Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2016

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) diễn biến giá hồ tiêu trong khu vực và trên thế giới từ 2010 đến nay (Trang 36 - 58)

(Nguồn: Internatinal Pepper Community)

Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đã tăng mạnh, đạt tốc độ tăng trưởng 10% hàng năm trong mười năm qua. Năm 2015, Việt Nam xuất khẩu (XK) 131.565 tấn hồ tiêu, thu về 1,26 tỷ USD, giảm 13% về lượng nhưng tăng 5% giá trị so với năm 2014.

Trong năm 2016, mức tăng đạt 34%. Xuất khẩu của Việt Nam năm 2016 là 179.233 MT trị giá 1,43 tỷ USD, mức cao nhất đạt được cho đến nay. Trong tổng xuất khẩu từ Việt Nam, khoảng 10-15% là tiêu trắng. Tổng xuất khẩu thể hiện mức tăng 34% về khối lượng so với 133.650 Mt xuất khẩu năm 2015 và cao hơn 41% so với xuất khẩu trung bình trong mười năm qua. Về mặt giá trị xuất khẩu, thu nhập từ

hồ tiêu đạt 1,43 tỷ USD trong năm 2016, tăng 12% so với 1,26 tỷ USD nhận được trong năm 2015.

Bảng 2.7: Xuất khẩu hồ tiêu của In-đô-nê-xi-a trong giai đoạn 2006-2016

Nguồn: Internatinal Pepper Community

Giá trị xuất khẩu của In-đô-nê-xi-a tăng nhanh trong giai đoạn từ 2010-2016. Điển hình là năm 2015, xuất khẩu của In-đô-nê-xi-a khoảng 58MT, thu về xấp xỉ 548 triệu USD. Năm 2014 xuất khẩu 34,733MT hồ tiêu thu về 323,8 triệu USD, giảm 28% về lượng nhưng chỉ giảm 7% về giá trị so với năm 2013.

Trong năm 2015, xuất khẩu hồ tiêu của Ấn Độ vào khoảng 28.520 Mt, trị giá 300 triệu USD, tăng 37% về khối lượng từ 20.400 Mt năm 2014 và tăng đáng kể 70% so với 176 triệu USD năm 2014 ( Nguồn: Internatinal Pepper Community)

3.1.2. Thúc đẩy mở rộng sản xuất ngành hàng hồ tiêu, gia tăng sản lượng

Bảng 2.8: Diện tích và sản lượng hồ tiều ở Việt Nam giai đoạn 2007-2016

Nguồn: Internatinal Pepper Community

Việc mở rộng diện tích trồng tiêu đã xảy ra ở Việt Nam và năm 2016 tổng diện tích trồng tiêu đã được báo cáo là 105.000 ha, tăng từ 50.000 ha vào năm 2010. Các địa phương đua nhau phát triển hồ tiêu bởi trong giai đoạn này sản phẩm hồ tiêu rất được giá, lại dễ trồng.

Bắt đầu từ năm 2010, diện tích trồng tiêu ở Ấn Độ đã liên tục tăng lên năm 2015. Năm 2015, Ấn Độ đã trồng tiêu trên diện tích 198.500 ha, ghi nhận tăng 9% . Trong năm 2015, sản lượng hồ tiêu ở Ấn Độ được báo cáo ở mức 70.000 Mt, tăng 89% so với 37.000 Mt năm 2014 theo bảng 4.

Bảng 2.9: Diện tích trồng và sản lượng hồ tiêu của Ấn Độ từ 2008-2018

Nguồn: International Pepper Community

3.1.3. Tạo thêm việc làm, thu nhập cho người lao động

Giá hồ tiêu cao, giúp bà con nơng dân có thêm thu nhập, kèm theo việc mở rộng diện tích trồng hồ tiêu chính là tạo thêm cơng ăn việc làm cho người lao động. Điều này góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

3.1.4. Mang lại dòng ngoại tệ cho nước xuất khẩu

Giá hồ tiêu tăng cao, mang lại cho các nước xuất khẩu lớn hồ tiêu một dịng ngoại tệ lớn hơn. Từ đó góp phần tạo nguồn vốn phục vụ cho nhập khẩu ,phát triển đất nước

