Nội dung quản lý

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ảnh hưởng của CMCN 4 0 đến hoạt động quản lý nhà nước đối với thị trường tài chính (Trang 30 - 36)

CHƯƠNG 2 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.2. Quản lí nhà nước đối với TTTC:

2.2.3.2. Nội dung quản lý

a) Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý ở một số nước trên thế giới và rút ra vai trò chung của quản lý nhà nước đối với TTTT Việt Nam

Kinh nghiệm từ Mỹ

- Nhà nước Hoa Kỳ đã xây dựng và thực thi các điều luật với những quy định chi tiết nhằm quản lý các ngân hàng và đảm bảo sự ổn định, lành mạnh của hệ thống tài chính. Cục dự trữ liên bang (FED) đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng khung pháp lý này, như:

+ Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc - phần trăm số tiền ký gửi tại ngân hàng mà ngân hàng phải giữ lại hoặc gửi tại Fed để sẵn sàng chi trả các nhu cầu rút tiền. Quy định này trực tiếp giới hạn khả năng cho vay của các ngân hàng vì khoản dự trữ này phải luôn được duy trì. Trong trường hợp khoản dự trữ này tụt xuống, ngân hàng phải tiến hành vay lẫn nhau hoặc vay của Fed để đảm bảo tỷ lệ dự trữ.

+ Quy định tỷ lệ chiết khấu – lãi suất mà các ngân hàng thương mại phải trả khi vay tiền từ Fed.

+ Các tiêu chuẩn về hệ thống quản trị rủi ro, điều kiện tài chính và tính tuân thủ các quy định hiện hành trong ngành ngân hàng đối với các tổ chức tài chính tham gia hoạt động trên TTTT.

+ Các quy định về chuẩn mực kế toán, kiểm toán, giám sát cũng như công bố thông tin đối với các tổ chức tài chính tham gia TTTT. Theo đó, các thành viên tham gia TTTT phải đảm bảo công bố thông tin chính xác, kịp thời để làm cơ sở cho các thành viên khác đánh giá và ra quyết định hợp lý, tránh gây khủng hoảng, xáo trộn thị trường.

+ Quy định về điều kiện giao dịch với FED trên TTTT

FED chủ yếu thực hiện các giao dịch trên TTTT nhất là thị trường trái phiếu kho bạc với các nhà giao dịch chứng khoán lớn. Các nhà giao dịch này dống vai trò rất quan trọng trong việc thực thi CSTT của FED. Vì vậy, các quy định đối với các nhà giao dịch này cũng chặt chẽ.

- FED chịu trách nhiệm giám sát và kiểm tra một số tổ chức tài chính nhất định để đảm bảo rằng họ tuân thủ các quy tắc và quy định, và họ hoạt động một cách an

toàn và hợp lý. Sự giám sát của các tổ chức tài chính được thiết kế dựa trên quy mô và mức độ phức tạp của tổ chức.

+ Do FED không hạn chế sự tham gia vào TTTT đối với các ngân hàng, các tập đoàn tài chính ngân hàng nên FED thường xuyên tiến hành kiểm tra sức chịu đựng “stress test” đối với các đối tượng này để đảm bảo an toàn hệ thống, tránh gây bất ổn trên TTTT nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung.

Các bài kiểm tra sức ép tập trung vào mợt sớ rủi ro chính như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản, sức khoẻ tài chính trong các tình h́ng khủng hoảng. Các cuộc khủng hoảng giả thuyết được xây dựng kịch bản từ Cục Dự trữ Liên bang và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra. Các ngân hàng phải trải qua các bài kiểm tra áp lực và yêu cầu phải nộp lên báo cáo kết quả hoàn chỉnh. Những báo cáo kết quả này sau đó sẽ được công bố ra công chúng để cho thấy cách mà ngân hàng sẽ xử lý một cuộc khủng hoảng lớn như thế nào.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ hoạt động của TTTT

+ FED thực hiện việc quản lý lãi suất trên TTTT qua hệ thống thanh toán tập trung mà FED cung cấp. Đây là hệ thống thanh toán tự động liên tục và tức thời hoạt động từ 7h sáng đến 5h chiều. Khi hệ thống thanh toán đóng cửa vào lúc 5h, tài khoán thanh toán của các ngân hàng phải đưa về trạng thái cân bằng. Nếu có thâm hụt hay thặng dư, các ngân hàng phải cho vay hoặc đi vay qua đêm trên hệ thống này thông qua các công cụ thường trực và công cụ tinh chỉnh của FED.

+ Thanh toán được thực hiện thông qua tài khoản tại FED của các ngân hàng thành viên. Theo cơ cấu tổ chức của FED, có 12 ngân hàng thành viên được phân bố ở các khu vực trên toàn nước Mỹ để theo dõi các nền kinh tế và ngân hàng ở địa phương. Những ngân hàng không tham gia hệ thống này phải thực hiện thanh toán thông qua các ngân hàng thành viên.

