Nguồn: Trang web chính thức của cộng đồng hồ tiêu thế giới.(http://www.ipcnet.org)
Giá tổng hợp cho tháng 7 năm 2019 theo báo cáo có sự khác biệt rõ rệt giữa giá hồ tiêu trắng và hồ tiêu đen. Giá tổng hợp của hạt tiêu đen được báo cáo ở mức 2.498 USD mỗi Mt (Bảng 2) hoặc mất 106 USD mỗi Mt so với tháng trước. Trong khi đó,
giá tổng hợp của hạt tiêu trắng được báo cáo là ổn định và tương đối không thay đổi ở mức 3.768 USD mỗi Mt.
1.1.3. Đánh giá chung
Theo kết quả của các bài báo cáo và cuộc nghiên cứu thị trường hồ tiêu trên toàn thế giới trong giai đoạn từ 2010 đến nay, ta có thể rút ra được diễn biến của giá hồ tiêu trong giai đoạn này có 2 xu hướng. Thứ nhất là từ giai đoạn 2010 đến 2016 chứng kiến sự tăng trưởng một cách thần kỳ của giá hồ tiêu trên thế giới đạt mức kỷ lục vào năm 2015 với giá hồ tiêu đen và trắng đều tăng 2,5 lần so với năm 2010. Tuy nhiên ngay sau đó khi bước vào năm 2017, giá hồ tiêu bắt đầu tụt dốc do sự tăng sản lượng quá lớn, cung vượt cầu dẫn tới dư thừa đẩy giá hồ tiêu xuống dốc. Từ đó đến nay tình hình giá hồ tiêu ln ở mức thấp và khơng mấy khả quan. Tình hình này đã tác động một cách tiêu cực đến các nước sản xuất hồ tiêu lớn trên thế giới.
1.2. Giá hồ tiêu tại Việt Nam từ năm 2010 đến nay:
1.2.1. Tổng quan về nhành hồ tiêu Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay a. Diện tích trồng hồ tiêu tăng mạnh:
Biểu đồ 2.4: Diện tích gieo trồng, diện tích thu hoạch và sản lượng hồ tiêu
Tổng diện tích hồ tiêu nước ta liên tục tăng nhanh trong khoảng 10 năm trở lại đây, đặc biệt tăng rất nhanh từ năm 2010. Chỉ trong vòng 5 năm, từ năm 2010 đến 2014, tổng diện tích hồ tiêu tăng từ 51.300 ha đến 83.800 ha (tăng 63%).
Năm 2010 diện tích trồng mới chỉ khoảng 7.000 ha, tuy nhiên đến năm 2014 thì diện tích trồng mới lên đến 27.000 ha (tăng gần 4 lần). Trong khi đó diện tích thu hoạch hồ tiêu chỉ tăng khoảng 12.000 ha trong giai đoạn này. Việc tăng diện tích thu hoạch hồ tiêu dẫn đến tăng sản lượng hồ tiêu Việt nam. Trong vòng khoảng 10 năm, sản lượng hồ tiêu Việt nam tăng gấp đôi từ 70.900 tấn đến 147.400 tấn.
b. Sơ lược diễn biến giá hồ tiêu trong giai đoạn từ 2010 đến nay:
Giai đoạn 2001-2006, hồ tiêu trở lại chu kỳ giá thấp. Đến năm 2007 bắt đầu đi vào thời kỳ giá cao và đạt đỉnh cao mới từ 2011 đến 2013, nhưng cao nhất là các năm 2014 và 2015, khi giá hồ tiêu trong nước trên 200.000 đồng/kg và giá xuất khẩu trên 7.800USD/tấn tiêu đen, 11.200USD/tấn tiêu trắng. Năm 2016, hồ tiêu bắt đầu rơi dần xuống và từ năm 2017 đến nay thì bước vào chu kỳ giá thấp.
