Kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự

Một phần của tài liệu Đương sự trong tố tụng dân sự (Trang 67)

Trường hợp sau khi TA thụ lý vụ việc dân sự mà đương sự là cá nhân chết hoặc đương sự là cơ quan tổ chức chấm dứt hoạt động, bị giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia tách chuyển đổi hình thức tổ chức thì vụ việc dân sự có thể bị đình chỉ, tạm đình chỉ nhưng có những trường hợp quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự được chuyển sang cá nhân, cơ quan, tổ chức khác. Cá nhân, cơ quan, tổ chức tiếp nhận quyền, nghĩa vụ tố tụng tiếp tục tham gia tố tụng.

Trường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng đã chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng. Người thừa kế quyền, nghĩa vụ tài sản được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Về nguyên tắc, tất cả những người thừa kế quyền và nghĩa vụ tài sản cùng tham gia tố tụng để kế thừa quyền nghĩa vụ tố tụng của đương sự đã chết.

Trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức đang tham gia tố tụng phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì việc kế thừa quyền, nghĩa vụ TTDS đó được xác định như sau:

+ Trường hợp tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, cơng ty hợp danh thì cá nhân, tổ chức là thành viên của tổ chức đó hoặc đại diện của họ tham gia tố tụng;

+ Trường hợp cơ quan, tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức đó hoặc đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức được giao tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó tham gia tố tụng;

+ Trường hợp tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì cá nhân, tổ chức tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của tổ chức đó tham gia tố tụng. - Trường hợp đương sự là tổ chức không phải là pháp nhân mà người đại diện hoặc người quản lý đang tham gia tố tụng chết thì tổ chức đó phải cử người khác làm đại diện để tham gia tố tụng; nếu tổ chức đó phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể thì cá nhân là thành viên của tổ chức đó tham gia tố tụng.

Kết luận Chương 2

Với vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng của đương sự trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, BLTTDS hiện hành đã có những quy định tương đối đầy đủ về đương sự trong TTDS. Theo đó BLTTDS hiện hành quy định về thành phần, tư cách, năng lực chủ thể của đương sự bao gồm năng lực pháp luật TTDS và năng lực hành vi TTDS, các quyền và nghĩa vụ của đương sự trong vụ việc dân sự. Các quy định này là cơ sở để các đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của họ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.

Về thành phần đương sự, BLTTDS hiện hành quy định một cách tương đối đầy đủ về các chủ thể có thể trở thành đương sự trong TTDS. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức là những chủ thể có thể trở thành đương sự trong TTDS.

Về tư cách đương sự, BLTTDS 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định phạm vi giải quyết theo thủ tục TTDS bao gồm vụ án dân sự và việc dân sự. Theo đó tư cách đương sự được xác định bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự; người yêu cầu, người có liên quan trong việc dân sự. Tuy nhiên, những quy định về tư cách đương sự vẫn còn một số hạn chế như chưa quy định cụ thể về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập hay tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc bị đơn.

Về năng lực chủ thể, BLTTDS hiện hành đã quy định năng lực chủ thể của đương sự trong TTDS dựa trên mối quan hệ giữa năng lực chủ thể của đương sự trong TTDS và năng lực chủ thể trong dân sự. Tuy nhiên, pháp luật TTDS vẫn chưa có quy định về năng lực chủ thể trong TTDS đối với trường hợp người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Về quyền, nghĩa vụ của đương sự, pháp luật TTDS quy định tương đối đầy đủ về các quyền của đương sự trong TTDS. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS cũng đã có những thay đổi, bổ sung một số quyền, nghĩa vụ của đương sự nhằm làm cho đương sự có đầy đủ các quyền năng để bảo vệ cho quyền và lợi chính đáng của họ. Tuy nhiên, một số quyền, nghĩa vụ của đương sự còn chưa đầy đủ, chi tiết mà mới chỉ dừng lại ở các quy định chung chung do đó có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, một số quy định còn chưa phù hợp với thực tiễn vì vậy BLTTDS cần có những thay đổi, bổ sung sao cho các quy định về quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự trở nên hoàn thiện, phù hợp hơn.

