Cơ cấu nợ công Việt Nam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 26 - 30)

Cơ cấu nợ cơng Việt Nam tính đến cuối 2009 gồm: Nợ chính phủ chiếm 79,3%; được chính phủ bảo lãnh 17,6% và nợ chính quyền địa phương chiếm khoảng 3,1%. Trong nợ chính phủ nợ nước ngồi chiếm 60% (85% là ODA); nợ trong nước chiếm 40%. Ta thấy, nguồn thu chính của chính phủ là từ thuế nhưng cơ cấu thu thuế chỉ chiếm 40%, cơ cấu tổng chi của Việt Nam cho thấy chi đầu tư phát triển luôn ở mức cao nhưng hiệu quả đầu tư lại rất thấp thể hiện qua hệ số ICOR của các doanh nghiệp nhà nước cao hơn nhiều so với doanh nghiệp FDI và tư nhân.

Mơ hình tăng tưởng hiện tại của Việt Nam dựa vào nguồn vốn là chủ yếu mà nguồn vốn lại được sử dụng không hiệu quả dẫn tới lãng phí triền miên.

Bảng 3. Thâm hụt ngân sách của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011

2006 2007 2008 2009 2010 2011 GDP 974 1143 1478 1679 1931 2275 Thâm hụt ngân sách 48.5 56.5 66.2 116 120 121 %/GDP -5 -4.9 -4.5 -6.9 -6.2 -5.3

Thứ tư, nợ cơng làm méo mó các hoạt động kinh tế, gây tổn thất phúc lợi xã hội

Dù chính phủ lựa chọn phương án vay nợ trong nước hay vay nước ngồi thì đều có tác động làm méo mó các hoạt động kinh tế, gây tổn thất phúc lợi xã hội.

Nếu vay nước ngoài, nguồn để trả nợ cả gốc và lãi chỉ có thể lấy từ các khoản thu thuế. Người dân phải chịu một khoản thuế cao hơn trong tương lai để trả lãi cho các đối tượng ngoài quốc gia sẽ làm giảm thu nhập, giảm tiêu dùng... từ đó giảm chất lượng cuộc sống.

2010

Nợ trong nước Nợ nước ngồi

2011

Vay trong nước có thể được coi là ít tác động hơn bởi lý do chính phủ nợ chính cơng dân nước mình và cũng chính họ là người được hưởng thụ các lợi ích do các khoản chi tiêu công tạo ra. Tuy nhiên, ngay cả khi một người bị đánh thuế để trả lãi cho chính họ do đang sở hữu trái phiếu chính phủ thì vẫn có những tác động khiến cho các hoạt động kinh tế của người đó bị bóp méo. Dù cho Chính phủ dùng loại thuế nào (thuế thu nhập, thuế tiêu dùng, thuế tài sản…), đánh thuế dưới hình thức nào (trực tiếp, gián tiếp) cũng sẽ dẫn đến những sai lệch trong các hoạt động kinh tế của một cá nhân như thay đổi hành vi tiết kiệm, tiêu dùng, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế vi mô, vĩ mô khác như: sản xuất, việc làm... Bên cạnh đó, việc tăng thuế để trả lãi vơ hình chung đã tạo ra sự phân phối lại thu nhập giữa những người nộp thuế và người sở hữu trái phiếu chính phủ, theo đó người nộp thuế chắc chắn phải gánh chịu sự suy giảm về thu nhập, tiêu dùng hoặc tiết kiệm.

