Dự báo tốc độ tăng trưởng ngành Xây dựng và tổng mức Đầu tư

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) báo cáo ngành xây dựng 2010 (Trang 32 - 41)

4. Xu Hướng Ngành

• Các doanh nghiệp trong nước cần để tìm ra chiến lược phát triển bền vững để đủ sức cạnh tranh với các nhà thầu quốc tế. Hiện tại, chỉ có một số ít các nhà thấu lớn trong nước có cơ hội tiếp cận những phương pháp quản lý, kỹ thuật thi công tiên tiến của thế giới, tuy nhiên trong nước lại khơng có những doanh nghiệp phụ trợ để tạo ra lực hỗ trợ cho các doanh nghiệp này vươn lên tầm thế giới. Hiện nay, có một số nhà thầu lớn như CotecCons (CTD) và Hịa Bình (HBC) đang đi sâu vào mơ hình Design - Build nhằm tạo nên giá trị tăng cho các gói thầu thực hiện và cải thiện biên lợi nhuận gộp. Đây có thể xu hướng và chiến lược sắp tới cho các cơng ty xây dựng Việt Nam.

• Cịn lại các doanh nghiệp Xây Dựng vừa và nhỏ đang phát triển theo hướng tự phát, khơng có chiến lược, thế mạnh, hay sản phẩm chủ lực và sử dụng công nghệ lạc hậu. Điều này đã tạo ra sự lãng phí, thất thốt trong sản xuất và xây dựng, do đó việc phổ cập và phát triển các công nghệ thi công và quản lý mới là bước đi cần thiết cho ngành xây dựng trong thời gian sắp tới.

VI. MỘT SỐ GIẢI PHÁP & ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN

Ngành xây dựng Việt Nam trong năm 2010 có hạn chế và đang đứng trước những cơ hội để phát triển. Để ngành có thể phát triển hơn nữa, đóng góp vào sự phát triển của đất nước thì cần những giải pháp từ cả phía Chính phủ và các doanh nghiệp.

1. Các chính sách của chính phủ

Ngành xây dựng Việt Nam sau một giai đoạn bùng nổ đã có cơ hội cọ xát, học hỏi những doanh nghiệp hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới, một cơ hội hiếm hoi không đến với nhiều quốc gia khác. Trong giai đoạn này, chính sách của chính phủ đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển. Sau đây là một số giải pháp đưa ra:

• Chính sách bảo hộ:

Ưu tiên doanh nghiệp trong nước trước sự cạnh tranh của doanh nghiệp nước ngoài. Hiện nay, trước sự gia nhập các tổ chức quốc tế, chính sách mở cửa, thị trường xây dựng đã có nhiều hơn sự xuất hiện của doanh nghiệp nước ngồi. Các doanh nghiệp nước ngồi có nhiều ưu thế so với các doanh nghiệp trong nước về mặt khoa học, công nghệ-kĩ thuật, lao động, vốn,…dẫn đến năng lực cạnh tranh tốt hơn, chiếm lĩnh thị trường, gây áp lực lên ngành xây dựng trong nước.

Chính phủ nên có những chính sách bảo hộ với doanh nghiệp trong nước, ưu tiên hơn trong các cuộc cạnh tranh giữa công ty xây dựng nước ngồi và cơng ty xây dựng trong nước để các công ty trong nước có cơ hội phát triển. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước được thuận lợi về bảo lãnh, vay vốn, miễn giảm thuế…

Áp dụng chính sách tránh đánh thuế với doanh nghiệp nước ngoài, hạn chế doanh nghiệp xây dựng nước ngồi được thầu những cơng trình quan trọng thay vào đó lựa chọn doanh nghiệp trong nước. Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu phát triển để đảm bảo năng lực cạnh tranh bền vững cho ngành Xây dựng Việt Nam.

• Giảm thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính trong ngành xây dựng còn rườm ra, gây lãng phí thời gian và tiền bạc, tạo cơ hội cho tham nhũng, hối lộ. Một số dự án bị thoái vốn do tốn thời gian xử lý hồ sơ; khó khăn trong việc nhận thầu do những điều khoản khó khăn trong thủ tục; những điều kiện ngặt nghèo để thành lập doanh nghiệp … Những vẫn nhức nhối trên cũng gây cản trở lớn cho sự phát triển của ngành.

Chính phủ cần có biện pháp cắt giảm những thủ tục hành chính khơng cần thiết, đơn giản hóa thủ tục để tiết kiệm thời gian, chi phí. Chính phủ cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng, Hiệp hội Xây dựng để quản lý sát sao hơn, xử lý những vướng mắc phát sinh trong thủ tục hành chính.

• Định hướng phát triển

Những cơ hội mở ra cho ngành xây dựng cần được nắm bắt và tận dụng một cách kịp thời, hợp lý. Trách nhiệm to lớn của chính phủ trong việc phát triển ngành xây dựng là cần xác định phương hướng, mục tiêu rõ ràng cho ngành.

