.5 Argentina chống bán phá giá sứ nhập khẩu từ Ý

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) vấn đề tranh chấp thƣơng mại của các quốc gia đang phát triển và bài học đối với việt nam (Trang 41 - 59)

Tiêu đề Argentina – Sứ lát nền

Nguyên đơn Cộng đồng châu Âu

Bị đơn Argentina

Bên thứ ba Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ

Yêu cầu tham vấn ngày: 26 tháng 01 năm 2000 Báo cáo của Ban hội thẩm ban hành ngày: 28 tháng 09 năm 2001

Nguồn: http://trungtamwto.vn/wto/tom-tat-vu-tranh-chap/giai-quyet-tranh-chap-so-ds189

Tổng quan vụ kiện

Vụ tranh chấp giữa Argentina và cộng đồng chung châu Âu liên quan đến việc chống bán phá giá sứ lát nền nhập khẩu từ Ý cũng là một trong những vụ kiện điển h nh và đáng được quan tâm. Theo đó, EC kiện Argentina ra WTO về việc vi phạm những quyết định về điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm sứ lát nền nhập khẩu từ một nước thành viên EC. Vụ kiện diễn ra từ năm 1999 cho đến năm 2002, Argentina đã chấp nhận thực thi phán quyết của DSB.

Tiến trình vụ kiện

Tham vấn

Ngày 12 tháng 11 năm 1999, Argentina ra quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm sứ lát nền được nhập khẩu từ Ý, một trong những nước thành viên EC. Ngày 26 tháng 01 năm 2000, EC gửi yêu cầu tham vấn đến Argentina về việc xem xét lại quyết định này vì rằng cơ quan điều tra Argentina đã vi phạm quy định về điều tra chống bán phá giá khi:

- Bỏ qua các thông tin liên quan đến giá trị thông thường và giá xuất khẩu mà các nhà xuất khẩu Ý được lựa chọn điều tra đã cung cấp mà khơng có lý do

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

- Khơng tính biên độ phá giá riêng cho mỗi nhà xuất khẩu trong nhóm được lựa chọn điều tra.

- Không điều chỉnh hợp lý các mức giá liên quan cho phù hợp với những khác biệt về tính chất vật lý giữa các sản phẩm sứ lát nền được bán tại Ý với các sản phẩm xuất khẩu sang Argentina.

- Không thông báo cho các nhà xuất khẩu Ý về các dữ kiện thực tế cơ bản được cơ quan này sử dụng để ra quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức.

Vì những lý do trên, EC cho rằng Argentina đã áp dụng biện pháp chống bán phá giá không phù hợp với các Điều 2.4, Điều 6.8, Phụ lục II, 6.9 và 6.10 Hiệp định ADA.

Hội thẩm

Ngày 07 tháng 11 năm 2000, việc này được EC khởi kiện ra WTO (do tham vấn không đạt được kết quả) bằng cách gửi đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm với nhiều khiếu nại khác nhau. Ngày 26 tháng 09 năm 2000, DSB đã hoãn việc thành lập Ban hội thẩm này của EC và cho đến ngày 27 tháng 11 năm 2000, DSB đã chấp nhận đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm. Các bên thứ ba bao gồm: Nhật Bản, Thỗ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ.

Ngày 12 tháng 01 năm 2001, Ban hội thẩm được thành lập.

Thông qua Báo cáo của Ban hội thẩm

Ngày 28 tháng 09 năm 2001, Ban hội thẩm đã cơng khai Báo cáo của mình về vụ việc này đến các bên trong vụ việc và các thành viên WTO. Nội dung của Báo cáo có những kết luận đáng chú ý như sau:

- Argentina đã vi phạm Điều 6.8 và Phụ lục II Hiệp định ADA do các nhà chức trách đã bỏ qua hầu hết các thông tin mà các nhà xuất khẩu Ý cung cấp trong quá tr nh cơ quan này xác định giá thông thường và giá xuất khẩu, đồng thời cũng không thông báo cho các nhà xuất khẩu lý do việc không chấp nhận các thông tin này.