Mức độ nợ cơng lớn có thể tác động bất lợi lên mức tích lũy của vốn cũng như năng lực sản xuất từ đó tác động xấu tới tăng trưởng kinh tế. Điều này xảy ra do mức lãi suất dài hạn cao hơn, hệ thống thuế trong tương lai bị méo mó, lạm phát thì gia tăng… Nếu tăng trưởng kinh tế bị tác động tiêu cực, thì vấn đề bền vững tài chính có thể trở nên tồi tệ, gia tăng rủi ro của các nỗ lực điều hành chính sách tài khóa nhằm giảm các khoản nợ xuống mức bền vững. Theo số liệu từ tổng cục thống kê về cơ cấu tổng thu của Việt Nam, thu từ dầu thô, xuất nhập khẩu liên tục ở mức cao (>20%), các khoản thu trong nước trên 50%. Nhưng đáng chú ý là thu từ việc bán đất đai cũng chiếm một tỉ trọng khá cao khoảng 8%. Có thể thấy các khoản thu này khơng bền vững. Để tránh nguy cơ vỡ nợ, sức ép cắt giảm nợ công đã buộc nhiều quốc gia Châu Âu phải cam kết thực hiện hàng loạt các chính sách “thắt lưng buộc bụng” nhằm đổi lấy các gói cứu trợ từ phía các tổ chức tài chính quốc tế, từ liên minh Châu Âu, IMF... Trong khi Bồ đào Nha phải cắt giảm chi tiêu công đến mức “không thể chịu đựng được” nhằm mục đích kéo nợ cơng về số khơng trong vịng 05 năm tới, thì Hy Lạp cũng đang phải đối diện với những chính sách hà khắc như: Cắt giảm các khoản thưởng khu vực cơng, những người có thu nhập 3.000 Euro/tháng, cắt giảm 8% trợ cấp và 3% chi tiêu cho khu vực công; không tăng lương cho khu vực cơng trong vịng 3 năm; chi trả tối đa 800 Euro cho khoản thưởng tháng 13 và 14 đối với những người về hưu. Ngoài ra, để tăng nguồn thu cho ngân sách, Chính phủ Hy Lạp cũng phải nâng thuế VAT, thuế đánh vào các mặt hàng xa xỉ và các mặt hàng khơng khuyến khích tiêu dùng... Những chính sách này sẽ ảnh hưởng lớn lên một bộ phận khá lớn người dân Hy Lạp, đặc biệt là những người nghèo- những người sẽ bị gánh chịu sự tổn thất phúc lợi xã hội nặng nề mà nguyên nhân của nó xuất phát từ các khoản nợ cơng.

Bảng 4. Nợ cơng và tình hình kinh tế các nước Châu Âu 2010

Quốc gia Thâm hụt/Thặn g dư ngân sách 2010 (%GDP) Nợ cơng/GDP 2010 Nợ nước ngồi (% tổng nợ) Nợ ngắn hạn (%GDP) Lạm phát 2010 Tỷ lệ thất nghiệp 2010 Tài khoản vãng lai 2010 (%GDP)

Hy Lạp -10,5 142,8 77,5 20,8 4,7 16,7 -10,0 Ireland -32,4 96,2 57,2 47,3 -1,6 14,6 -1,7 Italy -4,6 119,0 49,0 5,7 1,6 7,9 -2,5 Tây Ban Nha -9,2 60,1 37,0 5,8 2,0 21,2 -6,0 Anh -10,4 80,0 22,1 3,3 3,3 8,0 -2,0

Nguồn: IMF World Economic Outlook, 4/2011

Thứ năm, những tác động khác

Bên cạnh những tác động về mặt kinh tế, một quốc gia với khoản nợ cơng lớn có thể phải đối mặt với những hệ quả khác do nó gây ra như: Làm thay đổi quy trình quản lý Nhà nước do phải thay đổi chính sách tài chính quốc gia để trang trải các khoản nợ; làm tổn hại đến hệ số tín nhiệm quốc gia; nguy cơ suy giảm chủ quyền, giảm sự độc lập về chính trị hoặc khả năng lãnh đạo quốc gia... Các quốc gia phải chịu sức ép từ phía chủ nợ và các tổ chức tài chính quốc tế về việc phải thắt chặt chi tiêu, tăng thuế, giảm trợ cấp xã hội, và xa hơn nữa là những yêu cầu về cải cách thể chế, thay đổi bộ máy quản lý, thay đổi các định hướng kinh tế... Ngoài ra, việc lệ thuộc quá nhiều vào các khoản vay nợ nước ngoài cũng sẽ làm giảm vị thế của quốc gia trong các mối quan hệ song phương, đa phương với các đối tác là các nước chủ nợ.

Gánh nặng của nợ công lên thế hệ tương lai

Một số nhà kinh tế học cho rằng gánh nặng của nợ công không thể chuyển giao lên thế hệ tương lai nhưng có thể đè nặng lên chính thế hệ hiện tại. Bởi khoản vốn tích lũy và việc tiêu dùng của họ đã bị thay thế bởi các khoản nợ của chính phủ. Nhưng thực tế chúng ta đều nhận thấy rằng, họ làm điều đó một cách tự nguyện, họ mua trái phiếu chính phủ chỉ với kỳ vọng sẽ được nhận được một khoản lãi - một cơ hội tiêu dùng lớn hơn trong tương lai.

