Đánh giá mối quan hệ giữa BBĐ thunhập và tăng trưởng kinh tế ở VN

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) bất bình đẳng thu nhập ở việt nam (Trang 31 - 34)

III .Nguyên nhân và ảnh hưởng của bất bình đẳng thu nhập

2. Đánh giá mối quan hệ giữa BBĐ thunhập và tăng trưởng kinh tế ở VN

BBĐ về thu nhập chính là BBĐ về kết quả và xuất phát từ BBĐ cơ hội, nhất là cơ hội phát triển vốn con người thông qua giáo dục. Do đó, một trong những cơ sở quan trọng cho việc ra chính sách giảm BBĐ là tập trung vào tăng cơ hội tiếp cận giáo dục, từ đó giảm BBĐ thu nhập. Nói cách khác, ln tồn tại quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết cơng bằng xã hội. Theo đó, tăng trưởng kinh tế cần đi đơi với bình đẳng trong phân phối thu nhập; Nguồn lợi thu được từ tăng trưởng kinh tế cần được phân phối lại theo hướng ngày càng được cải thiện hoặc ít nhất là khơng xấu đi, thơng qua chính sách phân phối lại tài sản (của cải, đất đai, thuế) và chính sách phân phối lại từ tăng trưởng (các dịch vụ cơng); như chính sách nhằm tăng cường cơ hội giáo dục-đào tạo, chăm sóc y tế cho nhiều người. Đây là nguyên tắc quan trọng với phần lớn các quốc gia, kể cả Việt Nam. Tuy nhiên có thể thấy Việt Nam vẫn chưa thực hiện tốt được việc này khi mà kinh tế tăng trưởng nhưng BBĐ thu nhập có thể coi dã được giảm bớt ở một số mặt nhưng lại tăng khi xem xét ở mặt khác.

Ghi nhận của Ngân hàng Thế giới (NHTG, 2014) về thành tích tăng trưởng đồng đều cho biết: “Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng cao trong khi BBĐ về thu nhập chỉ ở mức tăng “khiêm tốn” trong thời gian qua. Cụ thể: Từ năm 1993 đến 2012, tại Việt Nam, thu nhập bình qn của nhóm 40% có thu nhập thấp nhất tăng 9% mỗi năm. Đây là một trong các tỷ lệ tăng cao nhất trên thế giới về thu nhập của nhóm 40% có thu nhập thấp nhất”.

Tuy nhiên, thực tế đúng như WB chỉ ra: “Những quan ngại về BBĐ vẫn phát sinh ở Việt Nam gắn với sự khác biệt đáng kể về điều kiện kinh tế theo nhóm dân tộc

và vùng miền; gắn với khoảng cách giãn rộng giữa những người rất giàu và phần đông người Việt Nam, cũng như với tình trạng bất bình đẳng đáng kể về cơ hội. Trong giai đoạn 2004-2010, chênh lệch giữa thu nhập trung bình của 20% hộ khá giả nhất với 20% hộ nghèo nhất đã tăng từ mức 7 lần lên 8,5 lần (do tốc độ tăng thu nhập trung bình hàng năm của nhóm khá giả nhất là 9%, trong khi tốc độ tăng thu nhập của nhóm nghèo nhất chỉ là 4%). Các nhóm người dân tộc thiểu số (DTTS) ngày càng bị tụt hậu trong quá trình tăng trưởng, dẫn đến nghèo tại Việt Nam ngày càng tập trung trong các nhóm DTTS. Nếu như năm 1998, người DTTS chiếm 29% trong tổng số người nghèo, thì đến năm 2010 người DTTS chiếm đến 47% trong tổng số người nghèo tại Việt Nam. Đặc biệt, theo WB, năm 2014, ở Việt Nam ước tính có 110 người siêu giàu, tăng ba lần so với mức 34 người siêu giàu năm 2003.

Cùng với việc đất nước có thêm nhiều người siêu giàu như NHTG cơng bố, thì số hộ nghèo trên cả nước cũng tăng. Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thì số hộ nghèo trên cả nước đã tăng lên 1 triệu hộ, tức tăng 50% sau khi mức chuẩn nghèo được điều chỉnh từ mức thu nhập 200 nghìn đồng/người/tháng lên 400 nghìn đồng/người/tháng với khu vực nông thôn và 260 nghìn đồng/người/tháng lên 500 nghìn đồng/người/tháng cho khu vực thành thị vào năm 2010. Theo mức chuẩn vừa nêu, thì tỷ lệ hộ nghèo hiện nay ở Việt Nam giảm từ 14,2% năm 2010 xuống 11,76% năm 2011; 9,6% năm 2012 và 7,8% năm 2013. Tuy nhiên, nếu tính theo chuẩn nghèo đa chiều mà Chính phủ mới cơng bố và có hiệu lực thực tế từ 1.1.2016, thì tỷ lệ hộ nghèo Việt Nam sau năm năm phấn đấu nỗ lực lại quay về mức năm 2010. Bên cạnh đó, tình trạng tái nghèo vẫn diễn ra trầm trọng ở một số địa phương. Nói cách khác, giảm nghèo ở Việt Nam vẫn chưa thực sự bền vững.