3.2. Giai đoạn từ 2016 – nay

 Trong giai đoạn này giá hồ tiêu bắt đầu tụt dốc.Nguyên nhân chính dẫn đến giá hồ tiêu xuống dốc là do cung lớn hơn cầu. Vì thế các nước xuất khẩu muốn nâng cao giá trị sản phẩm của mình thì phải nâng cao chất lượng sản phẩm

 Điều này đã mang lại lợi ích cho các nước nhập khẩu lượng lớn hồ tiêu, người tiêu dùng được hưởng giá rẻ. Ảnh hưởng đến các nước xuất khẩu hồ tiêu lớn

 Mang lại rất nhiều khó khăn cho người nơng dân trồng cây hồ tiêu: Với giá tiêu xuống thấp như hiện nay, các nông hộ trồng tiêu khơng thể bù đắp lại chi phí sản xuất, việc đầu tư vào cây hồ tiêu chắc chắn sẽ lỗ.

 Tác động đến chính sách của các chính phủ:

Việt Nam: Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm(nâng tỷ lệ tiêu trắng xuất khẩu đạt 30-

40%, tiêu bột đạt 20% vào năm 2030); quy hoạch vùng trồng hồ tiêu; đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng hồ tiêu

Ấn Độ: Áp đặt giá nhập khẩu tối thiểu đối với hạt tiêu đen đã giúp ngăn chặn

giá tiêu giảm mạnh và giảm nhập khẩu, bảo hộ ngành hồ tiêu trong nước. Ấn độ đã áp mức giá nhập khẩu hồ tiêu tối thiểu là 500 Rs/kg, tương đương 7.575 USD/tấn. Ước tính nhập khẩu hạt tiêu vào Ấn Độ trong năm 2018-2019 là 24950 tấn so với 29650 tấn trong năm 2017-18, đăng ký mức giảm 15,9%.

Ma-lay-si-a: Phát triển một chương trình gọi là chương trình lưu trữ và sở

hữu hạt tiêu, nơi nơng dân có thể lưu trữ hạt tiêu. Người nơng dân có thể chờ giá tốt hơn hoặc có thể sử dụng hệ thống này để lưu trữ hồ tiêu an toàn. Đồng thời bằng cách hộp tác với Indonesia, Việt Nam, Brazil, Ân Độ,… và các thành viên khác của IPC (international pepper community) để giúp người nơng dân thốt khỏi biến động. Đồng thời, cũng nhấn mạnh sẽ tập trung hơn nữa phát triển công nghệ tiên tiến để áp dụng vào ngành hồ tiêu, tạo độ tin cậy đối với người tiêu dùng (theo www.theprospectgroup.com)

CHƯƠNG 3:

XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG NGÀNH HỒ TIÊU TRONG GIAI ĐOẠN 5 NĂM TỚI

Những năm gần đây, giá hồ tiêu giảm do chênh lệch giữa cung và cầu trên thị trường. Trong khi cung hồ tiêu có tiềm năng tăng 10% mỗi năm thì cầu lại chỉ tăng 1-3%. Đặc biệt, ở Việt Nam, khi giá hồ tiêu tăng đến đỉnh điểm thì nơng dân thường sẽ mở rộng diện tích đất canh tác, thậm chí trồng hồ tiêu ở những mảnh đất có điều kiện tự nhiên và khí hậu chưa đạt tiêu chuẩn với mong muốn nâng cao doanh thu, số liệu cho thấy năm 2013, diện tích hồ tiêu là 53.000 ha thì đến năm 2018 tăng lên 152.000 ha. Bên cạnh Việt Nam, các nước Brazil, Campuchia… cũng tăng diện tích. Sản lượng tăng cao so với nhu cầu trong khi chất lượng lại giảm xuống do sâu bệnh nhiều và đất trồng khơng thích hợp đã khiến giá giảm. Nhiều nông dân lâm vào cảnh nợ nần do nguồn thu khơng đủ để bù vào chi phí sản xuất, vì thế, trong những năm tiếp theo, dự đốn diện tích đất trồng hồ tiêu sẽ giảm xuống, chuyển đổi cây trồng đối với những nơi không hiệu quả, riêng đối với Việt Nam, nhà nước có mục tiêu giữ diện tích đất trồng ở mức 100.000 ha và tập trung hơn vào chất lượng. Mặc dù một số nghiên cứu dự đốn 3 nước Việt Nam, Campuchia và Brazil có khả năng tăng sản lượng ra thị trường (riêng với Việt Nam là 210.000 - 350.000 trong giai đoạn 2017 - 2030). Như vậy, ta có thể hi vọng rằng chất lượng sản phẩm sẽ tăng lên kéo theo giá cả tăng.

