.3 Ấn Độ, Malaysia, Pakistan và Thái Lan kiện Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) vấn đề tranh chấp thƣơng mại của các quốc gia đang phát triển và bài học đối với việt nam (Trang 28 - 34)

Tiêu đề Hoa Kỳ - Tôm

Nguyên đơn Ấn Độ, Malaysia, Pakistan, và Thái Lan

Bị đơn Hoa Kỳ

Các bên thứ ba

Australia; Colombia; Costa Rica; Cộng đồng Châu Âu; Ecuador; El Salvador; Guatemala; Hồng Kông, Trung Quốc; Nhật Bản;

Mexico; Nigeria; Pakistan; Philippines; Senegal; Singapore; Sri Lanka; Venezuela Các Hiệp định được viện dẫn ( tại

yêu cầu tham vẫn) GATT 1994: Điều I, XI, XIII, XX Yêu cầu tham vấn ngày: 8 tháng 10 năm 1996

Báo cáo của Ban hội thẩm ngày: 15 tháng 5 năm 1998 Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm

ngày: 12 tháng 10 năm 1998

Báo cáo của Ban hội thẩm về điều

21.5 ngày: 15 tháng 6 năm 2001

Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm về

điều 21.5 ngày: 22 tháng 10 năm 2001

Nguồn: http://trungtamwto.vn/wto/tom-tat-vu-tranh-chap/giai-quyet-tranh-chap-so- ds058

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Tổng quan vụ kiện

Trong lịch sử những vụ tranh chấp thương mại thuộc khuôn khổ WTO, chắc chắn khơng ai có thể qn được câu chuyện “ Dùng rùa để xử tôm” của nước Mỹ. Do hoạt động đánh bắt phi pháp của con người, số lượng loài rùa biển ngày càng giảm và đang đứng bên bờ diệt vong. Chính phủ Mỹ cho rằng, thuyền đánh bắt tơm trong q trình tác nghiệp đã khiến cả tôm và rùa biển “sa lưới” và đây là nguyên nhân trực tiếp đe doạ đến sự an toàn của loài rùa biển. Lo lắng trước vấn đề hết sức nghiêm trọng này, vào thập kỉ 80, chính quyền Mỹ đã triển khai phương pháp “ cách ly rùa biển” hay còn gọi là phương pháp TEDs ( Turtle Excluder Devices) trong hoạt động đánh bắt tôm bằng lưới rà. Theo đó, khi đánh bắt tơm, sẽ có một thiết bị chia lưới đánh bắt thành 2 bộ phận, tơm sẽ đi vào phần lưới phía sau cịn rùa biển và các động vật khác bị “đuổi về” biển cả.

Năm 1983, chính phủ Mỹ yêu cầu ngư dân sử dụng thiết bị này, nhưng lại khơng có biện pháp cưỡng chế cụ thể nên hiệu quả không cao. Chính vì vậy, năm 1987, Mỹ ban hành đạo luật buộc các thuyền đánh bắt tôm trên biển phải sử dụng phương pháp “ cách ly rùa biển”. Năm 1989, phía Mỹ ban hành điều khoản 609, yêu cầu chính phủ Mỹ đàm phán song phương và đa phương với các nước khác nhằm thiết lập một cơ chế bảo vệ rùa biển trên phạm vi quốc tế, đồng thời cấm nhập khẩu tôm không được đánh bắt theo phương pháp “cách ly rùa biển”. Liên tiếp các năm 1991, 1993 và 1996, Mỹ 3 lần ban hành các văn bản pháp qui, mở rộng phạm vi hiệu lực của cơ chế bảo vệ rùa biển ra tồn thế giới.

