Rào cản kĩ thuật

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) các rào cản trên thị trường cà phê thế giới, các khu vực (Trang 27 - 36)

CHƢƠNG II : TỔNG QUAN VỀ RÀO CẢN

3.2. Các rào cản trên thị trƣờng cà phê

3.2.4. Rào cản kĩ thuật

3.2.4.1. Khái niệm và vai trò của hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật

a. Khái niệm

Tiêu chuẩn kỹ thuật là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm tiêu chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, mơi trƣờng và các đối tƣợng khác trong hoạt động kinh tế- xã hội nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của các đối tƣợng này.

Đối tƣợng hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn kỹ thuật bao gồm: sản phẩm, hàng hóa; dịch vụ; q trình; mơi trƣờng và các đối tƣợng khác trong hoạt động kinh tế xã hội. Vấn đề đặt ra đối với quá trình xây dựng, công bố, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật là sự đánh giá mức độ phù hợp với tiêu chuẩn, tức là việc xác định đối tƣợng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp

với những đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định trong tiêu chuẩn tƣơng ứng. Việc đánh giá này bao gồm hoạt động thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định, chứng nhận hợp chuẩn, cơng bố hợp chuẩn, cơng nhận năng lực của phịng thử nghiệm, phòng hiểu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định.

Việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật phải:

- Dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn, nhu cầu hiện tại và xu hƣớng phát triển kinh tế - xã hội;

- Sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nƣớc ngoài làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, trừ trƣờng hợp các tiêu chuẩn đó khơng phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, kỹ thuật, cơng nghệ của Việt Nam hoặc ảnh hƣởng đến lợi ích quốc gia;

- Ƣu tiên quy định các yêu cầu về tính năng sử dụng sản phẩm, hàng hóa; hạn chế quy định các yêu cầu mang tính mơ tả hoặc thiết kế chi tiết;

- Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam.

b. Phân biệt tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

Căn cứ vào luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam phát hành năm 2006: Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, q trình, mơi trƣờng và các đối tƣợng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con ngƣời; bảo vệ động vật, thực vật, môi trƣờng; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của ngƣời tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.

Cũng giống nhƣ tiêu chuẩn kỹ thuật, đối tƣợng hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật bao gồm: sản phẩm, hàng hóa; dịch vụ; q trình; mơi trƣờng và các đối tƣợng khác trong hoạt động kinh tế xã hội.

Về cơ bản, các hoạt động, đối tƣợng hoạt động, nguyên tắc, quy định trong q trình xây dựng, cơng bố (ban hành), áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật là tƣơng tự nhau. Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản của tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật là tính bắt buộc: tiêu chuẩn kỹ thuật đƣợc xây dựng và ban hành nhƣng không bắt buộc phải áp dụng mà do các doanh nghiệp tự nguyện thực hiện. Ngƣợc lại hệ thống quy chuẩn kỹ thuật đƣợc công bố, ban hành dƣới dạng văn bản và bắt buộc phải thực hiện. Có thể nói, quy chuẩn kỹ thuật là mức tối thiểu mà các đối tƣợng hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phải đáp ứng còn tiêu chuẩn kỹ thuật bao gồm những quy định vƣợt mức quy chuẩn kỹ thuật không phải để đáp ứng những yêu cầu bắt buộc tối thiểu mà để đáp ứng với những yêu cầu ngày càng cao của con ngƣời. Những quy định trong tiêu chuẩn kỹ thuật ngày càng đƣợc tăng cƣờng và mở rộng do quá trình hội nhập kinh quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu và rộng. Những yêu cầu về kỹ thuật khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà đang mở rộng ra trên phạm vị toàn khu vực, toàn cầu. Thêm vào đó, đời sống con ngƣời ngày càng đƣợc cải thiện, mức sống ngày đƣợc nâng cao vì thế yêu cầu đối với những sản phẩm mà mình sử dụng cũng ngày càng tăng. Qua đó cho thấy, một sản phẩm đáp ứng đƣợc những tiêu chuẩn ngày càng cao của hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật thì càng có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới.