+ Mười hai Ngân hàng Dự trữ Liên bang cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các tổ chức lưu ký và chính phủ liên bang. Đối với các tổ chức lưu ký, họ duy trì các tài khoản để dự trữ và thanh toán bù trừ và cung cấp các dịch vụ thanh toán khác nhau, bao gồm thu thập séc, chuyển tiền điện tử, phân phối và nhận tiền tệ và tiền xu. Đối với chính phủ liên bang, họ đóng vai trò là đại lý tài chính. Do đó, Ngân hàng Dự trữ

duy trì tài khoản giao dịch của Bợ Tài chính; thanh toán séc kho bạc; xử lý thanh toán điện tử; và phát hành, chuyển nhượng và mua lại chứng khốn của chính phủ Hoa Kỳ.

+ Trong khi khới lượng xử lý séc của Fed đang giảm, khối lượng thanh toán điện tử của nó đã tăng lên. Hệ thớng thanh tốn tự đợng thanh toán bù trừ (ACH) của Fed cung cấp một phương tiện điện tử để trao đởi các khoản ghi nợ và tín dụng giữa các tổ chức lưu ký để giải quyết các giao dịch của khách hàng. Fed xử lý khoảng ba phần tư khoản thanh tốn ACH của q́c gia. Mạng thanh toán điện tử, một tổ chức tư nhân, là nhà điều hành ACH khác của q́c gia. Chủn khoản tín dụng ACH phở biến bao gồm tiền gửi trực tiếp của bảng lương, trợ cấp An sinh xã hợi và hồn th́. Chủn khoản ghi nợ ACH thường bao gồm các khoản thanh toán định kỳ cho các khoản thế chấp, phí bảo hiểm, hóa đơn tiện ích và những thứ tương tự. Các khoản thanh toán bằng séc giấy được chuyển đởi và thanh tốn mợt lần được thực hiện qua Internet hoặc qua điện thoại là những ví dụ khác.

+ Để đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra thông suốt, FED tạo cơ hội cho các thành viên được phép vay trong ngày không tính lãi suất với điều kiện các ngân hàng đủ tài sản đảm bảo hợp lệ thế chấp tại FED.

Kinh nghiệm từ Singapore

Tại Singapore, Ngân hàng Trung ương (gọi là MAS) là cơ quan được ủy quyền phụ trách lĩnh vực tiền tệ với nhiệm vụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, kiềm chế lạm phát và phát triển khu vực dịch vụ tài chính.

- MAS hoạt đợng dựa trên Đạo luật của Cơ quan tiền tệ Singapore

+ Đề ra yêu cầu về vốn đối với các công ty đủ điều kiện tham gia hoạt động TTTT

+ Yêu cầu công bố công khai với công chúng mọi thông tin liên quan đến hoạt động của mỗi ngân hàng

+ Điều tiết lãi suất của ngân hàng

Mơ hình tở chức giám sát hệ thớng tài chính ngân hàng tại Singapore được tích hợp hoạt động giữa Ngân hàng Trung ương và các tổ chức giám sát. Cơ chế giám sát của MAS

(nguồn: Tạp chí công thương, Mơ hình giám sát hệ thớng tài chính hợp nhất tại Singapore và gợi ý cho Việt Nam)

Cơ cấu tổ chức của MAS

Singapore xây dựng một khuôn khổ pháp lý về tài chính nhất quán tiêu chuẩn cao, nổi bật là về tiêu chuẩn quản trị rủi ro cho mọi tổ chức. MAS giám sát các tập đoàn tài chính đa ngành theo hướng tiếp cận “toàn bộ tập đoàn”, tập trung vào giám sát rủi ro trong tất cả các hoạt động đa dạng của những tập đoàn đó.

Để đánh giá xếp hạng rủi ro của một tổ chức, MAS xét trên 4 yếu tố sau: Rủi ro nội tại, nhân tớ kiểm sốt, giám sát và quản trị, ng̀n vớn và khả năng hỗ trợ. Thêm vào đó, nếu xét trên khía cạnh cấp đợ giám sát thì mợt tở chức tài chính có hai cấp đợ: (1) Đánh giá ở cấp độ các hoạt động trọng yếu, bao gồm đánh giá rủi ro nội tại và rủi ro từ các ́u tớ kiểm sốt;

(2) Đánh giá rủi ro từ khu vực kiểm soát cao hơn như ban kiểm soát, ban giám đốc và các ng̀n vớn của tở chức thì việc đánh giá rủi ro ở cấp độ tổ chức.

Hơn nữa, MAS quản chặt giao dịch nợi tệ với các tiêu chí khắt khe để bảo vệ an tồn hệ thớng, trong khi nới lỏng chế tài với giao dịch ngoại tệ.