- Argentina đã vi phạm Điều 6.10 của Hiệp định ADA vì khơng tính biên phá giá riêng cho từng nhà xuất khẩu thuộc diện điều tra.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

- Argentina đã vi phạm Điều 2.4 của Hiệp định ADA khi không thực hiện các điều chỉnh hợp lý sao cho phù hợp với những khác biệt về tính chất vật lý của sản phẩm liên quan trong khi những khác biệt này gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến việc so sánh giá.

- Argentina đã vi phạm Điều 6.9 Hiệp định ADA vì khơng thơng báo cho các nhà xuất khẩu về các dữ kiện thực tế được sử dụng trong việc ra quyết định liên quan đến vấn đề áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức.

Ngày 05 tháng 11 năm 2001, Báo cáo này của Ban hội thẩm đã chính thức được DSB thơng qua và có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày này.

Các kết quả chính của vụ tranh chấp

Sau khi có Báo cáo của Ban hội thẩm được DSB thông qua, EC và Argentina đã thảo luận về phương án thực thi quyết định của DSB. Ngày 20 tháng 12 năm 2001, DSB nhận được thông báo của EC và Argentina về việc họ đã đi tới thỏa thuận chung rằng Argentina có 5 tháng để thực hiện các quyết định và khuyến nghị giải quyết tranh chấp của DSB.

Ngày 22 tháng 05 năm 2002, Argentina tuyên bố việc thực thi quyết định của DSB như sau: Ngày 24 tháng 04 năm 2002, Bộ Sản Xuất nước này đã ra Nghị quyết số 76/02 hủy quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá bị khiếu kiện. Do đó, Argentina coi như đã thực thi đầy đủ quyết định và khuyến nghị của DSB trong vụ tranh chấp này. EC bày tỏ đánh giá cao việc thực thi nghiêm túc và nhanh chóng này của Argentina.

Vụ tranh chấp kết thúc.

Kết luận rút ra từ việc phân tích những vụ tranh chấp điển hình. 2.3.

2.3.1. Kết quả

Nh n chung, các nước đang phát triển là Bị đơn nhiều hơn là Nguyên đơn (có 134 tranh chấp trong đó nước đang phát triển là Bị đơn, trong khi có 121 tranh chấp mà họ là Nguyên đơn), hơn nữa nước đang phát triển là đối tượng bị kiện của nước phát triển hơn là của nước phát triển (bị đơn của nước phát triển trong 72 vụ tranh chấp, là bị đơn của nước đang phát triển trong 62 vụ). Điều đó chứng tỏ rằng nước đang phát triển dễ là mục tiêu bị kiện hơn so với nước phát triển trong WTO. Tuy

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Chẳng hạn, trong các năm 1996, 1997, 1998, 1999, 2000, số vụ tranh chấp mà các nước đang phát triển là bị đơn khá cao nhiều hơn số vụ mà họ là Nguyên đơn. Song trong hai năm tiếp theo, số vụ mà họ là Nguyên đơn tăng lên và nhiều hơn số tranh chấp mà họ là bị đơn. Trong những năm 2004 và 2005, số tranh chấp liên quan đến những nước đang phát triển giảm mạnh, thậm chí số tranh chấp mà nước đang phát triển là Nguyên đơn bằng số tranh chấp mà họ là Bị đơn (5 tranh chấp vào năm 2004 và 7 tranh chấp vào năm 2005).

Như vậy, qua đó có thể khẳng định rằng các nước đang phát triển thường là những nước bị kiện nhiều nhất th nay đã chủ động hơn trong tranh chấp. Họ đã nắm được cơ sở pháp lý, hiểu biết về các nguyên tắc WTO. Do vậy, từ vị trí chống đỡ đã chuyển sang việc đòi bảo vệ các quyền lợi thương mại của mình bằng việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.

