Đánh giá và khuyến nghị phát triển ngành dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) báo cáo phân tích ngành dệt may việt nam giai đoạn 2010 2017 (Trang 28 - 32)

VIỆT NAM

3.1. Đánh giá triển vọng phát triển ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới

Hiện nay, nền kinh tế thế giới đang phục hồi và tăng trưởng chậm đã tạo tín hiệu tích cực đối với lĩnh vực dệt may Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực dệt may xuất khẩu.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ngành dệt may bước vào năm 2017 với nhiều tác động bất lợi từ các thị trường XK chính như việc ký kết TPP với Mỹ không đạt như kỳ vọng, hậu Brexit của Anh vẫn còn ảnh hưởng đến thị trường… Tuy nhiên, đến cuối năm 2017, các DN trong ngành đã nhanh chóng cải thiện hệ thống sản xuất, tập trung vào một số mặt hàng thế mạnh, đồng thời đáp ứng nhanh nhu cầu thị trường nên tình hình XK của ngành được cải thiện đáng kể.

Trong thời gian qua, mặc dù xuất hiện xu hướng dịch chuyển đơn hàng XK dệt may sang một số thị trường lân cận có chi phí sản xuất cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, điều này không đáng lo ngại cho sự phát triển của ngành dệt may trong giai đoạn tới vì doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn hồn tồn đủ sức cạnh tranh, khơng lo mất đơn hàng sang các thị trường khác. Hiện tại, chúng ta đang có lợi thế nhất định để đẩy mạnh tăng trưởng và đạt mức cao trong nhóm những nước xuất khẩu dệt may. Tay nghề của người lao động trong ngành ngày một nâng cao, năng suất được cải thiện, chất lượng ngày càng tốt hơn và quan trọng là uy tín của doanh nghiệp với các đối tác mua hàng khá tốt. Mối quan hệ với các khách hàng, nhà mua hàng và cung cấp sản phẩm lớn trên thế giới đều ưu tiên và lựa chọn Việt Nam, chỉ chuyển một số đơn hàng nhỏ sang các nước như Myanmar, Campuchia. Hơn nữa, hiện nay các doanh nghiệp trong ngành đang từng bước đầu tư công nghệ mới, thiết bị tự động, nâng cao năng suất từ đó dùng lợi nhuận tái đầu tư cho cơng nghệ mới, cải thiện hệ thống sản xuất, tập trung vào một số mặt hàng thế mạnh, bắt kịp xu hướng phát triển nhanh của thế giới để đáp ứng nhu cầu thị trường,, nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới.

Mặc dù có những triển vọng phát triển rất khả quan của thị trường dệt may trong thời gian tới, tuy nhiên ngành dệt may đã, đang và sẽ phải đối mặt với hàng loạt thách thức chủ quan và khách quan, cản trở mục tiêu mở rộng sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu của tồn ngành. Trong đó thách thức lớn nhất là áp lực cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ từ các nước trong khu vực như Trung Quốc, Myanmar, Campuchia... vì trên thực tế, các nước này không chỉ đột phá về thị phần xuất khẩu mà ngay tại thị trường trong nước, các chính sách về bảo hiểm, đất đai, thuế... đều thấp. Trong khi đó, tại Việt Nam các chi phí này đều cao hơn các nước bạn. Do vậy, dù kim ngạch, doanh thu của ngành dệt may có tăng trưởng thì lợi nhuận sẽ khơng cao. Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu của ngành dệt may cũng chưa thực sự thuận lợi, xu hướng thời trang nhanh khiến yêu cầu về thời gian giao hàng ngày một ngắn lại, từ 30 - 45 ngày xuống còn 15 ngày cũng tạo áp lực lớn cho nhà sản xuất.