CHƯƠNG 3

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 3.1. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về đương sự trong tố tụng dân sự

Vì vai trị quan trọng của đương sự trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nên nhìn chung những quy định của pháp luật TTDS về thành phần, năng lực chủ thể, quyền và nghĩa vụ của đương sự là tương đối đầy đủ… Thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự cũng cho thấy, đương sự đã thực hiện đầy đủ, thuận lợi các quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ như quyền khởi kiện, quyền đưa ra yêu cầu, quyền chấp nhận hoặc bác bỏ yêu cầu, quyền đưa ra yêu cầu phản tố, quyền tham gia phiên tồ, quyền kháng cáo….Về phía TA, số lượng các vụ việc dân sự mà TA thụ lý, giải quyết tăng theo mỗi năm (Xem bảng thống kê tình hình xét xử sơ thẩm và phúc thẩm của ngành Toà án- Phục lục số 01). Mặc dù số lượng vụ việc dân sự ngày càng nhiều, tính chất ngày càng phức tạp nhưng TA đã tiến hành thụ lý, giải quyết các vụ việc dân sự đạt tỷ lệ cao, xác định tương đối đầy đủ thành phần, tư cách ĐS đồng thời cũng bảo đảm cho các đương sự thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ tố tụng.

Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc áp dụng những quy định của pháp luật TTDS về đương sự thì vẫn cịn tồn tại một số hạn chế như pháp luật TTDS cịn có những điểm chưa hồn thiện, TA áp dụng các quy định pháp luật về đương sự khơng chính xác, đương sự khơng thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụ tố tụng theo quy định của pháp luật. Những hạn chế, thiếu sót này cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc từ thực tiễn giải quyết vụ việc dân sự nhằm tìm ra nguyên nhân và đưa ra những phân tích, kiến nghị để góp phần hồn thiện các quy định của pháp luật TTDS về đương sự. Đồng thời bảo đảm cho hoạt động áp dụng pháp luật của TA các cấp đúng đắn nhằm nâng cao tính nghiêm minh của pháp luật và giá trị các phán quyết của TA.

3.1.1. Thực tiễn Toà án áp dụng các quy định của pháp luật về đương sự trong tố tụng dân sự trong tố tụng dân sự

Trong quá trình TA giải quyết vụ việc dân sự, TA các cấp đã cố gắng thực hiện đúng các quy định pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ như đảm bảo cho đương sự thực hiện quyền khởi kiện, quyền

yêu cầu giải quyết việc dân sự, quan tâm đến việc hướng dẫn cho đương sự thực hiện quyền, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ…Tuy nhiên, dù đã đạt được những kết quả tích cực nhưng trong quá trình áp dụng pháp luật của TA vẫn còn một số hạn chế.

Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật TTDS tại TA cho thấy, trong số những sai lầm, thiếu sót của TA khi giải quyết vụ việc dân sự có một phần nhỏ những thiếu sót khi áp dụng pháp luật về đương sự như xác định khơng chính xác thành phần, tư cách đương sự; một số trường hợp TA chưa đảm bảo được quyền và nghĩa vụ của đương sự và hậu quả là các quyết định, bản án mắc phải sai lầm và vi phạm tố tụng bị TA cấp trên huỷ hoặc sửa (Xem bảng thống kê tỷ lệ bản án, quyết định bị huỷ, sửa của ngành Toàn án- Phục lục số 02). Các thiếu sót của TA trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự liên quan đến đương sự thường khơng mang tính phổ biến, hàng năm những thiếu sót này đều được rút kinh nghiệm trong các Báo cáo tổng kết của ngành Toà án và trong các tham luận của các Toà chuyên trách trực thuộc TANDTC tại các Hội nghị tổng kết cơng tác ngành Tồ án. Cụ thể:

Trong Báo cáo tổng kết cơng tác ngành Tồ án năm 2011 nêu một số thiếu sót trong cơng tác giải quyết các vụ việc dân sự xác định Tồ án các cấp cịn “sai sót trong việc xác định tư cách tham gia tố tụng của đương sự trong vụ án…”