1.2.2. Giá hồ tiêu trong giai đoạn 2010-2015:
Nhìn chung, giá hồ tiêu trong giai đoạn 2010-2015 tăng mạnh, đỉnh điểm là khoảng thời gian từ năm 2014-2015. Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam: Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới từ năm 2001 với lượng xuất khẩu đạt 56.509 tấn, chiếm 28,3% thị phần. Đến năm 2010, con số xuất khẩu đạt 116.861 tấn và tỷ lệ này tăng lên 43,4%. Theo thống kê, giá tiêu mỗi năm lại tăng lên: năm 2009 là 39.000 đồng/kg, năm 2010 là 62.000 đồng/kg, năm 2011-2013 đạt từ 125.000-140.000 đồng/kg, đỉnh điểm có lúc lên đến 160.000 đồng/kg. Tiêu Việt Nam đang chiếm hơn 50% thị phần giao dịch tiêu trên toàn cầu.
Trong tháng 5/2010 theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, lượng hạt tiêu của Việt Nam xuất khẩu là hơn 15 nghìn tấn, giảm 6,4% và kim ngạch đạt 49 triệu USD, giảm 1,5% so với tháng 4/2010.
Với kết quả xuất khẩu của tháng 05/2010 đã nâng tổng lượng hạt tiêu xuất khẩu của nước ta trong 5 tháng đầu năm 2010 lên 60 nghìn tấn với kim ngạch 184 triệu USD, . Các tính tốn cho thấy mặc dù lượng xuất khẩu nhóm hàng này chỉ tăng 11%
nhưng do đơn giá xuất khẩu bình quân tăng 33,4% so với đơn giá bình quân của 5 tháng/2009, ở mức gần 3100 USD/tấn. Do đó, trị giá xuất khẩu tăng tới 48,1% so với cùng kỳ năm 2009. Như vậy, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2010 tăng mạnh cả về lượng, trị giá và đơn giá so với 5 tháng/2009.
Biểu đồ 2.5: Lượng, trị giá, đơn giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam năm 2009 và 5 tháng đầu năm 2010
Nguồn: Thống kê của Tổng cục Hải Quan
Năm 2011, giá xuất khẩu hồ tiêu liên tục tăng cao, nếu như trong những tháng đầu năm 2011, giá hồ tiêu ở mức từ 80.000- 100.000 VNĐ/kg thì năm 2011, giá hồ tiêu đang ở mức gần 150.000 đồng/kg.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng tiêu xuất khẩu năm 2012 đạt 118 ngàn tấn với kim ngạch 802 triệu USD, giảm 4,3% về lượng nhưng tăng 9,6% về giá trị so với năm 2011. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 11 tháng đạt 6.792 USD/tấn, tăng 15,8% so với năm trước.
Năm 2013, theo báo cáo của ngành NN&PTNT, xuất khẩu hồ tiêu cả nước ước đạt 134.000 tấn với kim ngạch đạt 899 triệu USD, tăng gần 15% về lượng và tăng hơn 13% về kim ngạch so với năm 2012.
Đầu năm 2014, giá hồ tiêu đạt mức được coi là kỷ lục với 145.000 VNĐ/kg, nhưng đến tháng 7 còn lên tới 190.000 VNĐ/kg.
Năm 2015, Việt Nam xuất khẩu 135.000 tấn hồ tiêu, thu về 1,26 tỷ USD, giảm 13% về lượng nhưng tăng 5% giá trị so với năm 2014. Đây cũng là năm XK hồ tiêu đạt kim ngạch cao nhất từ trước đến nay. Với đỉnh điểm giá hồ tiêu đạt mức 230.000 VNĐ/kg, cao nhất từ trước tới nay.
