Dữ trự ngoại hối Việt Nam 2016

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) đô la hoá và tác động của nó đến với nền kinh tế việt nam giai đoạn 2013 2019 (Trang 26 - 30)

Năm 2017

Năm 2017, được nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế đánh giá là năm thành công trong công tác quản lý ngoại hối, quản lý thị trường ngoại tệ và thị trường vàng của NHNN. Trong năm, NHNN tiếp tục điều hành linh hoạt tỷ giá trung tâm; trong điều kiện nguồn cung ngoại tệ dồi dào, điều chỉnh linh hoạt tỷ giá mua ngoại tệ phù hợp với diễn biến thị trường để mua ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước. Đồng thời thực hiện linh hoạt các cơng cụ CSTT để duy trì chênh lệch lãi suất VND và USD ở mức hợp lý, điều hành thanh khoản tiền đồng để vừa hỗ trợ ổn định tỷ giá khi cần thiết, vừa hỗ trợ thực hiện mục tiêu ổn định lãi suất trên thị trường (huy động của các ngân hàng từ dân cư và tổ chức kinh tế). Theo đánh giá của Bloomberg, đồng Việt Nam là một trong những đồng tiền ổn định nhất Châu Á. Thanh khoản thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế được đáp ứng đầy đủ, kịp thời, hệ thống các TCTD mua ròng ngoại tệ từ tổ chức, cá nhân với khối lượng lớn, từ đó có điều kiện bán lại cho NHNN để bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước.

Trong những năm gần đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tương đối thành công trong việc thực hiện mục tiêu ổn định tỷ giá. Tính trung bình, VND chỉ mất giá

khoảng 2%/năm trong năm 2017 so với USD trong giai đoạn 2012 - 2016. Theo lý thuyết, trong điều kiện lãi suất huy động VND hiện nay là 5%, còn trần lãi suất huy động USD theo quy định của NHNN là 0%, việc VND chỉ mất giá 2%/năm so với USD sẽ khiến tình trạng đơ la hố giảm.

Trên thực tế, tình trạng đơ la hố cũng đã có xu hướng giảm trong giai đoạn 2012 - 2016. Tuy nhiên, theo Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tín dụng ngoại tệ trong 6 tháng đầu năm 2017 đã tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2016, chiếm 8,3% tổng tín dụng. Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này là do khi rủi ro về tỷ giá không lớn (đặc biệt là khi đồng USD giảm giá mạnh trong 6 tháng đầu năm 2017), còn lãi suất cho vay VND lại ở mức cao, nhu cầu vay và huy động USD sẽ có xu hướng gia tăng.

Cụ thể, với mức lãi suất cho vay tháng 8/2017 là 7%, còn kỳ vọng VND mất giá so với USD chỉ khoảng 2%/năm, các doanh nghiệp sẽ có nhu cầu vay USD với mức lãi suất từ 4-5%, và do vậy, các ngân hàng thương mại cũng sẽ có nhu cầu huy động USD từ nền kinh tế với mức lãi suất từ 1 - 2%.

Trước thực trạng chênh lệch lãi suất VND và lãi suất USD nêu trên, một số đề xuất cho rằng NHNN cần nâng lãi suất tiền gửi USD để huy động vốn USD với lãi suất thấp.

Tuy nhiên, TS Nguyễn Đức Độ, Viện Kinh tế Tài chính (Học viện Tài chính) cho rằng nếu lãi suất chỉ được nâng nhẹ lên mức 0,5% - 1%, nó sẽ khơng có tác động đáng kể tới việc huy động thêm vốn cho nền kinh tế, bởi các NHTM hiện vẫn đang huy động USD với lãi suất 2%. Nhưng nếu nâng lãi suất huy động USD lên mức 2% hoặc cao hơn, thì với rủi ro tỷ giá là 2%/năm và chênh lệch lãi suất huy động và cho vay (NIM) là 3%, lãi suất cho vay VND sẽ khó có thể giảm xuống dưới mức 7% hiện nay, và do vậy, chủ trương giảm lãi suất của Chính phủ sẽ khó được thực hiện. Nói cách khác, yêu cầu hạ lãi suất VND và nâng lãi suất USD để tăng huy động vốn có thể mâu thuẫn nhau nếu khơng được tính tốn kỹ lưỡng.

Bởi vậy, một giải pháp khác cho thực trạng chênh lệch lãi suất giữa USD và VND hiện nay là giảm lãi suất cho vay VND để từ đó giảm nhu cầu vay USD từ các doanh nghiệp cũng như nhu cầu huy động USD từ các ngân hàng. Khi lãi suất cho vay giảm xuống, chẳng hạn còn 6% thay cho 7% như trước đây, và NHNN tiếp tục

ổn định tốc độ mất giá của VND so với USD ở mức khoảng 2%/năm, các doanh nghiệp sẽ chỉ có nhu cầu vay USD nếu lãi suất cho vay USD giảm xuống cịn từ 3- 4% và các NHTM sẽ chỉ có nhu cầu huy động USD ở mức lãi suất từ 0-1%.