Vai trị cơng tác quản lý của nhà nước đối với TTTT Việt Nam hiện nay:

Từ kinh nghiệm của một số quốc gia có nền kinh tế thành công và có sức ảnh hưởng nhất định như Mỹ, Singapore, Trung Quốc, nhận thấy được các cơ quan nhà nước kết hợp với NHTW đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý, giám sát và điều tiết thị trường tiền tệ. Sự quản lý đó dựa trên các yếu tố chính:

- Xây dựng khung pháp lý cho các hoạt động trong TTTT:

Tại các nước phát triển, khung pháp lý và các đề án, các sáng kiến phát triển bền vững được xây dựng khá tốt đã có tác dụng thúc đẩy phát triển bền vững không chỉ riêng hệ thống ngân hàng thương mại mà bao gồm các ngành, lĩnh vực khác của nền kinh tế. Trong đó, hệ thống ngân hàng được xem là khu vực có sức ảnh hưởng và lan

tỏa phát triển bền vững vào các ngành, các lĩnh vực khác của nền kinh tế thông qua các sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp. Phát triển bền vững hệ thống ngân hàng là một xu hướng diễn ra mạnh mẽ tại các quốc gia đang phát triển và các nước mới nổi, với khung pháp lý hồn thiện, sự giám sát và hỡ trợ của các cơ quan quản lý là nền tảng quan trọng góp phần thúc đẩy hệ thống ngân hàng phát triển bền vững.

Để tạo nên môi trường kinh tế lành mạnh, an toàn và công bằng cho tất cả mọi người thì việc thiết lập những tiêu chuẩn chung được pháp luật bảo vệ là rất cần thiết. Các quy định đối với những pháp nhân hay thể nhân đại diện cho những nguồn cung và cầu trên thị trường, về điều kiện tham gia hay rút khỏi thị trường, quản lý rủi ro, về công bố thông tin cần được xác lập một cách chặt chẽ và thường xuyên cập nhật để bảo vệ các thành viên tham gia thị trường một cách tốt nhất.

- Theo dõi, giám sát TTTT:

Việc theo dõi sát sao thị trường là công tác giúp cho nhà nước kịp thời phát hiện và có biện pháp điều chỉnh linh hoạt và phù hợp mỗi khi thị trường biến động.

Xây dựng hệ thống giám sát an toàn nhằm giám sát các rủi ro, nguy cơ đối với sự ổn định của hệ thống ngân hàng từ góc độ toàn ngành ngân hàng.

Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, bao gồm các chính sách, quy trình, thủ tục và giải pháp phát hiện, ngăn chặn và xử lý các rủi ro có tính hệ thống (khủng hoảng, mất thanh khoản và phá sản hàng loạt, rút tiền hàng loạt…). Theo đó, cần có kế hoạch hoặc chương trình dự phòng trong trường hợp khẩn cấp.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ hoạt động của thị trường và điều hành hệ thống ngân hàng:

Hiện nay việc giao dịch, thanh toán qua hệ thống ngân hàng đang tăng lên, đồng nghĩa với việc cần thiết nâng cấp, mở rộng cũng như đảm bảo an toàn cho hệ thống, hạn chế tối đa kẽ hở cho tội phạm lấn tới.

- NHTW thực hiện việc kiểm soát,điều tiết tiền tệ thông qua việc sử dụng các cơng cụ trực tiếp như: hạn mức tín dụng, lãi suất, tỷ giá, đồng thời thiết lập và bước đầu sử dụng các công cụ gián tiếp như dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, ngiệp vụ thị trường mở.

Ngân hàng tập trung huy động một khối lượng vốn tạm thời nhàn rỗi của mọi tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế và thơng qua nghiệp vụ tín dụng, Ngân hàng sử dụng

nguồn vốn huy động được để đầu tư, cho vay đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu thiếu vốn của các thành phần kinh tế trong xã hội. Nhờ đó mà các doanh nghiệp các tổ chức kinh tế và các cá nhân có điều kiện để mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc thiết bị, nâng cao hiệu quả kinh tế, thúc đẩy quá trình tái sản xuất phát triển.

NHTW là cơ quan có chức năng chủ đạo trong việc ổn định tiền tệ

Ngân hàng giữ vai trò là cơ quan tổ chức điều hoà lưu thông tiền tệ (hạn chế tăng cường khối lượng tiền cần thiết trong lưu thông) vai trò này được thể hiện thông qua mức lãi suất tiền gửi và tiền vay.

Ngân hàng là công cụ trực tiếp của Nhà nước để thức hiện các chính sách tiền tệ, tín dụng và thanh toán. Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế thông qua Ngân hàng. Đồng thời Ngân hàng cịn thực hiện quan hệ tín dụng với Ngân hàng thơng qua việc cho Ngân sách Nhà nước vay trong những trường hợp cần thiết, hay bảo quản dự trữ cho Nhà nước một số vàng và ngoại tệ.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ảnh hưởng của CMCN 4 0 đến hoạt động quản lý nhà nước đối với thị trường tài chính (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)