Giả định rằng thế hệ tương lại phải đóng thuế để trả lãi cho các khoản nợ, như vậy họ phải chịu đựng một sự giảm thật sự của thu nhập mà khơng có sự bù đắp bởi sự tiêu dùng được tăng lên trong tương lai. Gánh nặng của nợ cơng chính là sự giảm trợ cấp cho những người đóng thuế trong tương lai- họ sẽ phải đóng nhiều thuế hơn để trả lãi thay vì nhận được các hàng hóa và dịch vụ từ phía chính phủ cho những khoản thuế này.

Thế hệ tương lai cũng phải chịu đựng sự sụt giảm về chất lượng cuộc sống do những hệ quả của nợ công gây ra. Nợ công làm lãi suất tăng và giảm đầu tư tư nhân, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn, cơ hội việc làm cũng như thu nhập trong khu vực tư nhân cũng sẽ bị giảm đi.

Gánh nặng của nợ cơng cũng có thể được bù đắp nếu các khoản vay nợ được sử dụng để tài trợ cho các dự án có khả năng sinh lời trong tương lai. Như vậy, việc đánh giá đúng tình trạng của nợ cơng và sự tác động của nó lên nền kinh tế không chỉ dựa vào quy mơ khoản nợ (nợ cơng/GDP) mà cịn cần phải xét đến cơ cấu nợ; chất lượng, hiệu quả của các dự án đầu tư công được tài trợ bằng vốn vay; năng lực kinh tế, tài chính và khả năng trả nợ của quốc gia trong tương lai.

Dù cho mức nợ cơng có thể vẫn đang trong ngưỡng an tồn, chính phủ các quốc gia vẫn không nên chủ quan mà cần phải quan tâm đến bản chất của khoản nợ, tránh nguy cơ dẫn đến hiện tượng “thâm hụt kép” gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng, nợ công vẫn thật sự cần thiết cho nền kinh tế mọi quốc gia. Bài tốn về nợ cơng vốn phức tạp và hiệu ứng của nó vẫn ln là khó lường, chính vì vậy mỗi quốc gia cần phải đánh giá đúng quy mơ, năng lực của mình để có thể hấp thụ một luồng vốn tín dụng tương 9 ứng, để từ đó chủ động nhận thức, kiểm sốt, quản lý việc vay- sử dụng nợ một cách hợp lý cả trong ngắn hạn và dài hạn, đảm bảo khả năng thanh toán và xử lý các vấn đề phát sinh từ nợ công một cách hiệu quả, giảm thiểu các tác động tiêu cực, giữ vững sự ổn định và phát triển nền kinh tế.

Ngoài các ảnh hưởng đã nêu ở trên, nợ công trong thời hạn dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sự tăng trưởng của nền kinh tế như sau:

Xuất khẩu giảm: Tình trạng nợ cơng sẽ có những tác động tiêu cực đến xuất khẩu và tăng trưởng GDP của Việt Nam, với mức suy giảm khoảng 1,7% GDP trong năm 2010, cao thứ ba chỉ sau Trung Quốc (2,8%) và Anh (1,9%). Vì vậy, nếu khơng có những chính sách phản ứng kịp thời hỗ trợ xuất khẩu thì triển vọng trung hạn đối với xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn.

Lãi suất ở các nước thấp, trong khi ở Việt Nam lại cao sẽ gây ra bất lợi về chi phí cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Lãi suất cơ bản ở các nước trên toàn thế giới hầu hết rất nhỏ và có xu hướng tiệm cận về 0% như FED (Mỹ): 0,25%; ECB (EU): 1%; Nhật Bản: 0,1% hay BOE (Anh): 0,5%; Trong khi đó, lãi suất huy động lẫn cho vay vẫn cịn cao ở Việt Nam. Các doanh nghiệp phải vay vốn với lãi suất khoảng 14- 16%/năm với kỳ hạn ngắn và khoảng 14,5-17%/năm với kỳ hạn trung, dài hạn. Nhiều ngân hàng trung ương các nước phát triển duy trì mức lãi suất sàn thấp nhằm kích thích sự phục hồi kinh tế và chấp nhận lạm phát trong chừng mực nhất định, do lo ngại tác động tiêu cực từ khủng hoảng nợ công.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)