Tiêu chuẩn là căn cứ kỹ thuật cho việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật. Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật quy định mối quan hệ giữa tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Cần lƣu ý rằng một trong những mục đích áp dụng tiêu chuẩn là đảm bảo an toàn cho con ngƣời, bảo vệ sức khoẻ, mơi trƣờng và đó cũng chính là mục đích của các quy định, yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật. Do sự trùng hợp về mục đích nêu trên mà TCVN sẽ đƣợc sử dụng tối đa làm căn cứ kỹ thuật cho việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật. Trong quá trình áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật, trƣớc hết cần sử dụng các phƣơng pháp thử và phƣơng pháp đo đã đƣợc tiêu chuẩn hoá cũng nhƣ các quy tắc lấy mẫu, quy trình thử nghiệm,

đo lƣờng, v.v... bởi vì việc quy định các phƣơng pháp khác sẽ dẫn đến những rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại

3.2.4.2. Vai trò của hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật

Tiêu chuẩn giữ một vai trò quan trọng trong thƣơng mại, là yếu tố thúc đẩy giao dịch và thƣơng mại giữa các nƣớc trong trao đổi quốc tế. Tiêu chuẩn hỗ trợ cho thị trƣờng và thúc đẩy giao dịch có hiệu quả, hay nói một cách hình tƣợng thì tiêu chuẩn có thể ví nhƣ là ngơn ngữ chung sử dụng trong thƣơng mại quốc tế. Vì nguyên tắc cơ bản của tiêu chuẩn kỹ thuật là tiêu chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.

Đảm bảo an toàn, an ninh quốc gia, vệ sinh, sức khoẻ con ngƣời, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan, bảo vệ động vật, thực vật, môi trƣờng và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật thực chất là những quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, đo lƣờng an toàn lao động, bao bì đóng gói, đặc biệt là các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh phòng dịch đối với đọng và thực vật tƣơi sống, tiêu chuẩn về bảo vệ mơi trƣờng sinh thái đối với các máy móc, thiết bị và dây truyền cơng nghệ (khơng có chất phế thải độc hại, tiếng ồn không quá mức cho phép…). Những quy định này xuất phát từ các đòi hỏi thực tế của đời sống xã hội và phản ánh trình độ phát triển đạt đƣợc của nên văn minh nhân loại.

Về mặt kinh tế, những quy định này có tác dụng bảo hộ đối với thị trƣờng trong nƣớc, hạn chế và làm méo mó dịng vận động của hàng hóa trên thị trƣờng thế giới.

Các tiêu chuẩn kỹ thuật hết sức phong phú và đƣợc áp dụng phụ thuộc vào tình hình của từng quốc gia. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn này đƣợc tóm tắt lại thì bao gồm các tiêu chuẩn sau:

a. Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật an toàn vệ sinh dịch tễ

Các cơ quan chức năng đặt ra các yêu cầu liên quan chủ yếu đến kích thƣớc, hình dáng, thiết kế, độ dài và các chức năng cơ bản của sản phẩm. Theo đó, các tiêu chuẩn đối với sản phẩm cuối cùng, các phƣơng pháp sản xuất và chế biến, các thủ tục xét nghiệm, giám định, chứng nhận và chấp nhân, những quy định và các phƣơng pháp thống kê, thủ tục chọn mẫu và các phƣơng pháp đánh giá rủi ro liên quan, các yêu cầu về an tồn thực phẩm, … đƣợc áp dụng. Mục đích của các tiêu chuẩn và quy định này là nhằm bảo vệ an toàn, vệ sinh, bảo vệ sức khỏe, đời sống động, thực vật, bảo vệ môi trƣờng,…

Các tiêu chuẩn, quy định vệ sinh dịch tễ thƣờng đƣợc áp dụng là HACCP đối với thủy sản và thịt, SPS đối với các sản phẩm có nguồn gốc đa dạng sinh học.