Mặt khác, sử dụng hồ tiêu trong thực phẩm đang dần trở thành xu hướng lan rộng trên thế giới, khơng chỉ vì những lợi ích của hồ tiêu đối với sức khỏe như tăng khả năng tiêu hóa, hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng mà hồ tiêu còn làm tăng mùi thơm và vị giác cho món ăn, khơng chỉ những món ăn cay nóng bình thường mà hồ tiêu cịn được sử dụng trong các món tráng miệng, bánh ngọt, chocolate… Bên cạnh đó, các sản phẩm như tinh dầu (essential oils), các loại hương thơm (fragrance), hay bình xịt hơi cay (pepper spray)… cũng được đẩy mạnh. Từ đó dẫn tới nhu cầu sử dụng hồ tiêu gia tăng. Bên cạnh đó, với nhiều hiệp định thương mại tự do đã và đang được ký kết, hàng rào thuế quan đối với các sản phẩm hồ tiêu sẽ hạ thấp và xóa bỏ, đây là một lợi

tác tồn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP) và hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Hồ tiêu Việt được đánh giá là có sức cạnh tranh trong hai hiệp định này, có thể mở rộng thị trường và tăng sản lượng xuất khẩu ra thế giới. Dự báo, với tốc độ 2 - 3%/năm, đến năm 2025 mức tiêu thụ của các nước tiêu dùng vẫn chiếm phần lớn và ở các nước sản xuất là thấp hơn. Trong đó, nhu cầu tiêu thụ của Mỹ và Hà Lan sẽ là lớn nhất, đây cũng là 2 thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong đó Mỹ nhập khẩu để tiêu dùng và Hà Lan nhập khẩu vừa để tiêu dùng vừa để chế biến tái xuất sang nước khác. Vậy có thể nói cầu hồ tiêu trên thế giới đang tăng lên và Việt Nam có rất nhiều cơ hội mở rộng thị trường cho hồ tiêu Việt.

Các nhà phân tích cho rằng cân bằng thị trường sẽ được thiết lập lại trong khoảng 1-2 năm nữa kéo theo giá hồ tiêu sẽ tăng lên. Song song với đó, với mức tăng trưởng hằng năm đạt khoảng 6,1%, thị trường hồ tiêu thế giới có thể đạt đến 5,7 tỷ USD với khoảng 840,000 tấn vào cuối năm 2024. Trong điều kiện giá giảm như hiện nay nếu như chúng ta vẫn giữ cho người nông dân trồng tiêu không bị lỗ, và đảm bảo giữ ổn định thị trường trong khi Việt Nam đang nắm giữ thị phần cao (60-65%), và trong tương lai giá có thể sẽ tăng trở lại. Tuy giá hồ tiêu thị trường đang sụt giảm nhưng vẫn có yếu tố tích cực, đó là khối lượng xuất khẩu tiêu trong quý 1 tăng trưởng đến 19,3% so với cùng kỳ. Đây là tín hiệu cho thấy doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang giữ vững thị trường xuất khẩu.

Tổ chức Hạt tiêu thế giới (IPC) đánh giá cao vai trò của Việt Nam về sản lượng ổn định và chất lượng hạt tiêu ngày càng nâng lên. Ngược lại, sản lượng ở các nước khác giảm mạnh. Vì vậy, IPC cho rằng chỉ cần sự dao động ở Việt Nam đã tác động ngay đến giá cả hạt tiêu toàn cầu, bởi thị trường hạt tiêu đang ngày càng phụ thuộc khá lớn vào Việt Nam.