Với cơ chế này, chỉ có 43 quốc gia xuất khẩu tôm sang Mỹ “đạt tiêu chuẩn”, trong khi các nước khác buộc phải chứng minh rằng trong quá tr nh đánh bắt tôm, họ không làm tổn hại đến lồi rùa biển. Nếu khơng, tơm của các nước này sẽ bị cấm xuất sang thị trường Mỹ. Chính lệnh cấm vận này đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới những nước xuất khẩu tôm lớn trên thế giới, điển hình là Ấn Độ, Pakistan, Malaysia và Thái Lan. Đối với riêng Thái Lan, trị giá xuất khẩu tôm sang Mỹ lên tới 14-15 tỷ Bath, trong đó có 80% tơm ni, chỉ có 20% là tôm đánh bắt. Nếu Mỹ quyết tâm thực hiện lệnh cấm vận này đến cùng thì Thái Lan và một số nước đang phát triển khác sẽ đứng trước vô vàn mối bất lợi. Chính vì vậy, Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia và Pakistan đã đệ đơn kiện Mỹ trước WTO để hịng buộc Mỹ xố

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Tiến trình vụ kiện

Tham vấn

Ngày 8 tháng 10 năm 1996, Ấn Độ, Malaysia, Pakistan, Thái Lan yêu cầu tham vấn với Hoa Kỳ về lệnh cấm nhập khẩu đối tôm cũng như các sản phẩm tôm nhập khẩu từ các nước Nguyên đơn do Hoa Kỳ áp dụng theo Phần 609 trong Luật Công (Public Law) 101-162 của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ bị khiếu nại đã vi phạm các Điều I, XI và XIII của GATT 1994 đồng thời đã làm phương hại đến các lợi ích mà bên Nguyên đơn được hưởng.

Hội thẩm

Ngày 9 tháng 1 năm 1997, Malaysia và Thái Lan yêu cầu thành lập Ban hội thẩm. Tuy nhiên, Ngày 22 tháng 1 năm 1997, DSB chưa đồng ý với yêu cầu này. Ngày 30 tháng 1 năm 1997, Parkistan yêu cầu thành lập Ban hội thẩm. Ngày 25 tháng 2 năm 1997, DBS đã thành lập Ban hội thẩm trước các yêu cầu lần thứ hai của Malaysia, Parkistan và Thái Lan. Các bên thứ ba tham gia vào vụ kiện gồm có: Australia, Costarica, Colombia, Ecuador, Guatemala, Cộng đồng Châu Âu, Hồng Kông, Nhật Bản, Ấn Độ, Mexico, Nigeria, the Philippines, Senegal, Singapore, Sri Lanka. Đồng thời, Ấn Độ cũng yêu cầu thành lập một Ban hội thẩm về cùng vấn đề trên vào ngày này. Ngày 10 tháng 2 năm 1997, DSB đã thành lập Ban hội thẩm trước yêu cầu của Ấn Độ. Hai Ban hội thẩm được sáp nhập theo yêu cầu của Malaysia, Parkistan và Thái Lan. Các bên thứ ba gồm: El Salvador và Venezuela. Ngày 15 tháng 4 năm 1997, xác định được thành phần của Ban hội thẩm mới.

Ngày 15 tháng 5 năm 1998, Báo cáo của Ban hội thẩm được ban hành tới các thành viên. Kết luận của Ban hội thẩm là việc cấm nhập khẩu đối với tôm và các sản phẩm tôm do Hoa Kỳ áp dụng trái với Điều XI:1 của GATT 1994 và cũng không phù hợp với điều XX của GATT 1994.

Ngày 13 tháng 7 năm 1998, Hoa Kỳ thơng báo rằng họ có ý định kháng cáo liên quan đến những vấn đề về luật và diễn giải pháp lý của Ban hội thẩm theo khoản 4 điều 16 DSU.

Ngày 23 tháng 7 năm 1998, văn bản kháng nghị của Hoa K được đệ trình. Ngày 7 tháng 8 năm 1998, Ấn Độ, Pakistan, và Thái Lan gửi văn bản về việc tham gia thủ tục phúc thẩm. Đồng thời, Australia, Ecuado, EU, Hong Kong – Trung

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Quốc, Nigeria cũng gửi văn bản thông báo về quyền bên thứ ba được tham gia vào thủ tục phúc thẩm.