b. Các tiêu chuẩn chế biến và sản xuất theo quy định môi trường

Đây là các tiêu chuẩn quy định sản phẩm cần phải đƣợc sản xuất nhƣ thế nào, đƣợc sử dụng nhƣ thế nào, đƣợc vứt bỏ nhƣ thế nào, những quá trình này có làm tổn hại đến mơi trƣờng hay không. Các tiêu chuẩn này đƣợc áp dụng cho giai đoạn sản xuất với mục đích nhằm hạn chế chất thải gây ơ nhiễm và lãng phí tài ngun khơng tái tạo. Việc áp dụng những tiêu chuẩn này ảnh hƣởng đến chi phí sản xuất, làm tăng giá thành và do đó tác động đến sức cạnh tranh của sản phẩm. Trong các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, Mỹ là nƣớc áp dụng các rào cản này rất triệt để. So với các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn vệ sinh, các tiêu chuẩn chế biến và sản xuất theo quy định môi trƣờng không phổ biến bằng nhƣng hiệu suất cản trở cao hơn, khả năng đáp ứng của các nƣớc phát triển rất hạn chế. Andy Urso, chuyên gia kinh tế Anh đã nhận định “những địi hỏi về mơi trƣờng của Mỹ khiến các nƣớc đã phát triển còn trở tay khơng kịp, nói chi

để hạn chế nhận khẩu cá hồi và tôm bằng các cầm nhập khẩu cá hồi từ những nƣớc mà Mỹ cho rằng phƣơng pháp đánh bắt của hộ làm ảnh hƣởng xấu đến cá heo và cấm nhập khẩu tơm từ những nƣớc sử dụng lƣới qt có hại cho rùa biển.

c. Các yêu cầu về nhãn mác

Biện pháp này đƣợc quy định chặt chẽ bằng hệ thống văn bản pháp luật, theo đó các sản phẩm phải đƣợc ghi rõ tên sản phẩm, danh mục thành phần, trọng lƣợng, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, xuất xứ, nƣớc sản xuất, nơi bán, mã số mã vạch, hƣớng dẫn sử dụng, hƣớng dẫn bảo quản… Quá trình xin cấp nhãn mác cũng nhƣ đăng ký thƣơng hiệu kéo dài hàng tháng và rất tốn kém. Đây là một rào cản thƣơng mại đƣợc sử dụng rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt tại các nƣớc phát triển.

d. Các u cầu về đóng gói bao bì

Bao gồm các quy định liên quan đến nguyên vật liệu dùng làm bao bì, những quy định về tái sinh, những quy định liên quan đến những đặc tính tự nhiên của sản phẩm và ngun vật liệu dùng làm bao bì địi hỏi việc đóng gói phải phù hợp với việc tái sinh hoặc tái sử dụng.

Các u cầu về đóng gói bao bì cũng ảnh hƣởng đến chi phí sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm do sự khác nhau về tiêu chuẩn và quy định của mỗi nƣớc, cũng nhƣ chi phí sản xuất bao bì, các nguyên vật liệu dùng làm bao bì và khả năng tái chế ở mỗi nƣớc là khác nhau.

e. Phí mơi trường

Phí mơi trƣờng thƣờng đƣợc áp dụng nhằm 3 mục tiêu chính: thu lại các chi phí phải sử dụng cho mơi trƣờng, thay đổi cách ứng xử của cá nhân và tập thể đối với các hoạt động có liên quan đến mơi trƣờng và thu các quỹ cho các hoạt động bảo vệ mơi trƣờng. Các loại phí mơi trƣờng thƣờng gồm có:

- Phí sản phẩm: áp dụng cho các sản phẩm gây ơ nhiễm, có chứa các hóa chất độc hại hoặc có một số thành phần cấu thành của sản phẩm gây khó khăn cho việc thải loại sau sử dụng.

- Phí khí thải: áp dụng đối với các chất gây ơ nhiễm thốt vào khơng khí, đất, nƣớc hoặc gây tiếng ồn.

- Phí hành chính: áp dụng kết hợp với các quy định để trang trải các chi phí dịch vụ của chính phủ để bảo vệ mơi trƣờng.

Phí mơi trƣờng có thể đƣợc thu từ nhà sản xuất hoặc ngƣời tiêu dùng hoặc cả nhà sản xuất và ngƣời tiêu dùng.

f. Nhãn sinh thái

Sản phẩm đƣợc dán nhãn sinh thái nhằm mục đích thơng báo cho ngƣời tiêu dùng biết sản phẩm đó đƣợc coi là tốt hơn về mặt môi trƣờng. Các tiêu chuẩn về nhãn sinh thái đƣợc xây dựng trên cơ sở phân tích chu kỳ sống của sản phẩm, từ giai đoạn tiền sản xuất, sản xuất, phân phối, tiêu thụ, thải loại sau sử dụng, qua đó đánh giá mức độ ảnh hƣởng đối với môi trƣờng của sản phẩm ở các giai đoạn khác nhau trong tồn bộ chu kỳ sống của nó.