1.2.3. Giá hồ tiêu giảm trong giai đoạn năm 2015-nay:
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2014, Việt Nam xuất khẩu 156 ngàn tấn hồ tiêu, kim ngạch đạt 1,2 tỷ USD. Việt Nam chiếm 30% sản lượng hồ tiêu thế giới, xuất khẩu đi 97 lãnh thổ, quốc gia với 58% thị phần. Tuy nhiên, kết quả khảo sát của VPA, niên vụ 2014-2015, sản lượng hồ tiêu ở 6 tỉnh trồng tiêu trọng điểm là Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắk Nông và các tỉnh Tây Nguyên năng suất, sản lượng giảm từ 15-40% so với niên vụ trước (tùy từng vùng), Vụ thu hoạch hồ tiêu năm 2015 được xem là mất mùa so với năm 2014. Sản lượng hồ tiêu cả nước niên vụ năm 2015 chỉ đạt 130 ngàn tấn (giảm 26 ngàn tấn so với năm 2014).
Tới năm 2016, giá tiêu trong nước liên tục giảm mạnh. Giá tiêu xô tháng 3 ở các tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nơng chỉ cịn 138.000 đồng/kg, tại tỉnh Gia Lai chỉ còn 137.000 đồng/kg. So với niên vụ trước, giá tiêu năm nay giảm từ 70.000 – 90.000 đồng/kg.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, lượng xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong năm 2017 đạt 214,9 nghìn tấn, tăng 20,8% và kim ngạch đạt 1,12 tỷ USD, giảm 21,7% so với năm 2016, giá hồ tiêu quý đầu năm 2017 vẫn ở mức xấp xỉ 100.000VNĐ /kg.
Số liệu thống kê cho thấy đơn giá bình quân mặt hàng hạt tiêu xuất khẩu năm 2017 giảm 35% so với đơn giá bình quân năm 2016, ở mức 5,2 nghìn USD/tấn. Giá trị hồ tiêu xuất khẩu ước đạt 1,11 tỷ USD, giảm 21% so với năm 2016; năm 2018, xuất khẩu hồ tiêu đạt 758,8 triệu USD, giảm 32,1%.
Biểu đồ 2.6: Thống kê lượng, đơn giá bình quân và trị giá hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn năm 2013- 2017
Nguồn: Tổng cục Hải Quan
Chi phí sản xuất hạt tiêu năm 2018 của Việt Nam tăng ít nhất 10% so với năm 2017. Trong khi giá bán hạt tiêu lại giảm trên 30%, gây khó khăn rất lớn cho người trồng tiêu.
Kết thúc quý 1/2018, giá hạt tiêu giảm mạnh chỉ còn một nửa so với năm 2017 và bằng 1/4 so với giữa năm 2016. Số liệu thống kê về hồ tiêu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 02/2018 ước đạt 15 nghìn tấn, với giá trị đạt 56 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 2 tháng đầu năm 2018 ước đạt 32 nghìn tấn và 125 triệu USD, tăng 45,9% về khối lượng nhưng giảm 18,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.
Biểu đồ 2.7: Giá xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam, FOB/HCM theo ngày, năm 2017- 2018 (USD/tấn)
Nguồn: Agro Monitor Viettraders
Cụ thể, giá tiêu đen địa phương tại Việt Nam đã giảm từ 66.500 đồng /Kg xuống cịn 62.000 đồng /Kg vào cuối tháng. Tính trung bình, giá là 64.250 đồng / Kg, cho thấy mức giảm 3% so với trung bình tháng trước ở mức 66.500 đồng / Kg. Giá cũng giảm 50% so với giá trung bình vào đầu năm 2017. Đối với hạt tiêu trắng, giá báo cáo ổn định ở mức 107.500 đồng / Kg. Có thể thấy, niên vụ hồ tiêu 2017 - 2018 của nước ta giảm mạnh cả về giá trị và sản lượng. Thời điểm tháng 2 năm 2018, giá tiêu đầu mùa chỉ còn ở mức hơn 60 nghìn đồng/kg, bằng một phần ba mức giá so với thời điểm này cách đây hai năm.