Một thông điệp đáng chú ý là cơ cấu thu nhập, và do đó BBĐ, đang có sự dịch chuyển theo hướng tăng mạnh các khoản thu về tiền lương, tiền công và giảm các khoản thu từ nông, lâm nghiệp, thủy sản. Các hoạt động công nghiệp, xây

dựng, dịch vụ có đóng góp hầu như khơng đáng kể vào tổng thu nhập của nhóm nghèo nhất (nhiều nhất là 2% trong năm 2012 trong khi tỷ lệ này ở nhóm giàu nhất là gần 5%). Hệ số chênh lệch thu nhập giữa thành thị với nông thôn giảm 17,4%, từ 2,3 lần (năm 2002) giảm xuống còn 1,9 lần (năm 2012). Tuy nhiên, mức chệnh lệch tuyệt đối về thu nhập bình quân đầu người hàng tháng giữa hai khu vực đã gia tăng đến 406% và tốc độ tăng trưởng thu nhập của 10% hộ nghèo nhất ở khu vực nông thôn chưa bằng một nửa so với tốc độ tăng trưởng thu nhập của 10% hộ giàu nhất trong giai đoạn 2004-2012. Nếu so sánh các hoạt động công nghiệp, xây dựng, dịch vụ luôn chiếm hơn 70-80% tổng đầu tư xã hội hàng năm, thì rõ ràng những hiệu ứng và thành quả của đổi mới và phát triển kinh tế dường như chưa lan tỏa và thấm sâu xuống tầng lớp người nghèo tử vùng nông thôn, vùng sâu, xa..

Hơn nữa, thực tế đáng lo ngại khác là BBĐ gia tăng gắn với gia tăng tình trạng người dân khơng có đất và mất đất (theo Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội, năm 1993, tỷ lệ số hộ nơng thơn khơng có đất ở khu vực Đông Nam Bộ chỉ là 17% và tăng lên 40% năm 2004), chủ yếu do sự gia tăng xây dựng và triển khai các dự án công nghiệp, sân golf, căn hộ, biệt thự và sự tồn tại cơ chế hai giá đất với mức chênh lệch tăng mạnh trong thời gian qua.

Đồng thời, cũng cần lưu ý đến một thực tại là, trong khi khoảng cách chênh lệch giàu/nghèo ở khu vực thành thị đang có xu hướng giảm dần, thì ngược lại, ở khu vực nơng thơn lại đang tăng dần; cịn chênh lệch thu nhập của người dân giữa các thành phố và các vùng miền không được cải thiện đã làm cho chênh lệch giàu/nghèo trên phạm vi cả nước có xu hướng gia tăng. Đặc biệt, chênh lệch thu nhập giữa các vùng, miền và ngành, với tỷ lệ hộ nghèo tập trung chủ yếu ở những vùng khó khăn về điều kiện tự nhiên, về kết cấu hạ tầng, về trình độ dân trí cũng như về trình độ sản xuất…, đang tạo ra nhiều hệ luỵ ảnh hưởng đến kết quả phát triển kinh tế - xã hội và chất lượng cuộc sống ở nhiều nơi và cả

nước nói chung. Các hộ gia đình dân tộc thiểu số, các hộ gia đình có trình độ học vấn thấp ít có cơ hội hưởng lợi từ các quá trình tăng trưởng và chuyển dịch sang khu vực phi nơng nghiệp hơn các hộ có trình độ học vấn cao đang trở thành những xu hướng nổi trội trong nền kinh tế nước ta.

V. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Dựa trên kết quả nghiên cứu “nhận thức về bất bình đẳng” này, một số khuyến nghị phục vụ thảo luận chính sách ở cấp tỉnh và cấp trung ương (đặc biệt là thảo luận chính sách với Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội và các cơ quan Chính phủ như Bộ LĐ-TBXH, Ủy ban Dân tộc, Bộ NN-PTNT, Bộ Giáo dục và Đào tạo…) được trình bày sau đây:

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) bất bình đẳng thu nhập ở việt nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)