Chương 1 : Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam
2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành dệt
2.3.4 Tình hình sử dụng lao động
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (công nghiệp 4.0) đang đến gần và qua những nhận định của các chuyên gia trên thế giới cũng như trong nước thì cơng nghiệp 4.0 sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngành Dệt May Việt Nam, bởi đây là ngành sử dụng khoảng 3 triệu lao động trên cả nước. Mang nỗi băn khoăn và niềm trăn trở này đến gặp Lãnh đạo các doanh nghiệp dệt may lại có được những nhìn nhận rất khác nhau, nhưng tựu chung lại thì có thể khẳng định, ngành Dệt May Việt Nam sẽ chỉ cần nhiều lao động hơn chứ khơng thể giảm đi được, ít nhất là trong khoảng thời gian 5 năm tới. Ngành dệt may là một ngành có tính thời trang cao, có nhiều cơng đoạn sản xuất, cơng nghiệp 4.0 khó có thể đồng loạt thay thế lao động tay chân của con người trong thời gian ngắn, nhất là công đoạn may. Nhưng trước mắt doanh nghiệp vẫn cần rất nhiều loa động bởi lẽ biến động lao động là một nỗi nhức nhối của tất cả các công ty, đối với các khâu khác trong Chuỗi dệt may có thể giảm nhu cầu lao động, nhưng đối với khâu May sẽ luôn luôn cần tăng thêm lao động. Ngoài việc lao động bị các đơn vị khác “lơi kéo” thì có một nhóm nghỉ việc chiếm % khá lớn tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói riêng, đó là nhóm lao động nữ mới sinh con nhỏ. Với mong muốn được chăm sóc con cho đến khi con cứng cáp, có thể đi học mẫu giáo, nên nhóm lao động nữ này có xu hướng nghỉ việc 2 năm và sau đó mới quay trở lại cơng ty. Nguồn nhân lực của ngành dệt may không chỉ dừng lại ở việc cạnh tranh giữa nhà máy này với nhà máy khác, cạnh tranh giữa ngành này với ngành khác, giữa địa phương này với địa phương khác, mà còn là giữa Việt Nam với các nước nhập khẩu lao động. Số lượng lao động cần tuyển dụng luôn luôn cao để bù đắp cho những lao động dịch chuyển, cũng như để phục vụ cho những dự án phát triển mới của các doanh nghiệp dệt may. Tính đến năm 2010 tổng số lao động Việt Nam trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trung bình đạt 106.4 cơng nhân trong các nhà máy tại Việt Nam (Thống kê Doanh nghiệp 2010, Tổng cục thống kê). Một con số khá lớn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó ngành đang có tình trạng thiếu nguồn lao động quản lý và kĩ thuật, nghiệp vụ. Hầu hết, các cán bộ quản lý chủ chốt trong các doanh nghiệp Dệt may đều có trinh đọ đại học hoặc cao đẳng, chun mơn khá nhưng trình độ quản lý theo phong cánh cơng nghiệp còn yếu, tiếp cận với phương thức quản lý hiện đại cịn ít. Cán bộ kĩ thuật chủ yếu trưởng thành từ công nhân bậc cao nên chỉ giỏi về chuyên môn của nhưng sản phẩm cụ thể con như việc sáng tác mẫu, tạo dang sản phẩm còn rất kém. Các doanh nghiệp rất cần những kỹ sư có bằng cấp, cơng nhân kĩ thuật và các nhà quản lý- những người có khả năng nắm bắt cơng nghệ hiện đại. Có một thực tế là nhiều doanh nghiệp bỏ ra một số tiền lớn để mua thiết bị và công nghệ hiện đại, giá cao để chuẩn bị cho việc sản xuất các mặt hàng cao cấp, song người vận hành các thiết bị này lại có trình độ chun mơn thấp.
Năm 2010, Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp và kèm theo đó là việc gia tăng số lượng lao động ở khu vực kinh tế chính thức. Mức lương trung bình đạt 2.470.000 trên một cơng nhân. Trong đó các tổng trung bình số cơng nhân được hưởng mức thu nhập có đầy đủ bảo hiểm và phúc lợi xã hội đạt 21.71 công nhân trên tổng 100 lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một con số rất thấp cho thấy rằng ngành dệt may chưa thực sự chú trọng tới đời sống người lao động. Những lao động làm công ăn lương này chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn và một số khu vực nhất định, như ngành dệt may và khu vực nhà nước. Năm 2013, lao động làm công ăn lương chiếm 34.8% tổng số việc làm, tương đương với 18.2 triệu người. Điều đó cho thấy sự mở rộng của nhóm lao động này trong thập kỷ trước bởi chỉ có 13.5 triệu lao động làm cơng ăn lương năm 2005 (tương đương 29% tổng số việc làm). Dựa trên mơ hình dự báo tuyến tính đơn giản của xu hướng vận động trong những năm qua, có thể dự báo số lượng lao động làm công ăn lương sẽ đạt mức 25 triệu người, hoặc 44% tổng số lao động vào năm 2025.
Nghề dệt may khơng địi hỏi kĩ thuật cao siêu, điêu luyện nên ngành rất dễ thu hút nhiều lao động. Đến nay các doanh nghiệp dệt may đã thu hút hơn 500.000 lao động góp phần đáng kể trong việc giải quyết khó khăn về việc làm cho người lao động. Tuy rằng lao động Việt Nam có đơi bàn tay khéo léo, tiếp thu kiến thức mới nhanh nhưng do chưa được đào tạo bài bản, hệ thống nên trình độ của họ cịn rất hạn chế. Hơn nữa, do điều kiện làm việc chuyên mơn hố cao nên cường độ làm việc căng thẳng trong khi tiền lương nói chung cịn thấp và có sự chênh lệch lớn giữa các doanh nghiệp nên có nhiều biến động lớn trong đội ngũ lao động ngành. Thực tế cho thấy rằng các công ty sản xuất phát triển, đủ việc làm, thu nhập cao, biến động lao động nhỏ, cơng nhân gắn bó với cơng ty, thậm chí nhiều người xin vào làm việc. Ngược lai ở những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, sản xuất đình trệ, thiếu việc làm, thu nhập thấp sẽ nảy sinh tinh trạng “ đất không lành, chim không đậu”, công nhân lành nghề , công nhân mới đào tạo sau thơi gian quen việc cung sẽ dần chuyển sang cơng ty khác.Nhìn chung tăng trưởng nhanh trong khi những cán bộ kĩ thuật và quản lý được đào tạo tại các trường có xu hướng giảm dần nên dẫn đến tình trạng thiếu đội ngũ cơng nhân lành nghề và cán bộ khoa học cho ngành Dệt may. Các doanh nghiệp dệt may nên có thêm những chính sách hợp lí để hỗ trợ động viên cơng nhân để họ gắn bó và doanh nghiệp đạt hiệu quả năng suất cao nhất.