Năm 2019, ước xuất khẩu hồ tiêu đạt khoảng trên 250.000 tấn và chiếm gần 70% thị phần xuất khẩu hồ tiêu thế giới. Tuy nhiên, theo thống kê 5 tháng đầu năm 2019, tổng lượng xuất khẩu hạt tiêu 5 tháng năm 2019 của Việt Nam đạt 145,92 nghìn tấn, thu về 376,37 triệu USD, tăng 33% về lượng nhưng giảm nhẹ 1,3% về giá trị.
2. Các yếu tố tác động đến giá cả hồ tiêu
2.1. Chất lượng sản phẩm
Trong thời đại phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật như hiện nay, hồ tiêu không chỉ được sử dụng trong thực phẩm mà cịn dùng trong chăm sóc sức khỏe, mỹ
phẩm, y dược.... Người tiêu dùng ngày càng hướng đến những sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Phẩm chất hồ tiêu là nội dung quan trọng nhất của người tiêu dùng trên thế giới quan tâm hiện nay, phải đảm bảo sức khỏe con người.Trên thực tế, giá bán hồ tiêu sẽ phụ thuộc vào chủng loại hạt cũng như chất lượng của hạt (nếu cùng chủng loại). Năm 2015, Châu Âu (nơi nhập 26% sản lượng tiêu của VN) bắt đầu siết chặt các quy định về chất lượng hồ tiêu nhập khẩu. Có nhiều lơ hàng xuất khẩu tiêu của doanh nghiệp Việt Nam bị đối tác trả lại, trong đó chủ yếu là tiêu thô (chiếm 85%). Nguyên nhân do khơng bảo đảm an tồn vệ sinh thực phẩm – với nhiều gốc hóa chất nguy hại cho sức khỏe, đặc biệt tồn dư hoạt chất carbendazim. Hoa Kỳ là nước tiêu thụ hơn 24.500 tấn tiêu Việt Nam / năm, đưa Carbendazim là chất cấm trong thực phẩm. Michio Nozaki (2015), Chủ tịch hiệp hội gia vị Nhật Bản, nói rằng sẽ khơng nhập khẩu tiêu Việt Nam nếu có Carbendazim trong mẫu kiểm nghiệm. Do đó, để nâng cao giá bán cho hồ tiêu, biện pháp cốt lõi nằm ở khâu trồng trọt và khâu sau thu hoạch.
Ngoài ra, việc yêu cầu chất lượng cao để có thể đưa sản phẩm hồ tiêu ra thị trường kể cả trong nước và quốc tế kéo theo sự gia tăng chi phí về nguồn nhân cơng, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ quá trình khử trùng, bảo quản,.... Cụ thể, bên cạnh phương pháp khử trùng bằng bức xạ (irradiation), phương pháp khử trùng bằng hơi nước (water steam) tỏ ra hữu hiệu, để chống ô nhiễm vi sinh và ngày càng được các nhà nhập khẩu trên thế giới yêu cầu. Hạt tiêu đen dễ bị ô nhiễm vi sinh hơn hạt tiêu trắng. Hạt tiêu có thể có mức giá bán cao hơn nếu được khử trùng bằng hơi tại nơi sản xuất. Tuy nhiên, chi phí đầu tư thiết bị tiệt trùng rất đắt tiền. Kỹ thuật tiệt trùng hơi nước dễ làm bay hơi hàm lượng dầu, yếu tố chính tạo ra hương vị của hạt tiêu. Do vậy, xu hướng nghiên cứu phương pháp an toàn khác được người ta đề ra sao cho chi phí rẻ hơn, và những thị trường khó tính chấp nhận. Khử trùng bằng hơi chỉ có hiệu quả nếu quá trình sấy, bảo quản, chế biến (ví dụ như sàng, trộn, xay/nghiền), đóng gói và vận chuyển được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn. Mẫu sản phẩm phải không bị nhiễm vi sinh sau khi khử trùng. Độc tố mycotoxins và các vi sinh khác rất phải được kiểm soát trong tất cả khâu của chuỗi sản xuất. Bởi vì đó thường là tác nhân gây ung thư (ví dụ aflatoxin).