3.2 Một số khuyến nghị thúc đẩy phát triển ngành dệt may

Nhằm khắc phục khó khăn và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cho ngành dệt may, nhiều giải pháp đã được hiệp hội ngành hàng, tổ chức xúc tiến và doanh nghiệp đưa ra.Các giải pháp đó là tăng cường liên kết tập trung nguồn lực, nâng cao chất lượng và đánh giá thông tin thị trường, củng cố giá trị gia tăng thị phần tại các thị trường truyền thống, xây dựng chương trình nghiên cứu khai thác các thị trường mới như Liên bang Nga, Canada và các nước ASEAN. Đồng thời, mở rộng diện tích vùng trồng bơng phục vụ với mục tiêu tăng lượng sản lượng, góp phần tạo nền tảng vững bền cho sản xuất.

Để trở thành một ngành kinh tế mạnh với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, trong những năm tới, ngành dệt may cần đẩy mạnh thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn (SXSH) như tăng cường triển khai thực hiện hỗ trợ tư vấn về giải pháp sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp nhành dệt may thông qua các Trung tâm Khuyến cơng.

Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp dệt may sử dụng các cơng nghệ, quy trình sản xuất sạch, từng bước thực hiện nghiệm các giải pháp quản lý môi trường. Đối với các công ty, đơn vị sản xuất, đặc biệt là các đơn vị tư nhân, liên doanh, hoặc 100% vốn nước ngoài thuộc lĩnh vực nhuộm, cần áp dụng các chế tài quản lý định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu dệt nhuộm, kiểm sốt nhập khẩu máy móc thiết bị, ngun phụ liệu, nhất là các chất trơ và thuốc nhuộm.

Bên cạnh đó, ngành dệt may phải xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường phù hợp với Chiến lược phát triển của ngành và các quy định pháp luật về môi trường; tập trung xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; triển khai xây dựng các khu, cụm cơng nghiệp dệt may có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đạt tiêu chuẩn môi trường để di dời các cơ sở dệt may có nguy cơ gây ơ nhiễm. Đồng thời, cần khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường theo ISO 14000, tạo môi trường lao động tốt cho người lao động theo Tiêu chuẩn SA 8000.

Đặc biệt, ngành dệt may cần xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới cơng nghệ theo hướng thân thiện với mơi trường, tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học - công nghệ về môi trường… nhằm đáp ứng các yêu cầu môi trường và rào cản kỹ thuật để hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra, khi Việt Nam gia nhập TPP, “giấy thông hành” đối với các doanh nghiệp dệt may không chỉ là tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội, mà còn bao gồm cả các tiêu chuẩn về mơi trường; trong đó, phổ biến nhất là tiêu chuẩn sản xuất xanh, xử lý nước thải, giải pháp tái chế phụ phẩm phát sinh trong sản xuất... Ngồi ra, cần khuyến khích các doanh nghiệp dệt may tạo môi trường lao động tốt cho nhân viên.

Tuy nhiên, để thực hiện thành công chương trình sản xuất sạch hơn (SXSH), một trong những yếu tố quan trọng là các doanh nghiệp dệt may cần lập nhóm SXSH. Đối với các doanh nghiệp lớn, nhóm SXSH có thể bao gồm một đội nịng cốt (gồm đại diện các phòng ban khác nhau) và một số thành phần khác chịu trách nhiệm về từng nhiệm vụ cụ

người giám sát các hoạt động thường nhật. Nhóm này sẽ chịu trách nhiệm khởi xướng, phối hợp và giám sát hoạt động đánh giá SXSH. Để hoạt động có hiệu quả, về cơ bản, nhóm phải có đủ kiến thức để phân tích và rà soát thực hành sản xuất hiện tại của DN. Các chuyên gia trong nhóm cần có khả năng sáng tạo để khám phá, phát triển và đánh giá những cải tiến trong thực hành sản xuất, cũng như triển khai các biện pháp giám sát, kiểm tra để tăng cường việc giảm thiểu chất thải.