Xác định phương hướng rõ ràng, đề ra mục tiêu cụ thể cho ngành: Có chính sách phù hợp khuyến khích doanh nghiệp xây dựng Việt Nam chun mơn hố sản phẩm. Cần phải có những doanh nghiệp xây dựng chuyên sâu về nhà ở, hoặc về cơng trình bệnh viện, trường học hoặc một loại cơng trình cơng nghiệp hay hạ tầng nào đó. Như vậy, nguồn lực sẽ được tập trung. Truyền thơng rộng rãi về chính sách khuyến khích phát triển thị trường xây dựng ra nước ngoài nhằm thúc đẩy sự phấn đấu tự hoàn thiện theo chuẩn mực quốc tế của doanh nghiệp và người lao động trong ngành xây dựng.

2. Các chính sách của doanh nghiệp

Doanh nghiệp trước những cô hợi và thách thức phải là luôn bám sát biến động thị trường, nhận ra cơ hội, nguy cơ của mình, các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng để chuẩn bị chiến lược phù hợp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của mình để đề ra những chính sách phù hợp.

• Nâng cao chất lượng

a) Đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ

Đầu tư vào khoa học công nghệ đang là xu hướng tất yếu của thời đại công nghệ 4.0 trên tất cả các lĩnh vực, kể cả xây dựng. Trong thời đại hiện nay, khi các yếu tố về lao động đang được nâng cao triệt để, thì gần như chỉ có sự vượt trội về khoa học công nghệ mới tạo nên sự nổi bật của công ty. Việc đầu tư vào khoa học công nghệ không chỉ nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu chi phí mà cịn tạo sự khác biệt trong sản phẩm trên thị trường.

Nhưng theo số liệu năm 2010, việc dầu tư vào KHCN ở ngành xây dựng gần như bằng 0. Ngành đang gần như bỏ đi hồn tồn yếu tố phát triển khoa học cơng

nghệ, một trong những yếu tố được cho là quyết định hàng đầu cho sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nên có những chính sách đầu tư cho hoạt động R&D, thành lập những phòng ban chuyên nghiên cứu phát triển, thực hiện các tiến bộ khoa học trong việc xây dựng, giúp nâng cao năng suất lao động. Đặc biệt xây dựng còn là ngành lao động cần sử dụng nhiều máy móc và nguyên vật liệu đặc thù. Ngoài nghiên cứu phát triển, doanh nghiệp cần phải cập nhật những tiến bộ trên thới giới, nhanh chóng cập nhật và áp dụng cho mình.

b) Nâng cao chất lượng lao động doanh nghiệp

Chất lượng lao động cũng là việc doanh nghiệp cần quan tâm và nâng cao nhiều hơn. Ngành xây dựng còn là ngành cần nhiều lao động có chun mơn cao và chất lượng đồng đều, đây là vấn đề bức thiết cần được doanh nghiệp quan tâm.

Lao động Việt Nam có đặc điểm là chăm chỉ, cần cù, thơng minh, và chúng ta cần phát huy thêm điều đó. Bên cạnh đó, lao động Việt Nam vẫn có nhiều hạn chế, đặc biệt là trong ngành xây dựng thì lao động trình độ chưa cao, chưa được đào tạo bài bản, khiến cho chất lượng lao động thấp và không đồng đều. Ở nhiều địa phương, lao động cịn mang tính thời vụ do họ, ngồi mảng xây dựng ra, cịn tham gia các hoạt động nông nghiệp vụ mùa, gây ra tình trạng thiếu nhân công trong một số thời điểm nhất định trong năm.

Để giải quyết vấn đề này, một số giải pháp đưa ra như sau: Đào tạo nhân lực ngành một cách bài bản, cần có một quy chuẩn chung cho những người là công nhân ngành xây dựng. Đảm bảo công việc, thu nhập cho người lao động để họ hồn tồn dành thời gian và cơng sức trong ngành này.

Đối với người quản lý, doanh nghiệp cần có những chính sách đãi ngộ khác với lao động. Người quản lý không chỉ quan tâm đến mức lương mà còn là cơ hộ thăng tiến, cơ hội phát triển cho bản thân của họ. Doanh nghiệp phải có những đãi ngộ phù hợp với nguyện vọng trên, sự quan tâm cần thiết cho người quản lý.

c) Đảm bảo an tồn lao động

An tồn cơng trình xây dựng là một vấn đề đáng bàn luận ở Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây. Nhiều vụ tai nạn nghề nghiệp, hay tai nạn cho người đi qua cơng trình đang thi cơng, rủi ro cháy nổ xảy ra khiến nhiều người mất lòng tin vào ngành xây dựng. Việc để xảy ra các rủi ro về an tồn cơng trình sẽ khiến cho uy tín cơng ty giảm sút, về lâu dài làm giảm doanh thu của cơng ty. Vì thế việc đảm bảo an tồn cho người lao động cũng như những người ở khu vực xung quanh trong suốt quá trình diễn ra việc thi công là rất quan trọng.