Ngày 19 và 20 tháng 8 năm 1998, các bên tranh chấp và bên thứ ba trình bày quan điểm của mình tại phiên họp phúc thẩm.

Hoa Kì bày tỏ quan điểm của mình rằng điều 609 thuộc phạm vi của điều XX, cụ thể là điều XX (g): “liên quan tới việc gìn giữ nguồn tài ngun có thể bị cạn kiệt, nếu biện pháp đó cũng được áp dụng hạn chế cả với sản xuất và tiêu dùng trong nước”, hoặc Điều XX(b): “Cần thiết để bảo vệ cuộc sống của con người, động vật hay thực vật và bảo vệ sức khoẻ”

Hoa K cũng cho rằng việc Ban hội thẩm giải thích điều XX bằng cách u cầu một nhóm tư vấn xác định “biện pháp của Mỹ đe doạ hệ thống thương mại đa biên hay không” là không dựa trên quy định GATT-1994. Ban hội thẩm cũng đã hiểu sai ý nghĩa “có hay khơng một lý do hợp pháp cho việc áp dụng biện pháp tạo nên sự phân biệt đối xử” và lại thêm một nghĩa vụ hoàn toàn mới theo điều XX: các thành viên không được tiến hành biện pháp ảnh hưởng tới hệ thống thương mại đa biên và Ban hội thẩm không dựa trên ý nghĩa và phạm vi chung của cụm từ “phân biệt đối xử độc đoán”.

Ngày 12 tháng 10 năm 1998, báo cáo của Cơ quan phúc thẩm được ban hành tới các thành viên. Cơ quan phúc thẩm bác bỏ kết luận của Ban hội thẩm rằng phương pháp của Hoa Kỳ về vấn đề liên quan không trong phạm vi áp dụng của các biện pháp cho phép theo Điều XX, GATT 1994 .

DSB thông qua phán quyết của Cơ quan phúc thẩm và Ban hội thẩm khi được Cơ quan phúc thẩm sửa đổi ngày 6 tháng 11 năm 1998.

Thông qua Báo cáo tuân thủ của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm (Điều 21.5 DSU)

Ngày 12 tháng 10 năm 2000, Malaysia yêu cầu vấn đề cần được chuyển cho Ban hội thẩm ban đầu giải quyết theo điều 21.5 DSU vì Malaysia nhận thấy việc không gỡ bỏ cấm nhập khẩu và không thực hiện các biện pháp cần thiết cho phép nhập khẩu tôm và một số sản phẩm tôm nhất định theo cách thức không bị hạn chế cho thấy Hoa Kỳ đã không tuân theo đề xuất và phân xử của DSB. Ngày 23 tháng 10 năm 2000, vấn đề này đã được chuyển cho Ban hội thẩm ban đầu giải quyết theo

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Các phán quyết của Ban hội thẩm như sau:

- Phương pháp mà Hoa Kỳ thực hiện nhằm tuân theo các đề xuất và phân xử của DSB vi phạm Điều XI.1 của GATT 1994.

- Theo đề xuất và phân xử của DSB, Phần 609 của Luật Công Cộng 101-162 đã được sửa đổi theo Điều XX của GATT 1994 và vẫn được các cơ quan chức trách của Mỹ sử dụng miễn là những điều kiện ấy được nhắc đến trong kết luận của phán quyết này.

- Nếu bất cứ điều kiện nào kể trên sau này khơng được đáp ứng thì chúng sẽ khơng cịn tn theo các đề xuất của DSB. Khi đó, bất kỳ bên nguyên nào trong vụ kiện ban đầu đều có thể dựa vào Điều 21.5 DSU.