Nếu công nghiệp 4.0 được áp dụng một cách sâu rộng, nhanh chóng thì năng suất lao động trên đầu người sẽ có sự cải thiện rất nhanh. Việc này khác với việc tăng năng suất thông thường qua sự chuyển đổi đời máy, nâng tốc độ như đã diễn ra trong suốt hơn 2 thập niên qua. Lần này với việc áp dụng tự động hóa, robot và sử dụng các dữ liệu lớn (big data) thì khả năng tăng năng suất sẽ trở thành cấp số nhân chứ không phải cấp số cộng như bình thường. Vì thế những ngành vẫn bị đánh giá là thu nhập thấp sẽ có khả năng cải thiện rất nhanh thu nhập của mình và tạo ra một ngành dệt may mới mà ở đó thu nhập của người lao động có thể tiệm cận, tương đương với các ngành khác. Đây cũng chính là cơ hội lớn để ngành tiếp tục thu hút được lượng lớn các lao động, phát triển bền vững hơn, tránh được tình trạng biến động lao động.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp cho biết, hiện nay, thị trường nội địa đang được chú trọng với chất lượng, mẫu mã, thiết kế, thương hiệu không ngừng được nâng cao và đem lại diện mạo mới cho hàng dệt may trong nước. Đây là một trong giải pháp hiệu quả để góp phần tăng trưởng cho ngành. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, DN dệt may trong nước chú trọng nhiều hơn đến khâu thiết kế thời trang. Các thương hiệu lớn như: Viettien của Tổng công ty CP May Việt Tiến, Hanosimex của Tổng công ty CP Dệt may Hà Nội, Merriman của Tổng cơng ty CP Dệt may Hịa Thọ, Mattana của Tổng công ty May Nhà Bè… đã liên tục đưa ra các mẫu thiết kế mới bắt kịp xu hướng thời trang thế giới, được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Để phát triển được thị trường trong nước, ngoài việc đầu tư cho thiết kế mẫu mã sản phẩm, xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, DN cũng cần phát triển phương thức phân phối hiện đại như bán hàng online đang dần được sử dụng rộng rãi hiện nay. DN cần tìm kiếm khách hàng trực tiếp nhằm “mua tận gốc, bán tận ngọn”, giảm thiểu chi phí để nâng cao năng lực cạnh tranh, giành thế chủ động trong sản xuất, kinh doanh.

Trong năm 2012, các hãng sẽ triển khai nhiều hoạt động để phát triển thương hiệu và mẫu mã tại thị trường nội địa, với mục tiêu đảm bảo phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trong nước; mở rộng hệ thống tiêu thụ rộng khắp cả nước, đặc biệt là khu vực nông thôn.

Hiện nay, doanh nghiệp (DN) trong nước bị cạnh tranh quyết liệt bởi một số quốc gia trong khu vực đã có hàng loạt thay đổi về chính sách hỗ trợ cho dệt may phát triển. Cụ thể, Campuchia có hiệp định thương mại tự do với EU, được hưởng thuế suất 0%, trong khi hàng dệt may của Việt Nam XK sang thị trường này đang chịu mức thuế 19,6%; Ấn Độ giảm thuế nhập khẩu một số nguyên liệu chính như xơ, sợi từ 5% xuống 2,5%; Pakistan áp

dụng chế độ thuế 0% đối với nguyên phụ liệu, bán thành phẩm và năng lượng phục vụ sản xuất hàng dệt may XK….

Năm 2017 được dự báo tiếp tục là một năm khó khăn với ngành dệt may Việt Nam. Cùng với đó, các hiệp định thương mại tự do vẫn được đánh giá là mang lại cơ hội lớn cho DN trong nước, nhưng thực chất sẽ mang tới áp lực hai chiều. Chẳng hạn, ngay năm đầu Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, DN Việt Nam xuất khẩu sang EU được hưởng 70% ưu đãi thuế quan, 10 năm sau là 99%. Đổi lại, hàng hóa từ EU vào Việt Nam cũng được hưởng ưu đãi tương tự. Trong khi đó, năng lực sản xuất nội khối của EU rất lớn, chất lượng sản phẩm lại cao, điều này sẽ tạo nên sự cạnh tranh không hề nhẹ nhàng với DN dệt may trong nước. “Đó cũng là lý do phát triển thị trường trong nước được coi là một trong những giải pháp trọng tâm của ngành dệt may năm 2017.”