Như vậy, để tạo ra sản phẩm chất lượng cao và tham gia vào các thị trường có giá trị gia tăng cao để nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế, ngành hồ tiêu cần đổi mới mơ hình tăng trưởng trong thời gian tới, chú trọng về chất lượng ngay từ khâu nguyên liệu và xử lý sản phẩm. Do đó, các chi phí cho việc đầu tư được xem là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến giá thành của các sản phẩm thuộc ngành hàng này
2.2. Mối quan hệ cung – cầu trên thế giới
Hình 2-1: Quan hệ giữa giá cả và số lượng cung
Nguồn: quantri.vn
Xét sự ảnh hưởng tới giá dựa trên mối quan hệ cung - cầu trên nền kinh tế vĩ
mơ. Khi có sự cân bằng giữa cung và cầu, ta có đường biểu diễn quan hệ giữa giá cả và số lượng cung tại điểm cân bằng E. Giả sử cầu về hồ tiêu giảm, trong khi lượng cung và các yếu tố khác giữ nguyên, đường cầu D0 dịch chuyển dần sang trái về vị trí đường D1. Lúc này điểm cân bằng chuyển từ E tới E’, giá giảm từ P0 đến P1 và sản lượng cũng giảm từ Q0 về Q1. Tương tự trong trường hợp cung tăng, cầu và các yếu tố khác không đổi. Như vậy, giá cả chịu ảnh hưởng bởi mối quan hệ cung - cầu trên thị trường thế giới.
Trong ngành hạt tiêu, những nghiên cứu gần đây cho thấy có sự thay đổi về tập quán dùng lương thực, sự gia tăng nguồn thu nhập của con người trong những thị trường mới nổi và xu hướng chế biến ăn ngon đã tạo nên nhu cầu mới cao hơn đối
với ngành hàng thực phẩm, đặc biệt là gia vị. Vì vậy, nhu cầu đối với ngành tiêu cũng trở nên gia tăng, đặc biệt trong thời đại con người dành sự quan tâm lớn đối với sức khỏe và làm đẹp, từ đó gây nên những tác động rõ rệt trong diễn biến giá ngành hạt tiêu trên thế giới.
Song song với lượng cầu, lượng cung cũng góp phần ảnh hưởng đến giá ngành hạt tiêu. Năm 2018, sản lượng hồ tiêu toàn cầu trong xu hướng tăng khiến giá tiếp tục xu hướng giảm, bởi mức cầu tăng thấp hơn mức tăng sản lượng và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới. Nhu cầu thế giới hiện khoảng 510.000 tấn/năm và bình quân mỗi năm chỉ tăng 2 - 3%, trong khi sản lượng hồ tiêu toàn cầu tăng 8 - 10%. Sản lượng hồ tiêu toàn cầu năm 2018 đạt 557.000 tấn và dự kiến đạt 602.000 tấn năm 2019. Dự báo đến 2050, sản lượng hạt tiêu thế giới sẽ tăng lên 1 triệu tấn và nhu cầu tiêu dùng hạt tiêu thế giới cũng tăng lên, nhưng chưa cân đối với nguồn cung. Do vậy, giá tiêu có thể vẫn cịn bấp bênh trong một thời gian nữa.
Sản lượng và năng suất hồ tiêu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mà điển hình là điều kiện thời tiết và cơ cấu cây trồng. hồ tiêu là cây trồng rất nhạy cảm với thay đổi khí hậu, sự phân bố lượng mưa của năm nay quyết định mùa vụ trồng cho năm tới. thời tiết bất thường, mưa nhiều khiến dịch hại phát triển, trong đó có các bệnh hại rễ do nấm và tuyến trùng có thể gây ra bệnh chết nhanh, chết chậm đối với cây tiêu. Bên cạnh đó, việc sản xuất theo phong trào cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, chỉ cần có tác