Tác động của hiện tượng đơla hóa đối với nền kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) đô la hoá và tác động của nó đến với nền kinh tế việt nam giai đoạn 2013 2019 (Trang 39 - 42)

2.1 .Thực trạng của hiện tượng đô la hóa ở Việt Nam giai đoạn 2013-2019

2.3. Tác động của hiện tượng đơla hóa đối với nền kinh tế Việt Nam

2.3.1. Tác động tích cực

Đồng USD đã trở thành một phần không thể thiếu trong khối tiền tệ quốc gia, hơn nữa, đó là một thành phần tích cực. Chính sách tiền tệ thắt chặt trong thời gian dài nhằm đối phó với ngu cơ lạm phát đã khơng tác động quá tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chính là nhờ sự hiện diện của USD. Nhờ nó, các hoạt động kinh tế trong khu vực tư nhân vẫn tiếp tục tăng trưởng, ngay cả trong thời kỳ mà khu vực này không tiếp cận được các khoản tín dụng cần thiết từ hệ thống ngân hàng.

Thu hút đầu tư nước ngoài, tăng nguồn cung ngoiaj tệ - nguồn lực quan trong giúp Việt Nam giải quyết được phần lớn các nhu cầu về vốn vay, xây dựng cơ sở hạ tầng – đơ la hố có thể giúp Việt Nam thu hút khách du lịch, kiều hối, tạo thuận lợi cho việc buôn bán, trao đổi bàng ngoại tệ…

Sự thay thế giữa tài sản bằng ngoại tệ và nội tệ ngay ở trong nước diễn ra dễ dàng hơn khi nền kinh tế cịn tình trạng đơ la hóa. Ở nền kinh tế khơng có đơ la hóa, khi chu chuyển vốn vẫn chịu sự kiểm soát, sự thay thế tài sản nội tệ và ngoại tệ sẽ kém nhạy cảm với chênh lệch giữa lãi suất quốc tế và trong nước. Nhưng trong điều kiện của Việt Nam cịn đơ la hóa, sự thay thế tài sản nội tệ và ngoại tệ có thể diễn ra nhanh chóng và khá nhạy cảm bởi chênh lệch lãi suất trong nước và quốc tế (sự thay thế diễn ra càng nhiều thì biến động về cân đối theo loại tiền của hệ thống ngân hàng càng lớn).

2.3.2. Tác động tiêu cực

Đơ la hóa gia tăng đặt thách thức đối với việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ, từ khâu thống kê các tổng lượng tiền, xác định các mục tiêu cũng như sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để truyền tải tác động nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng.

Khi cịn tình trạng đơ la hóa bằng tiền mặt, việc đo lường tổng phương tiện thanh toán (M2) nền kinh tế sẽ hạn chế bởi khơng thể tính tốn lượng ngoại tệ tiền mặt tham gia vào lưu thơng với chức năng phương tiện trung gian thanh tốn như VND. Chúng ta có thể thấy M2 được thống kê trên bảng cân đối tiền tệ của toàn

ngành, gồm tiền mặt trong lưu thông ký hiệu là C (tiền mặt VND ngoài hệ thống ngân hàng + tiền mặt tại quỹ của các NHTM) và tiền gửi. Tiền mặt VND mặc dù nằm trong lưu thông nhưng NHNN đo lường được bởi NHNN là người phát hành ra đồng tiền này cùng với những thống kê về lượng tiền mặt tồn quỹ, nhưng lượng tiền mặt ngoại tệ tham gia lưu thơng thì khơng thể. Ngoại tệ tiền mặt được chu chuyển vào Việt Nam dưới nhiều hình thức như chuyển tiền kiều hối, chi tiêu ngoại tệ tiền mặt của khách du lịch... Do vậy, việc tính tốn lượng tiền cung ứng tăng thêm hàng năm, để kiểm soát M2 tăng trưởng phù hợp với tăng trưởng kinh tế và lạm phát gặp khó khăn.

Việc kiểm sốt M2 thơng qua điều hành lượng tiền cơ sở (MB) khó khăn hơn vì: (i) Tổng phương tiện thanh tốn bao gồm cả VND và ngoại tệ nên số nhân tiền tệ của hai đại lượng này biến động khác nhau tùy thuộc vào diễn biến lãi suất, tỷ giá, tâm lý găm giữ ngoại tệ...; (ii) Với tình trạng đơ la hóa tồn tại, khối tiền MB sẽ kém quyền lực hơn là trong điều kiện nền kinh tế khơng có tình trạng đơ la hóa, do vậy, khả năng kiểm sốt tiền tệ của NHNN gặp khó khăn; (ii) Luồng vốn vào dưới dạng tiền gửi của người không cư trú về nguyên tắc sẽ khơng có số nhân tiền tệ, nhưng trường hợp các NHTM được phép sử dụng để cấp tín dụng thì xuất hiện số nhân tiền tệ. Bởi vậy, khi quá trình tự do hóa luồng vốn càng nhanh, thì áp lực tăng tổng phương tiện thanh tốn cịn bị cộng hưởng bởi tình trạng đơ la hóa, đặc biệt, khi mục tiêu chính sách tập trung nhiều vào tăng trưởng kinh tế.