CHƯƠNG 4:

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH HỒ TIÊU 1. Cơ hội của ngành hồ tiêu

1.1. Cơ hội phát triển ngành hồ tiêu trên thế giới

1.1.1. Công dụng đa dạng của hồ tiêu là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của ngành

Hồ tiêu khơng chỉ đóng vai trị làm gia vị cho mục đích ẩm thực. Ngồi ra, hồ tiêu còn được sử dụng trong các sản phẩm thuốc và làm đẹp, tinh dầu hồ tiêu được sử dụng để sản xuất các chất bổ sung ayurvedic làm mỹ phẩm, nước hoa, làm nguyên liệu thứ cấp cho các ngành khác khiến cho nhu cầu trên thế giới ngày càng cao. Nó cũng giàu vitamin A và C, caroten, flavonoid và các chất chống oxy hóa khác được sử dụng để chữa bệnh đau thần kinh, ghẻ, nhiễm trùng dạ dày, viêm phế quản và bạch biến.

Một ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống phát triển mạnh trên tồn cầu là yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường. Tăng tiêu thụ các sản phẩm bánh và bánh kẹo cùng với thực phẩm ăn liền và chiên đã làm tăng đáng kể nhu cầu sản phẩm. Bánh mì tỏi, bánh ngọt và sơcơla là một số sản phẩm chính trong đó hạt tiêu đen được sử dụng để mang lại hương vị đặc biệt. Xu hướng thêm chất tăng cường hương vị tự nhiên vào các sản phẩm thực phẩm cũng đã xúc tác cho sự tăng trưởng của thị trường.

Ngoài ra, sự tăng trưởng của ngành công nghiệp mỹ phẩm cũng tác động tích cực đến thị trường hồ tiêu. Do đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa, nó được sử dụng rộng rãi trong sản xuất các sản phẩm chăm sóc da. Hơn nữa, nhờ có sự gia tăng ý thức và nhận thức của người tiêu dùng về lợi ích cho sức khỏe của hồ tiêu, hồ tiêu đã trở thành sự kết hợp thông dụng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Dầu hồ tiêu cũng được sử dụng bởi những người hút thuốc để chống lại thói quen hút thuốc q mức vì nó giúp kiểm soát cơn thèm nicotine. Các

yếu tố khác như tăng sản xuất tinh dầu, thuốc xịt hạt tiêu đen và nước hoa được dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng thị trường.

1.1.2. Nhu cầu tăng cao khuyến khích tăng sản lượng trong ngành

Nhu cầu thế giới hiện khoảng 510.000 tấn/năm và bình quân mỗi năm chỉ tăng 2 - 3%, trong khi sản lượng hồ tiêu toàn cầu tăng 8 - 10%. Sản lượng hồ tiêu toàn cầu năm 2018 đạt 557.000 tấn và dự kiến đạt 602.000 tấn năm 2019. Dự báo đến 2050, sản lượng hạt tiêu thế giới sẽ tăng lên 1 triệu tấn và nhu cầu tiêu dùng hạt tiêu thế giới cũng tăng lên.

1.1.3. Nhu cầu tăng cao khuyến khích hoạt động xuất khẩu

Về mặt địa lý, thị trường hồ tiêu quốc tế được chia thành Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Tây Âu, Đông Âu, Nhật Bản, Châu Á Thái Bình Dương trừ Nhật Bản (APEJ), và Trung Đơng và Châu Phi (MEA) và Nhật Bản.

Trên cơ sở xuất khẩu, Việt Nam đứng đầu thị trường quốc tế. Thị trường Hoa Kỳ vẫn là nhà nhập khẩu chính của hồ tiêu đen từ Việt Nam; trong khi các thị trường tốt nhất như Ấn Độ, Ả Rập Saudi, Pakistan, Hà Lan và Tây Ban Nha đã nhận ra sự tăng trưởng trong nhập khẩu của họ, ngoại trừ Đức. Thị trường Đức ghi nhận sự sụt giảm trong nhập khẩu từ Việt Nam. Vì vậy, với thị phần chiếm gần một nửa tổng thị trường quốc tế, Việt Nam đã có khả năng dẫn đầu thị trường.