Ngày 23 tháng 7 năm 2001, DSB nhận được kháng cáo các phán quyết trên của Malaysia về việc mong muốn Cơ quan phúc thẩm đánh giá lại kết luận của Ban hội thẩm rằng biện pháp liên quan đến vấn đề trên của Mỹ không cấu thành là không thể sửa đổi hay phân biệt ngẫu nhiên giữa các nước có cùng điều kiện và rằng do đó trong phạm vi áp dụng của biện pháp được cho phép theo Điều XX của GATT 1994 miễn là các điều kiện nêu trong kết luận của phán quyết của Ban hội thẩm.

Ngày 19 tháng 9 năm 2001, DSB nhận được thông báo của Cơ quan phúc thẩm về việc trì hỗn thơng qua phán quyết trong kháng án này. Ngày 22 tháng 10 năm 2001, phán quyết được ban hành tới các thành viên. Cơ quan phúc thẩm phê chuẩn các kết luận gây tranh cãi của Ban hội thẩm: Từ khi Cơ quan phúc thẩm phê chuẩn kết luận của Ban hội thẩm rằng phương pháp mà Hoa Kỳ thực hiện giờ đây được áp dụng theo cách thức đáp ứng được các yêu cầu của Điều XX của GATT 1994, Cơ quan phúc thẩm không đưa ra đề xuất nào.

Ngày 21 tháng 11 năm 2001, phán quyết của Cơ quan phúc thẩm và Ban hội thẩm được DSB thông qua.

Các kết quả chính của vụ tranh chấp.

Ngày 25 tháng 11 năm 1998, DSB nhận được thơng báo của Hoa Kì về việc cam kết thực hiện các đề xuất của DSB và bày tỏ mong muốn thảo luận việc thực hiện phán quyết với Nguyên đơn. Các bên liên quan trong vụ tranh chấp thông báo việc chấp thuận thời gian thực hiện là 13 tháng từ ngày thông qua các phán quyết

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

của Cơ quan phúc thẩm và Ban hội thẩm, có nghĩa là hết hạn vào ngày 6 tháng 12 năm 1999. Ngày 22 tháng 12 năm 1999, DSB nhận được thông báo của Malaysia và Hoa Kỳ về việc đi tới sự thống nhất trong các quy trình thực hiện theo Điều 21 và 22 DSU.

Ngày 27 tháng 1 năm 2000, Hoa Kỳ công bố đã thực hiện theo các đề xuất và phân xử của DSB. Hoa Kỳ lưu ý rằng nước này đã ban hành hướng dẫn đã sửa đổi thực hiện luật của mình về tơm/rùa biển. Đồng thời, Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh rằng họ đã và đang cố gắng khởi động đàm phán với chính phủ các nước Ấn Độ Dương để bảo vệ rùa biển tại khu vực đó cũng như việc đã, đang và sẽ tiếp tục cung cấp chương tr nh đào tạo kỹ thuật thiết kế, xây dựng, lắp đặt, vận hành TEDs cho bất kỳ chính phủ nào có u cầu.

Ngày 23 tháng 10 năm 2000, DSB đã chuyển vấn đề mà Malaysia yêu cầu vào ngày 12 tháng 10 năm 2000 cho Ban hội thẩm ban đầu giải quyết theo điều 21.5 DSU.

Ngày 15 tháng 6 năm 2001, Ban hội thẩm kết luận rằng các biện pháp mà Mỹ đưa ra để thực hiện khuyến nghị và phán quyết của DSB chưa phù hợp với quy định theo điều XI(1), GATT-1994. Ban hội thẩm đề nghị Mỹ phải chấm dứt các biện pháp này trong thời gian tới và các khuyến nghị của DSB phải được thi hành khơng trì hỗn.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

2.2.2. Argentina kiện Chile về các biện pháp tự vệ và hệ thống giá liên quan

tới một số mặt hàng nông sản.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) vấn đề tranh chấp thƣơng mại của các quốc gia đang phát triển và bài học đối với việt nam (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)