KẾT LUẬN

Ngành dệt may đã và đang đóng góp vai trị quan trọng trong sự phát triển nền Kinh tế của Việt Nam bởi tận dụng khá tốt những tiềm lực sẵn có : ngun liệu, nhân cơng.. và hứa hẹn sẽ thu hút sự đầu tư từ nước ngồi. Tuy nhiên trong q trình phát triển, ngành dệt may cũng vấp phải rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng chúng ta khơng được cảm thấy thất vọng mà thay vào đó chúng ta phải đặt nhiều hy vọng cho sự tăng trưởng.

Để phát triển ngành Dệt may trong tương lai, cần phối hợp thực hiện đồng bộ các giải pháp trong ngắn hạn cũng như dài hạn, góp phần khai thác hết tiềm năng ngành Dệt may cũng như giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển. Trong những năm tới, Việt Nam cần sử dụng một cách hiệu quả về ưu thế của nguồn nhân lực, giảm tỷ lệ gia công, phát triển các khâu như thiết kế mẫu, công nghiệp phụ trợ….Phát triển nghành dệt may theo hướng đầu tư chun mơn hố, hiện đại hố nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng của sản phẩm, Công nghiệp Dệt may trở thành một trong những nghành công nghiệp trọng điểm với tăng trưởng sản xuất công nghiệp là 16%-18%, tăng trưởng xuất khẩu hàng năm là 20%, đạt kim nghạch xuất khẩu từ 10-20 tỷ USD, tạo việc làm cho 2,5 triệu lao động và đứng vững trên “biển lớn”.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bùi Văn Tốt, 2014, “Báo cáo ngành dệt may”, FPT Security

Chung Thủy, 2017, “Dệt may Việt Nam ngày càng chịu sức ép cạnh tranh từ Trung Quốc, Myanma”, Báo điện tử Cafef, trích từ http://cafef.vn/det-may-viet-nam-ngay-cang-chiu-suc-ep-canh-tranh-tu-trung-quoc-

myanmar-20171104072249581.chn

Chung Thủy, 2018, “Xuất khẩu dệt may 2018 triển vọng khởi sắc”, báo điện tử VOV, trích từ

https://vov.vn/kinh-te/doanh-nghiep/xuat-khau-det-may-2018-trien-vong-khoi-sac-693827.vov

Lê Anh Phương, 2007, “Các giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty sản xuất xuất nhập khẩu tông hợp HAPROSIMEX”, Đại học Ngoại thương Hà Nội.

Lê Hồng Thuận, 2017, “Báo cáo ngành dệt may”, FPT Security. Phan Thu, 2017, “Dệt may bước vào cuộc chơi mới”, Báo Hải quan.

Quỳnh Chi, 2018, “Triển vọng đối với dệt may xuất khẩu”, Báo điện tử Nhân dân, trích từ:

http://www.nhandan.com.vn/kinhte/nhan-dinh/item/35597302-trien-vong-doi-voi-det-may-xuat-khau.html

Thùy Linh, 2018, “Năm 2017 ngành dệt may xuất siêu đạt kỷ lục”, Báo điện tử Tri thức trẻ trích ngày 19/5/2017, trích từ http://ttvn.vn/kinh-doanh/nam-2017-nganh-det-may-xuat-sieu-dat-ky-luc-

420173112215241670.htm

Trương Sỹ Phú, 2017, “Báo cáo giới thiệu niêm yết- Tập đoàn Dệt may Việt Nam”, Bao Viet Security.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) báo cáo phân tích ngành dệt may việt nam giai đoạn 2010 2017 (Trang 28 - 32)