Mơ hình chữ U ngược của S.Kuznets:

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) bất bình đẳng thu nhập ở việt nam (Trang 27 - 28)

III .Nguyên nhân và ảnh hưởng của bất bình đẳng thu nhập

1. Các mơ hình về tăng trưởng kinh tế và BBĐ:

1.1 Mơ hình chữ U ngược của S.Kuznets:

S.Kuznets là người đầu tiên đề cập đến mối liên hệ giữa BBĐ và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu “Tăng trưởng kinh tế và BBĐ thu nhập” của ông năm 1955 đặt nền tảng cho các nghiên cứu về mối quan hệ này.

Trong nghiên cứu thực nghiệm này, mối quan hệ giữa BBĐ thu nhập và tăng trưởng kinh tế được biểu thị bằng một chữ U ngược (giả thuyết Kuznets), biểu diễn BBĐ tăng lên ở giai đoạn đầu và giảm ở giai đoạn sau, khi lợi ích của tăng trưởng lan tỏa rộng hơn.

Trong thực nghiệm, Kuznets dùng tỷ số thu nhập của 20% giàu nhất/thu nhập của 60% nghèo nhất (Tỷ số Kuznets) để nghiên cứu.

Sau này, đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện để kiểm chứng giả thuyết Kuznets và có nhiều kết quả khách nhau như: nghiên cứu của Bigsten và Levin (2001) và cho rằng BBĐ cso thể làm tăng trưởng tốt hơn và từ đó tạo điều kiện xóa đói giảm nghèo, tức là trong gia đoạn đầu cảu phát triển king tế của các nước nghèo BBĐ tăng mạnh; nhà nghiên cứu Ahlwalia (1976) đã sử dụng số liệu phân phối thu nhập của hơn 60 quốc gia và cho ra kết quả tương tự Kuznets nhưng cụ thể hơn.

Tuy nhiên, giả thuyết Kuznets chưa lý giải được một số vấn đề: Thứ nhất, nguyên nhân cơ bản nào tạo ra sự thay đổi trong bất bình đẳng; Thứ hai, mức độ khác biệt giữa các nước nếu áp dụng các chính sách khác nhau tác động vào tăng trưởng và bất bình đẳng. Thiếu những cơ sở trên, ta chưa thể khẳng định được:

Liệu các nước có thu nhập thấp tất yếu phải chấp nhận mức độ bất bình đẳng tăng lên trong quá trình tăng trưởng kinh tế hay khơng ?

Các nước đang phát triển có thể trơng đợi rằng bất bình đẳng sẽ tự giảm đi khi tăng trưởng đạt tới một mức độ nhất định hay không ?

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) bất bình đẳng thu nhập ở việt nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)