Khi tồn tại tình trạng đơ la hóa cả bên tài sản Nợ (tiền gửi ngoại tệ tại hệ thống ngân hàng) và bên tài sản Có (tín dụng ngoại tệ) thì dễ dẫn đến những mất cân đối về loại tiền, ln có sự dịch chuyển giữa đồng nội tệ và ngoại tệ, đặc biệt, khi lãi suất và tỷ giá có nhiều thay đổi. Đối với những nước có thâm hụt thương mại và cán cân vãng lai kéo dài thì mất cân đối ngoại tệ ln bị đe dọa vì thường xun có sự dịch chuyển giữa tiền gửi USD và tiền gửi VND. Số liệu lịch sử cho thấy thời kỳ 1995 - 1997, hệ thống ngân hàng có tỷ lệ tín dụng ngoại tệ/tiền gửi ngoại tệ ở mức 103 - 147% nhưng giảm mạnh xuống còn khoảng 45 - 50% trong giai đoạn 1999 - 2002 và bắt đầu tăng mức trên 90% vào những năm gần đây.

Trong điều kiện nền kinh tế cịn bị đơ la hóa, hiệu quả của các cơng cụ chính sách tiền tệ hạn chế và tác động rất phức tạp, làm cho việc thiết lập cơ chế chuyển tải chính sách tiền tệ khó khăn hơn. Ví dụ, đối với cơ chế truyền dẫn qua kênh lãi suất, để đạt mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, lãi suất điều hành của Ngân hàng Trung ương giảm, tác động làm giảm lãi suất thị trường, theo đó, sẽ kích thích tiêu dùng, đầu tư, bởi vậy làm tăng tổng cầu, tăng lạm phát. Tuy nhiên, do có tình trạng đơ la hóa, khi lãi suất thị trường giảm, thay vì vay vốn để đầu tư và tiêu dùng, người dân có vay nội tệ để mua ngoại tệ ngay tại trong nước nếu họ cho rằng tỷ giá có xu hướng tăng. Điều này khiến mục đích của việc giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng kinh tế khó có thể đạt được. Hay một ví dụ khác, sử dụng cơng cụ chính sách tỷ giá để tăng xuất khẩu, giảm nhập siêu nhưng như thế sẽ có thể gây khó khăn cho chính các doanh nghiệp xuất khẩu nếu các doanh nghiệp này có dư nợ tín dụng ngoại tệ lớn, tỷ giá tăng lên vừa có lợi cho doanh nghiệp nhưng cũng bất lợi cho doanh nghiệp, trường hợp này doanh nghiệp có thể có những phản ứng khác nhau. Bởi vậy, đơi khi tác động của chính sách khơng đạt được mục tiêu như mong muốn vì đơ la hóa là mơi trường dễ phát sinh những biến động và khó có thể đo lường tác động của chính sách.

Gây áp lực tới NHNN can thiệp trên thị trường ngoại hối ngay cả khi tổng thể nền kinh tế khơng bị mất cân đối cung cầu ngoại tệ vì các khu vực của nền kinh tế có xu hướng găm giữ ngoại tệ. Một nền kinh tế khơng có sự găm giữ ngoại tệ, Ngân hàng Trung ương chỉ bán ngoại tệ khi các khu vực trong nền kinh tế đã giao dịch với nhau nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ. Tuy nhiên, ở Việt Nam lại khác, ngay cả khi tổng thể nền kinh tế có dư cung ngoại tệ, NHNN vẫn phải bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Một trong những nguyên nhân là do các khu vực của nền kinh tế găm giữ ngoại tệ, không bán cho hệ thống ngân hàng nhưng mặt khác, lại có nhu cầu mua ngoại tệ, tạo căng thẳng trên thị trường ngoại hối, kết quả là NHNN phải can thiệp trên thị trường ngoại hối với mức độ lớn để đáp ứng cho nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế. Nếu ngoại tệ được thông suốt giữa các khu vực, cung cầu ngoại tệ cho các giao dịch tự định tự cân đối được, NHNN không cần phải bán ra.

Như vậy, nhìn chung hiện tượng đơ la hố đã có những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế. Đơ la hố bóp méo cung cầu ngoại tệ, khiến cho tỷ giá không phản

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG ĐƠ LA HĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) đô la hoá và tác động của nó đến với nền kinh tế việt nam giai đoạn 2013 2019 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)