Trong số những tranh chấp liên quan đến những nước đang phát triển, châu Mỹ La tinh là khu vực có nhiều thành viên tham gia tranh chấp hơn cả (17 nước, họ tham gia với tư cách hoặc là Nguyên đơn, hoặc là Bị đơn). Tương tự, đứng thứ hai là châu Á với 9 nước, thứ ba là châu Âu với 7 nước và khu vực có ít nước đang phát triển tham gia nhất là châu Phi, chỉ có hai nước là Ai Cập và Nam Phi, cả hai đều là Bị đơn (Ai Cập là bị đơn của 4 vụ kiện, Nam Phi là bị đơn của 2 vụ kiện).

Các nước Mỹ Latinh như Argentina, Brazil, Chile, Colombia, Costa Rica, Mehico, Honduras, Venezuela không chỉ sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để giải quyết những tranh chấp giữa họ với nhau mà cịn để kiện EU, Hoa Kỳ, thậm chí đã thành cơng trong các vụ kiện với các cường quốc này. Ví dụ: Trong tranh chấp giữa Costa Rica với Hoa Kỳ đã sử dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu đồ lót coton của Costa Rica (DS24/1995), DSB đã đưa ra phán quyết yêu cầu Hoa Kỳ phải điều chỉnh hành vi của mình, xố bỏ các biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với Costa Rica để phù hợp các quy tắc đảm bảo thương mại công bằng của WTO. Hoa Kỳ đã thực hiện phán quyết của WTO và Costa Rica đã thành công trong vụ này.

Nếu như Brazil, Mehico, Chile, Argentina là những nước tích cực sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong số những nước đang phát triển của khu vực Mỹ Latinh thì Ấn Độ, Thái Lan cũng là những thành viên tích cực của hai khu vực châu Á. Và từ hai vụ kiện về Lệnh cấm nhập khẩu tôm của Mỹ (1996) và vụ

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoà giải tranh chấp về cá ngừ của Thái Lan (2000) với EC là minh chứng rõ nhất cho điều này. Trong khi đó những thành viên đang phát triển của châu Âu cũng chưa phải là nước sử dụng nhiều cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO bằng những nước Mỹ Latinh và châu Á.

2.3.2. Thuận lợi

Các ch nh sách ƣu đãi của WTO dành cho các nƣớc đang phát triển

Ở vòng đàm phán Uruguay, Brazil đã đưa ra đề nghị cần thiết phải áp dụng nguyên tắc đối xử đặc biệt đối với các nước đang phát triển khi áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT. Đề nghị này đã được chấp nhận và thể hiện trong Thoả thuận về Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Thoả thuận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp (DSU) đã đề cập đến địa vị đặc biệt của các thành viên WTO là các nước đang phát triển. Bởi vì nếu cứ cứng nhắc áp dụng những nguyên tắc chung như nhau cho mọi thành viên thì chắc chắn các nền kinh tế phát triển sẽ có lợi hơn trong khi các nền kinh tế đang và kém phát triển sẽ bị thiệt hại. Những ưu đãi dành cho các nước đang phát triển cụ thể là:

- Trong tham vấn: Nếu tham vấn là biện pháp do một nước thành viên đang phát triển áp dụng thì các bên có thể đồng ý kéo dài thời gian tham vấn thông thường. Nếu vào cuối giai đoạn tham vấn, các bên không thể đồng tý kết thúc tham vấn thì Chủ tịch DSB có thể kéo dài thời hạn tham vấn.

- Nếu Nguyên đơn là thành viên đang phát triển thì trong thành phần của Ban hội thẩm nhất thiết phải có một thành viên là công dân của một nước đang phát triển, trừ khi nước đang phát triển có liên quan khơng u cầu như vậy. Nếu bị đơn là nước thành viên đang phát triển thì các bên có thể kéo dài thời gian tham vấn và Ban hội thẩm có trách nhiệm xác định các thời hạn về thủ tục phù hợp sao cho bên tranh chấp là nước đang phát triển có đủ thời gian để chuẩn bị và trình bày lập luận của mình.

- Các nước đang phát triển có thể yêu cầu Tổng giám đốc WTO đứng ra làm trung gian, hồ giải trong trường hợp có tranh chấp với các nước phát triển. - Các nước đang phát triển có thể áp dụng mức thuế quan cao hơn mức của các

nước phát triển trong các thoả thuận về thuế quan.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

phát triển áp dụng mức thuế thấp đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang và kém phát triển.