Sản phẩm đƣợc dán nhãn sinh thái, thƣờng đƣợc gọi là “sản phẩm xanh” có khả năng cạnh tranh cao hơn so với sản phẩm cùng chủng loại nhƣng không dán nhãn sinh thai do ngƣời tiêu dùng thƣờng thích và an tâm khi sử dụng các sản phẩm xanh hơn. Ví dụ: trên thị trƣờng Mỹ, các loại thủy sản có dán nhãn sinh thái thƣờng có giá bán cao hơn, ít nhất 20% có khi gấp 2-3 lần thủy sản thông thƣờng cùng loại.

3.2.4.4. Tổng kết kinh nghiệm của Brazil về xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu

chuẩn kỹ thuật của cà phê xuất khẩu

Brazil là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới hiện nay với sản lƣợng ổn định. Qua điều tra, khảo sát cho thấy, mặc dù điều kiện đất đai của nƣớc này chƣa hẳn đã tốt hơn nƣớc ta, tuy nhiên sản phầm cà phê của Brazil lại rất có uy tín trên thế giới nhờ chất lƣợng cao đáp ứng đƣợc những yêu cầu khắt khe, nghiêm ngặt của các thị trƣờng khó tính nhất thế giới trong đó khơng thể khơng kể đến thị trƣờng EU. Qua đó cho thấy, Brazil đã xây dựng đƣợc một hệ

của Brazil là cần thiết đối với Việt Nam trong q trình hồn thiện hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đối với cà phê xuất khẩu. Nắm bắt đƣợc tình hình, năm 2007 Việt Nam cũng cử một đồn điều tra, khảo sát quá trình sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn quốc tế của Brazil. Brazil đạt đƣợc những thành tựu trong xuất khẩu cà phê nhƣ hiện nay là do có giống tốt và đồng bộ, quy trình và kỹ thuật sản xuất - chế biến tiên tiến, có hệ thống nghiên cứu khoa học rất tốt. Qua đây có thể thấy rằng, Brazil đã xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn cà phê hết sức đồng bộ từ khâu nghiên cứu cây giống đến việc kỹ thuật trồng trọt, sản xuất và chế biến cà phê. Ngoài ra, Brazil cũng tiến hành xây dựng chƣơng trình áp dụng tiêu chuẩn quốc tế về cà phê, tiêu biểu là Bộ tiêu chuẩn chung của cộng đồng cà phê thế giới (4C).

Ngành cà phê của Brazil có 04 nhóm tổ chức chính: Tổ chức của các nhà sản xuất (bao gồm các nhà sản xuất nhỏ lẻ và các hợp tác xã), Tổ chức của các nhà rang xay; Tổ chức của các nhà sản xuất cà phê hòa tan và tổ chức của các nhà xuất khẩu. Các tổ chức ngành hàng này đại diện cho từng nhóm ngƣời khác nhau, tham gia vào q trình thảo luận, hoạch định và thực hiện chính sách; xác định, điều chỉnh, giám sát đánh giá nghiên cứu kỹ thuật cà phê; thực hiện các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại, tăng cƣờng chất lƣợng cà phê. Cịn Bộ Nơng nghiệp Brazil thì có chức năng nghiên cứu, hoạch định chính sách, chịu trách nhiệm về các vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm, phịng chống bệnh dịch.

Ngoài ra, Brazil cịn có các tổ chức hỗ trợ khác nhƣ Nhóm các tổ chức nghiên cứu cà phê (Coffee Research Consortium- CRC) chịu trách nhiệm nghiên cứu và chuyển giao các vấn đề kỹ thuật cho cà phê, bao gồm nhiều tổ chức nghiên cứu khác nhau nhƣ tổ chức nghiên cứu nơng nghiệp của chính phủ, các đơn vị nghiên cứu của các trƣờng đại học, các tổ chức phi chính phủ… Bên cạnh các tổ chức nghiên cứu kỹ thuật cà phê, Brazil cịn có tổ chức nghiên cứu kinh tế- xã hội ngành hàng (Coffee Intelligence Center), chịu trách nhiệm nghiên cứu, dự báo, cung cấp thông tin thị trƣờng cà phê thế giới và Brazil cho

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) các rào cản trên thị trường cà phê thế giới, các khu vực (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)