Một số đề xuất đưa ra để đảm bảo an tồn cơng trình:

- Khắt khe hơn trong nội quy về đồ nghề bảo hộ, thường xuyên kiểm tra, bắt buộc công nhân mặc.

- Trang bị bình cứu hỏa tại các cơng trình lớn, thực hiện hướng dẫn xử lí khi có các tình huống bất trắc.

- Đảm bảo tính minh bạch trong thi cơng cơng trình, tránh các tai nạn xảy ra do chất lượng máy móc, dụng cụ.

KẾT LUẬN

Trong thời buổi hiện nay, ngành Xây dựng Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội cũng như thách thức để phát triển. Bến cạnh những lợi thế sẵn có thì ngành cũng gặp phải rất nhiều rào cản khó khăn từ nhiều phía cả bên trong lẫn bên ngồi. Năm 2010 có thể nói là một năm hoạt động chưa thực sự hiệu quả của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam, cần cải thiện hiệu quả hoạt động trong những năm tới.

Qua phân tích hiệu quả hoạt động gần 1300 doanh nghiệp xây dựng, nhóm thấy rằng để ngành xây dựng nâng cao hiệu quả, tỉ suất lợi nhuận thì cần có sự chung tay từ cả Chính phủ, chủ doanh nghiệp và lao động của ngành. Chính phủ cần quan tâm hơn nữa trong việc định hướng phát triển ngành, đề ra các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng phát triển. Ngồi ra, Chính Phủ phối hợp chặt chẽ cùng Bộ Xây dựng, Hiệp hội Xây dựng để quản lí được sát sao hơn, nhanh chóng xử lí các vướng mắc nếu có. Chính phủ cùng các bộ ngành hoạt động hiệu quả là cơ sở để tạo ra môi trường ngành xây dựng cạnh tranh lành mạnh, công bằng, minh bạch, giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn lực và các doanh nghiệp sản xuất hỗ trợ một cách tốt nhất. Đối với doanh nghiệp, điều cần thiết nhất là luôn bám sát biến động thị trường, nhận ra cơ hội, nguy cơ của mình, các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng để chuẩn bị chiến lược phù hợp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần tự đánh giá được điểm mạnh yếu của mình để khơng ngừng cải thiện chất lượng khâu quản lí, cơng nghệ và trình độ người lao động, từ đó tạo ra lợi thế trong ngành, chiếm lĩnh thị trường, nâng cao lợi nhuận. Người lao động trong ngành xây dựng phải có ý thức kỉ luật, an toàn lao động chặt chẽ,ham học hỏi để tiến tới hội nhập, sản xuất ra các sản phẩm tân tiến hơn.

Dựa vào bức tranh ngành xây dựng Việt Nam năm 2010, chúng em tin rằng dù cịn nhiều khó khăn nhưng với những gì đã đạt được và nỗ lực nghiêm túc của toàn ngành, xây dựng Việt Nam sẽ có những bước tiến vượt bậc hơn trong những giai đoạn tiếp theo.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tiến sĩ Vũ Thị Phương Mai, 2019, Bài học bộ môn Tổ Chức Ngành.

2. PGS. TS. Phan Thị Cúc, Giáo trình bộ mơn Lí thuyết Tài Chính, tái bản lần thứ 3, Nhà xuất bản Phương Đông.

3. Thư viện pháp luật, Bộ luật Xây dựng 2014.[Trực tuyến],

<https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Luat-Xay-dung-2014- 238644.aspx>

4. Tổng cục thống kê, 2010, Giá trị sản xuất ngành xây dựng,

<https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217>

5. Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2010, Vốn FDI đăng kí vào

ngành xây dựng qua các năm,

<http://www.mpi.gov.vn/Pages/danhba.aspx?madv=303&idtype=0>

5. Trang web Công ty Cổ phần Đèo Cả-DEOCA GROUP, 2019,

<https://deoca.vn/>

6. Trang web Tân Hoàng Minh Group, 2019, <http://tanhoangminh.com.vn/> 7. Tổng cục thống kê, 2010, Báo cáo ngành xây dựng 2010,

<http://fpts.com.vn/FileStore2/File/2015/05/13/FPTS_baocaonganhxaydung_0520 15.pdf>

8. Cổng thơng tin điện tử Chính phủ nước Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X,

<http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/ThongT

inTongHop/noidungvankiendaihoidang?categoryId=10000714&articleId=1003837 7&fbclid=IwAR12jZgbzSXc-

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) báo cáo ngành xây dựng 2010 (Trang 32 - 41)