- Thời gian để giải quyết tranh chấp với các nước đang phát triển có thể được kéo dài hơn so với quy định chung.

- Các nước đang phát triển có thể được phép áp dụng các biện pháp trả đũa chéo đối với bên thua kiện là nước phát triển. Trong khi đó, các nước phát triển cần có thái độ kiềm chế khi áp dụng các biện pháp trả đũa với bên thua kiện là nước đang phát triển.

- Các nước đang phát triển có thể yêu cầu Ban thư ký WTO trợ giúp pháp lý khi có tranh chấp.

- Các nước đang phát triển có thể áp dụng các thủ tục giải quyết tranh chấp được Đại hội đồng GATT thông qua theo Quyết định ngày 5-4-1966.

- Trong quá trình giám sát việc thực hiện các khuyến nghị và quyết định, DSB cần chú ý đến các ảnh hưởng mà khuyến nghị có thể gây ra đối với lợi ích của các nước đang phát triển.

Vị thế trên trường quốc tế của các nước đang phát triển ngày một tăng lên

Cho tới thời điểm hiện nay, WTO tồn tại với 154 thành viên, trong đó số thành viên là nước đang phát triển chiếm ¾ tổng số thành viên. Chính vì vậy, các quốc gia đang phát triển được đánh giá là một bộ phận không nhỏ trong WTO và đang ngày càng nhận thức được tính tất yếu cũng như tầm quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế đối với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của chính quốc gia mình trong bối cảnh tồn cầu hố kinh tế đang diễn ra sâu rộng như hiện nay. Cho dù là những nước chưa thể khẳng định được m nh trên trường quốc tế, song các nước thành viên đang phát triển của WTO vẫn luôn được các nước phát triển, và ngay cả những nước đang phát triển khác coi là một đối tác quan trọng, tiềm năng trong quan hệ kinh tế - thương mại.

Mặt khác, tham gia vào tổ chức WTO, dù là nước đang phát triển hay phát triển cũng luôn được đối xử b nh đẳng theo nguyên tắc tối huệ quốc MFN và NT cũng như theo những quy định, Hiệp định của Tổ chức này. Nhờ vậy, đây chính là cơ sở giúp các thành viên đang phát triển, dù yếu hơn về sức mạnh và tiềm lực kinh tế so với các thành viên phát triển, song vẫn hồn tồn có đầy đủ quyền lợi và tư

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

cách để đưa vụ tranh chấp ra WTO, miễn là có đầy đủ bằng chứng hợp lệ để chứng minh Bị đơn có những hành vi là vi phạm quy định WTO và phương hại tới lợi ích quốc gia mình về kinh tế, văn hố, mơi trường, sức khoẻ cộng đồng…

Có thể nói, các nước đang phát triển đã nhanh chóng nhận thức được lợi ích từ việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và dần trở thành nhóm các nước sử dụng nhiều nhất cơ chế giải quyết tranh chấp mới của WTO. Đây được coi như một công cụ vô cùng hữu hiệu để các nước đang phát triển tận dụng trong việc giải quyết tranh chấp với các nước phát triển.

2.3.3. Khó khăn, thách thức

2.3.3.1. Về mặt chủ quan

Vấn đề tài chính:

Vấn đề tài chính là vấn đề lớn nhất mà các nước đang phát triển phải đối mặt khi tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Đó là chi phí tư pháp phải trả khi tham gia kiện, là những tổn thất về lợi ích kinh tế và thương mại mà các nước này phải gánh chịu trong suốt quá trình tranh chấp đang được giải quyết. Bản thân các nước đang phát triển khơng có các chun gia pháp lý đủ giỏi để tư vấn giúp họ trình kiện cũng như đối phó với các vụ kiện nên các nước đang phát triển thường phải thuê các nhà tư vấn, các công ty luật của các nước phát triển với chi phí khá đắt đỏ so với khả năng chi trả của một nước đang phát triển. Chẳng hạn, theo

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) vấn đề tranh chấp thƣơng mại của các quốc gia đang phát triển và bài học đối với việt nam (Trang 41 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)