy trì tăng trưởng 18,75% so với năm 2009. Tổng giá trị sản xuất kinh doanh toàn ngành đạt trên 144.701 tỷ đồng. Toàn ngành đã triển khai 593 dự án đầu tư với tổng giá trị 41.004 tỷ đồng. Theo giá thực tế, giá trị sản xuất xây dựng năm 2010 ước tính tăng đến 23,1% so với năm 2009. Trong đó, khu vực nhà nước tăng 23,4%; khu vực ngoài nhà nước tăng 23%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tăng 22,7%.
Cụ thể tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất của ngành qua các năm theo khu vực được thể hiện dưới biểu đồ sau:
Biểu đồ 0.2. Giá trị sản xuất của ngành Xây dựng.
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Mặc khác, năm 2010 còn là năm ngành xây dựng thu hút vốn. Theo cơng bố của Cục Đầu tư nước ngồi - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến 21/12/2010 đạt 18,6 tỷ USD, bằng 82,2% cùng kỳ năm 2009, bao gồm: Vốn đăng ký của 969 dự án được cấp phép mới đạt 17,2 tỷ USD (Giảm 16,1% về số dự án; tăng 2,5% về số vốn so với năm trước); vốn đăng ký bổ sung của 269 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước với 1,4 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi thực hiện năm 2010 ước tính đạt 11 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2009, trong đó giá trị giải ngân của các nhà đầu tư nước ngoài đạt 8 tỷ USD. Ngành xây dựng đứng vị trí thứ 4 trong top 5 ngành thu hút vốn FDI lớn nhất năm 2010 với 141 dự án có tổng vốn hơn 1,7 tỷ USD, tăng gấp 4,4 lần so với năm 2009.
Bảng 0.4. Số liệu cấp vốn cho ngành xây dựng STT Ngành Số dự án cấp STT Ngành Số dự án cấp mới Vốn đăng kí cấp mới (triệu USD) Vốn đăng kí tăng thêm (triệu USD) Vốn đăng kí cấp mới và tăng thêm (triệu USD) 1 Kinh doanh Bất động sản 27 6.710,6 132,1 6.842,7 2 Công nghiệp chế biến, chế tạo 385 4.032,2 1.048,9 5.081,2 3 Sản xuất, phân phối điện, khí, nước,.. 6 2.942,9 9,8 2.952,6 4 Xây dựng 141 1.707,8 26,8 1.734,6 5 Vận tải kho bãi 16 824,1 55 879,1
(Nguồn: MPI & GSO)
Cụ thể tốc độ tăng trưởng về vốn FDI đăng ký vào ngành xây dựng tính đến năm 2010 được thể hiện trong biểu đồ sau:
Biểu đồ 0.3. Vốn FDI đăng kí vào ngành xây dựng qua các năm
(Nguồn: Theo MPI & GSO) Hiệu suất lao động cũng có những cải thiện đáng kể. Giá trị GDP xây dựng tăng lên cùng với số lao động tuy nhiên lại chứng kiến sự sụt giảm về năng suất lao động (tính đến năm 2010).
Bảng 0.5. Các chỉ số đánh giá lao động ngành Xây dựng
Năm GDP xây dựng (giá so sánh 2010) Lao động ngành xây dựng. (nghìn người) Năng suất lao động
Chỉ số năng suất lao động
2005 91.523 1.980 6,23 100,00%
2009 106.441 2.594 48,74 105,4%
Có thể nói, cùng với nền kinh tế cả nước đang trên đà phát triển mạnh và hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực cũng như nền kinh tế trên toàn thế giới, cùng với định hướng nhiệm vụ của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra cho ngành xây dựng là “Tăng cường quản lý nhà nước về quy hoạch, kiến trúc và xây dựng...
Phát triển ngành Xây dựng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước và có năng lực đấu thầu công trình xây dựng ở nước ngồi. Ứng dụng cơng nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng và hiệu lực quy hoạch, năng lực thiết kế, xây dựng và thẩm mỹ kiến trúc. Phát triển các hoạt động tư vấn và các DN xây dựng, trong đó chú trọng các DN mạnh theo từng lĩnh vực”, ngành Xây dựng đã nỗ lực và có những bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại, cả trong lĩnh vực xây dựng cơng trình, vật liệu xây dựng, kiến trúc và quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị và nhà ở; năng lực xây dựng cơng trình có nhiều tiến bộ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về xây dựng, kể cả những cơng trình quy mơ lớn, địi hỏi chất lượng cao, công nghệ hiện đại, ở trong và ngoài nước.
Những định hướng, chiến lược, chương trình phát triển chủ yếu trong các lĩnh vực của ngành giai đoạn 2006 - 2010 và giai đoạn 2011 - 2020 đã được Bộ Xây dựng và các địa phương tích cực triển khai thực hiện gồm: Chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, các chương trình, đề án về phát triển nhà ở và thị trường BĐS; Chương trình phát triển đơ thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020; Chương trình chống thất thốt, thất thu nước sạch, Chương trình xử lý chất thải rắn đến năm 2020; Chương trình quy hoạch xây dựng nơng thơn mới; Chương trình phát triển vật liệu xây khơng nung đến năm 2020; Đề án điều chỉnh định hướng phát triển Kiến trúc Việt Nam đến năm 2025; Đề án đổi mới cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơng trình; Đề án phát triển các đơ thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu; Quy hoạch phát triển cơng nghiệp xi măng giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030; Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải
rắn y tế nguy hại đến 2025... trong đó nổi bật là Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 - lần đầu tiên ngành Xây dựng có được Chiến lược phát triển nhà ở với nhiều quan điểm và cách tiếp cận mới, tạo ra tầm nhìn dài hạn với nhiều nội dung định hướng cụ thể cho các nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội đó là: "Giải quyết vấn đề nhà ở là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội và của người dân”; “Các chỉ tiêu phát triển nhà ở, trong đó có chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội cho từng nhóm đối tượng phải được xác định cụ thể trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hàng năm và từng giai đoạn để tổ chức triển khai; đồng thời là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền giám sát, đánh giá kết quả thực hiện”. Đây cũng là hiện thực hóa quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, với mục tiêu xây dựng xã hội vì con người.