Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót trong việc áp dụng các quy

Một phần của tài liệu Đương sự trong tố tụng dân sự (Trang 81 - 83)

định của pháp luật về đương sự

Qua công tác thực tiễn giải quyết vụ việc dân sự có thể khẳng định trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự TA đã xác định được đầy đủ về thành phần, tư cách, quyền và nghĩa vụ của đương sự cũng như bảo đảm cho đương sự tham gia thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ tố tụng, bảo đảm quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhanh chóng, chính xác, khách quan. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy vẫn cịn một số hạn chế, sai sót như đã phân tích ở trên. Việc tìm ra những nguyên nhân của những hạn chế thiếu sót trên làm cơ sở cho việc tìm ra phương hướng hồn thiện là một việc làm rất cần thiết.

* Nguyên nhân từ những hạn chế của các quy định pháp luật tố tụng dân sự

Một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, thiếu sót trong việc áp dụng các quy định pháp luật về đương sự phải nhắc đến đầu tiên đó là có những quy định của pháp luật hiện hành về đương sự chưa đáp ứng thực tế, có những quy định chưa phù hợp, khơng đầy đủ, thiếu rõ ràng, chưa chi tiết; có những quy định chưa đảm bào được quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.

* Nguyên nhân từ phía cơ quan tiến hành tố tụng

Công tác tập huấn chuyên sâu đối với một số quy định của BLTTDS phục vụ cho hoạt động tố tụng chưa được quan tâm đúng mức, có những nội dung mới chưa được cập nhật, hướng dẫn kịp thời nên chưa đảm bảo việc vận dụng các quy định của BLTTDS được thống nhất và mang lại kết quả cao.

Toà án là chủ thể tiến hành tố tụng nên các hoạt động của TA đóng vai trị rất quan trọng trong việc xác định thành phần, tư cách cũng như bảo đảm cho đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ khi tham gia tố tụng. Bên cạnh những thành quả đạt được trong việc giải quyết các vụ việc dân sự TA vẫn cịn có những hạn chế, khuyết điểm. Những hạn chế mà TA thường mắc phải khi áp dụng pháp luật về đương sự trong TTDS xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây:

Hiện nay năng lực của những người tiến hành tố tụng đã từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, trình độ chun mơn, năng lực của một bộ phận những người tiến hành tố tụng như Thẩm phán, thư ký, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cịn hạn chế, khơng đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu, không cập nhật kịp thời các văn bản và hướng

dẫn thi hành pháp luật, chưa nhận thức đúng và đầy đủ về những vấn đề lý luận cơ bản về đương sự như thành phần, tư cách đương sự, cũng như chưa có cái nhìn đúng đắn về các quyền và nghĩa vụ của đương sự trong q trình tham gia TTDS. Ngồi ra, một bộ phận thẩm phán bị áp lực về tâm lý lo sợ bị huỷ án, sửa án nên thiếu chủ động, chậm đổi mới kỹ năng xét xử, gây bức xúc cho đương sự hoặc giải quyết không đúng, không đầy đủ, vượt quá yêu cầu của đương sự.

Bên cạnh đó chế độ đãi ngộ, tiền lương, phụ cấp ngành đối với cán bộ của ngành TA cịn chưa tương xứng với cơng việc được giao, nên ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

Một nguyên nhân khác dẫn đến những sai lầm, khuyết điểm của TA trong việc áp dụng các quy định pháp luật về đương sự trong TTDS đó là một bộ phận cán bộ TA có lập trường tư tưởng chính trị khơng vững vàng, thiếu sự tu dưỡng rèn luyện, xem trọng các giá trị vật chất quá mức dẫn đến sa sút về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, thậm chí vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngồi ra, việc tổ chức cơng tác xét xử, quản lý, điều hành của TA chưa khoa học, chưa kịp thời, chưa chủ động đề ra các biện pháp có hiệu quả để nâng cao chất lượng công tác, chậm rút kinh nghiệm, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm trong cơng tác xét xử. Công tác thanh, kiểm tra nhằm hạn chế, ngăn ngừa và xử lý vi phạm có lúc, có nơi thực hiện chưa thường xuyên; có một số trường hợp xử lý các bộ có vi phạm chưa nghiêm nên chưa tạo được tính giáo dục, răn đe và phịng ngừa.

* Nguyên nhân từ phía đương sự

Đương sự là chủ thể khơng thể thiếu trong q trình giải quyết các vụ việc dân sự. Vì vậy các hoạt động tố tụng của đương sự ảnh hưởng rất nhiều đến q trình TTDS. Việc đương sự khơng thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các quyền, nghĩa vụ tố tụng xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

Sự hạn chế về trình độ hiểu biết pháp luật của đương sự là một trong những nguyên nhân quan trọng. Đương sự có trình độ hiểu biết pháp luật hạn chế nên khi các quyền, lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm hoặc khi xảy ra tranh chấp họ không biết làm cách nào để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Đương sự khơng nhận thức được quyền tham gia tố tụng mà thường có thái độ thụ động khi tham gia tố tụng hoặc chỉ thực hiện các quyền, nghĩa vụ khi có yêu cầu, giải thích

của TA. Đương sự tham gia tố tụng thực hiện không đúng các quyền mà pháp luật quy định như thực hiện quyền yêu cầu, quyền khởi kiện khi đã hết thời hiệu khởi kiện, gửi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu không đúng về cả hình thức lẫn nội dung; đương sự cho rằng quyền thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh là của TA nên có thái độ bất hợp tác khi có yêu cầu của TA.

Một nguyên nhân khác xuất phát từ đương sự làm cho quá trình áp dụng pháp luật TTDS gặp phải những khó khăn đó là ý thức pháp luật của mọi người nói chung và đương sự nói riêng cịn hạn chế. Vì hạn chế ý thức pháp luật nên có trường hợp đương sự khơng thực hiện hoặc cố tình làm sai thậm chí là có hành vi ngăn cản các hoạt động tố tụng của TA như bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ; cố ý vắng mặt trong các phiên toà, phiên họp để nhằm kéo dài thời gian giải quyết các vụ việc dân sự; có trường hợp khi cán bộ TA tiến hành lấy lời khai thì cố tình khai sai sự thật; khi cán bộ TA đến nhà, nơi cư trú tống đạt triệu tập thì cố tình tránh mặt hoặc khơng chịu ký vào biên nhận; khi giám định, định giá thì ngăn cản, đe doạ, hành hung; có trường ngay tại phiên toà, đương sự đưa ra các yêu sách như yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng vô căn cứ, gây rối trật tự tại TA; lợi dụng các quyền khiếu nại, tố cáo thường xuyên gửi đơn trực tiếp hoặc qua đường bưu điện khiếu nại, tố cáo nhiều lần, nhiều nơi về những vấn đề đã được giải quyết… những điều này đã ảnh hưởng đến thời hạn và chất lượng giải quyết vụ việc dân sự.

Một phần của tài liệu Đương sự trong tố tụng dân sự (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)