Về lý thuyết, tình trạng găm giữ USD sẽ chủ yếu phụ thuộc vào tương quan lãi suất giữa VND và lãi suất USD, nên khi giảm đồng thời 1% đối với cả lãi suất VND và lãi suất USD, sẽ khơng có tác động giảm tình trạng đơ la hố. Tuy nhiên, trên thực tế do việc nắm giữ USD phải chịu các chi phí liên quan đến mua/bán, chuyển đổi, thậm chí cả vấn đề pháp lý, nên khi mức lãi suất USD giảm về mặt tuyệt đối xuống cịn 0%, động cơ nắm giữ USD và tình trạng đơ la hóa nhiều khả năng sẽ giảm theo. Có thể thấy, trong suốt thời gian đó, NHNN đã thực hiện các giải pháp điều hành tỷ giá linh hoạt trên cơ sở bám sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, có kết hợp đồng bộ với các cơng cụ chính sách tiền tệ khác, tỷ giá và thị trường ngoại tệ. Chính vì vậy, từ năm 2016 đến nay về cơ bản diễn biến tỷ giá ổn định, Tỷ giá năm 2017 về cơ bản ổn định, tỷ giá USD/VND chỉ tăng 1,2%. Đây là điểm sáng để Việt Nam được nâng xếp hạng tín nhiệm bởi các tổ chức quốc tế. Cùng với đó, thanh khoản thị trường ngoại tệ thông suốt. Các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế được đáp ứng đầy đủ, kịp thời.

Hệ thống các tổ chức tín dụng mua rịng ngoại tệ từ tổ chức, cá nhân với khối lượng lớn, từ đó có điều kiện bán lại cho Ngân hàng Nhà nước để bổ sung. Mạng lưới hoạt động của các đại lý đổi ngoại tệ ngày càng được mở rộng nhằm thu hút lượng ngoại tệ trong dân cư vào hệ thống ngân hàng và là một trong những kênh quan trọng thu hút được nguồn ngoại tệ tiền mặt từ cá nhân là người nước ngồi đến Việt Nam du lịch, thăm viếng… Tính đến thời điểm cuối năm 2017, số lượng đại lý đổi ngoại tệ đã tăng lên mức 538 đại lý, doanh số đổi ngoại tệ năm 2017 ước đạt tới khoảng 245 triệu USD. Đồng thời, tổng doanh số ngoại tệ tiền mặt TCTD mua từ cá nhân trong năm 2017 ước đạt khoảng 3,3 tỷ USD cho thấy, xu hướng nắm giữ ngoại tệ tiền mặt của người dân đã giảm mạnh.

Như vậy, đi đơi với việc kiên định thực hiện chính sách ổn định kinh tế vĩ mơ và kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý, tiếp tục điều hành linh hoạt tỷ giá trung tâm theo sát diễn biến thị trường, trong năm 2017, NHNN đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp về quản lý ngoại hối được nêu ở phần trên để từng bước chuyển hóa nguồn lực

ngoại tệ và vàng trong tổ chức và dân cư phục vụ sản xuất kinh doanh, tăng nguồn cung cho thị trường ngoại hối, góp phần tăng quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước bao gồm:

(i) Chính sách thu hút có hiệu quả nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng (ii) Hạn chế việc nắm giữ ngoại tệ của doanh nghiệp, dân cư;

(iii) Chính sách hỗ trợ phát triển xuất khẩu, thu hút luồng tiền kiều hối chuyển về nước;

(iv) Chính sách thu hút dịng vốn nước ngồi có chọn lọc giúp dịng vốn đầu tư FII và FDI tăng mạnh trong năm 2017;

(v) Góp phần giúp việc thối vốn thành cơng tại một số doanh nghiệp nhà nước như việc thoái vốn tại Sabeco đã bổ sung cho thị trường ngoại hối gần 5 tỷ USD vào những tháng cuối năm 2017;

(vi) Quản lý có hiệu quả thị trường ngoại tệ và thị trường vàng và chủ động, tranh thủ mua ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối nhà nước khi thị trường thuận lợi và thực hiện đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước theo hướng đa dạng hóa cả về đồng tiền cũng như hình thức đầu tư trong khi vẫn đảm bảo mục tiêu bảo toàn, thanh khoản và sinh lời.

Mặc dù ở một số thời điểm tỷ giá có diễn biến tăng bởi các biến động mạnh trên thị trường tài chính quốc tế, nhưng thanh khoản ngoại tệ tốt, cung cầu ngoại tệ được đảm bảo, các TCTD đã đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu ngoại tệ hợp pháp phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tình trạng đơ la hóa giảm, niềm tin của người dân vào VND được củng cố, nhu cầu nắm giữ ngoại tệ giảm nên người dân đã bán ngoại tệ cho các TCTD, nhờ đó NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ để tăng mạnh dự trữ ngoại hối nhà nước.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) đô la hoá và tác động của nó đến với nền kinh tế việt nam giai đoạn 2013 2019 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)