Các công ty quan trọng của thị trường hạt tiêu đen quốc tế bao gồm Gupta Trading, Akar Indo, Vietnam Spice Company, Visimex, Olam International Limited, Brazil Trade Business, DM AGRO, Baria Pepper, Silk Road Spices, Webb James, British Pepper and Spice, Everest Spices , Catch, PT AF, The Spice House, Agri food Pacific, MDH, McCormick, và Pacific Production.

1.2. Thuận lợi phát triển ngành hồ tiêu tại Việt Nam

Ngành hồ tiêu của Việt Nam chiếm 70% thị phần thế giới trong vòng 5 năm liên tục, dẫn đầu thế giới về năng xuất và sản lượng do có nhiều thuận lợi và cơ hội để phát triển.

1.2.1. Diện tích đất gieo trồng lớn

Đầu tiên phải kể đến diện tích đất gieo trồng hồ tiêu rất lớn và không ngừng tăng nhanh. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, từ năm 2010 đến nay, diện tích hồ tiêu nước ta tăng rất nhanh, năm 2010 cả nước có 51,3 ngàn ha, năm 2014 là 85,6 ngàn ha, đến hết 2017 theo số liệu của các tỉnh là 151,9 ngàn ha, tăng 196% so với năm 2010, tăng 22% so với năm 2016 và vượt định hướng phát triển trên 100 ngàn ha.

1.2.2. Hồ tiêu có nhiều công dụng

Giống với thuận lợi chung để phát triển ngành hồ tiêu trên toàn thế giới, bản thân sản phẩm cũng là một trong những cơ hội quyết định phát triển ngành hồ tiêu. Các địa phương đua nhau phát triển hồ tiêu bởi những năm trước đây sản phẩm này rất được giá, lại dễ trồng. Điển hình như năm 2016, giá trị xuất khẩu hồ tiêu đạt 176,6 nghìn tấn, tăng 34,3% về khối lượng và tăng 12,9% về giá trị so với năm 2015.

1.2.3. Hồ tiêu được sản xuất nhiều chủng loại nên có đa dạng lựa chọn

Hồ tiêu ở Việt Nam được sản xuất đa dạng nhiều chủng loại. Đối với hoạt động chế biến, hiện nay Việt Nam có khoảng 200 doanh nghiệp chế biến, kinh doanh hồ tiêu; có 60 doanh nghiệp chế biến và trực tiếp xuất khẩu, trong đó 18 doanh nghiệp chế biến lớn với cơng suất khoảng 80.000 tấn/năm, 14 nhà máy có hệ thống xử lý hồ tiêu qua hơi nước với công nghệ tương đối hiện đại, đạt tiêu chuẩn ASTA, ESA, JSSA. Sản phẩm hồ tiêu chế biến chủ yếu bao gồm: tiêu đen, tiêu trắng, tiêu nghiền bột; ngoài ra cịn có các sản phẩm có số lượng

ít như: tiêu đỏ, tiêu xanh, tiêu đỏ ngâm nước muối... trong đó, tiêu trắng (tiêu sọ) có giá trị gia tăng cao chiếm 10 - 15% tổng sản lượng.

1.2.4. Hồ tiêu có thuận lợi để trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Xuất khẩu hồ tiêu cũng là cơ hội để ngành hồ tiêu Việt Nam có động lực phát triển. Về xuất khẩu hồ tiêu, trong giai đoạn 2012 - 2017, xuất khẩu hồ tiêu đã đạt kết quả quan trọng với lượng xuất khẩu tăng 20%/năm, là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong nhóm hàng nơng lâm thủy sản. Thị

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) diễn biến giá hồ tiêu trong khu vực và trên thế giới từ 2010 đến nay (Trang 36 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)