NỘI DUNG THỰC HÀNH

Một phần của tài liệu Giáo trình THỰC HÀNH hàn công nghệ kỹ thuật cơ khí (Trang 39 - 43)

1. Mồi và duy trì hồ quang bằng hai phương pháp

1.1. Mồi hồ quang theo kiểu ma sát và duy trì hàn đường thẳng

* Khởi đầu đường hàn

Cho que tiếp xúc với bề mặt vật hàn (ở vị trí số 1), khi hồ quang phát sinh nhanh chóng đưa que hàn về vị trí số 2, điều chỉnh sao cho khoảng cách từ đầu que hàn tới bề mặt vật hàn từ 2 4 mm. Góc độ que hàn so với trục đường hàn từ 70 80, góc độ que hàn so với 2 mặt phẳng bên là 90 (vị trí số 3). Duy trì hồ quang cháy ổn định theo đường thẳng. Dịch chuyển que hàn theo đường thẳng hoặc dao động kiểu răng cưa, bán nguyệt có điểm dừng ở hai cạnh nhằm chống khuyết chân đường hàn.

36

*Nối liền đường hàn

Trước khi nối mối hàn phải làm sạch xỉ ở bể hàn, sau đó mồi hồ quang cách đầu bể hàn từ 7 10 mm, khi hồ quang phát sinh đưa đầu que hàn về vị trí cách giao tuyến cuối bể hàn 2 3 mm kết hợp dao động ngang để chỗ nối phẳng không bị gồ cao, rồi tiến hành hàn bình thường.

* Kết thúc đường hàn:

Khi di chuyển que hàn đến phần cuối của đường hàn nhanh chóng nâng góc độ que hàn từ 70 80 lên 90 và ngắt hồ quang nhanh chóng rồi chấm ngắt 2 3 lần để

90° 3 1 7  10mm 2  4m m 70 °  8 0° 2

Hình 2.3. Mồi hồ quang và khởi đầu đường hàn

Hình 2.4: Góc độ và kiểu dao động que hàn

2 : 4 90° H- í ng hàn 70 ° 80  7  10 mm Hình 2.5: Nối đường hàn Hướng hàn

37 kim loại điền đầy bể hàn.

1.2. Mồi hồ quang kiểu bổ thẳng và duy trì hàn đường thẳng * Khởi đầu đường hàn:

Cho que hàn tiếp xúc thẳng góc với bề mặt vật hàn (vị trí số 1), khi hồ quang phát sinh nhanh chóng nâng que hàn lên (vị trí số 2), điều chỉnh khoảng cách từ đầu que hàn tới bề mặt vật hàn từ 2 4 mm. Góc độ que hàn so với trục đường hàn từ 70 80, góc độ que hàn so với 2 mặt phẳng bên là 90 (vị trí số 3). Duy trì hồ quang cháy ổn định theo đường thẳng. Dịch chuyển que hàn theo đường thẳng hoặc dao động kiểu răng cưa, bán nguyệt có điểm dừng ở hai cạnh nhằm chống khuyết chân đường hàn.

* Nối liền đường hàn và kết thúc đường hàn:

Như “mồi hồ quang kiểu ma sát và duy trì hàn đường thẳng” (chỉ khác cách mồi hồ quang khi nối liền đường hàn).

1.3. Ưu nhược điểm của hai phương pháp mồi hồ quang:

Mồi hồ quang kiểu ma sát: Ưu điểm:

Ít xảy ra hiện tượng dính que hàn vào vật hàn, hạn chế hiện tượng đoản mạch.

Nhược điểm:

Hình 2.6: Kết thúc đường hàn

90

Hình 2.7: Mồi hồ quang theo kiểu bổ thẳng

1;2 2  4m m 70 ° 8 90° 3 7  10mm

38 Làm bẩn và xây xước bề mặt vật hàn.

*Mồi hồ quang kiểu bổ thẳng: Ưu điểm:

Không làm bẩn và xây xước bề mặt vật hàn. Nhược điểm:

Khó mồi hồ quang, hay xảy ra hiện tượng đoản mạch,

Chú ý: Nếu que hàn dính vào vật hàn phải nhanh chóng tách que hàn ra khỏi

vật hàn hoặc rút que hàn ra khỏi kìm hàn tránh chập mạch lâu làm cháy máy hàn.

2. Các dạng sai hỏng - Nguyên nhân - Biện pháp khắc phục. 2.1. Que hàn dính vào vật hàn. 2.1. Que hàn dính vào vật hàn.

* Nguyên nhân:

- Do cường độ dòng điện thấp.

- Chiều dài hồ quang nhỏ (lhq < 2 mm). - Lớp thuốc bọc đầu que hàn bị bong. - Thao tác nhấc que hàn chậm.

* Khắc phục:

- Tăng cường độ dịng điện lên thích hợp.

- Lắc nhẹ cổ tay sang phải, trái (vừa lắc vừa có xu hướng nhấc nhẹ que hàn lên khỏi vật hàn).

- Thực hiện thao tác mồi hồ quang nhanh và chính xác.

2.2. Hồ quang cháy không ổn định (bị tắt).

* Nguyên nhân:

- Do chiều dài cột hồ quang quá dài và không ổn định (lúc dài lúc ngắn).

- Không dịch chuyển hoặc dịch chuyển que hàn theo chiều trục mối hàn chậm hơn tốc độ nóng chảy của que hàn dẫn đến chiều dài hồ quang lớn dần và bị tắt.

- Thuốc bọc que hàn bị ẩm. * Khắc phục:

- Duy trì chiều dài hồ quang ổn định trong khoảng (2- 4) mm. - Kiểm tra, sấy khô que hàn trước khi hàn.

39

Một phần của tài liệu Giáo trình THỰC HÀNH hàn công nghệ kỹ thuật cơ khí (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)