Trong Báo cáo tổng kết cơng tác ngành Tồ án năm 2012 chỉ ra một số hạn chế, thiếu sót trong cơng tác giải quyết các vụ việc dân sự của TA các cấp trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về đương sự như: Tòa án chưa xem xét đầy đủ yêu cầu của đương sự trong quá trình giải quyết vụ án, dẫn tới giải quyết không đủ hoặc vượt quá yêu cầu của đương sự; ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự không đúng với nội dung các đương sự đã thỏa thuận; khơng đưa đầy đủ những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng hoặc xác định sai tư cách người tham gia tố tụng; vi phạm về xem xét điều kiện khởi kiện vụ án dân sự; một số Tịa án cịn sai sót trong việc chưa thực hiện đầy đủ, đúng quy định việc xác minh, thu thập chứng cứ để tìm địa chỉ của bị đơn đã mở phiên tịa xét xử vắng mặt bị đơn.

Đặc biệt, trong Tham luận của Tồ dân sự TANDTC tại Hội nghị tổng kết cơng tác ngành Toà án năm 2013 đã chỉ ra vấn đề cần rút kinh nghiệm trong việc giải quyết các vụ việc dân sự trong đó có vấn đề bỏ sót người tham gia tố tụng hoặc đưa thừa người tham gia tố tụng, theo đó khi giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền,

nghĩa vụ của người nào đó mà khơng có đương sự nào đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng, thì tồ án phải đưa họ vào tham gia tố tụng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp Tồ án bỏ sót người tham gia tố tụng, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Cũng có trường hợp, Tồ án đưa thừa người tham gia tố tụng.

Như vậy, qua các Báo cáo tổng kết ngành Toà án, một số báo cáo tham luận của

các Tồ chun trách có thể thấy trong q trình giải quyết vụ việc dân sự các TA đã có những vi phạm trong thủ tục tố tụng, trong đó có những vi phạm tố tụng khá phổ biến là xác định sai thành phần, tư cách đương sự hoặc có sự xâm phạm đến việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự.

* Thực tiễn TA áp dụng các quy định của pháp luật TTDS về việc xác định thành phần, tư cách của đương sự

Cần khẳng định rằng việc thực hiện các quy định của pháp luật để xác định thành phần, tư cách tố tụng của đương sự là trách nhiệm của TA. Qua công tác thực tiễn có thể thấy một trong những vi phạm thủ tục tố tụng mà TA thường mắc phải trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự là việc TA xác định khơng chính xác thành phần, tư cách đương sự.

Một trường hợp khá phổ biến trong thực tiễn là việc TA xác định thiếu tư cách đương sự, nguyên nhân của thiếu sót này bắt nguồn từ việc TA xác định thiếu chủ thể trong mối quan hệ dân sự đang có tranh chấp. TA xác định khơng đầy đủ người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là chủ yếu. Theo quy định của pháp luật TTDS, khi giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó và người này có u cầu thì TA xem xét để đưa họ tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Nếu khơng có ai u cầu đưa họ vào tham gia tố tụng thì TA phải đưa họ vào tham gia tố tụng trong trường hợp quyền, nghĩa vụ của họ có liên quan trong vụ án; nếu khơng, vụ án không thể giải quyết được. Khi tiến hành giải quyết một vụ việc dân sự cụ thể, TA cần xem xét có ai liên quan đến vụ án khơng và họ có u cầu hay khơng để đưa họ vào tham gia tố tụng, việc không đưa họ vào tham gia tố tụng nếu họ có liên quan đến vụ án là vi phạm thủ tục tố tụng. TA xác định thiếu tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan xuất phát từ việc TA xác định khơng chính xác mối quan hệ đang tranh chấp với quyền lợi, nghĩa vụ của những người có liên quan như vụ án hơn nhân gia đình giữa ngun đơn là anh Hoàng và bị đơn là chị Nhung.

Anh Hồng u cầu được ly hơn với chị Nhung. Trong bản tự khai, chị Nhung trình có vay của chị Nga số tiền 82.000.000 đồng; tại phiên tồ sơ thẩm, chị Nhung có trình bày khoản nợ này nhưng khơng được TA cấp sơ thẩm xem xét. Anh Hồng cho rằng không biết chị Nhung vay số tiền trên của ai, lúc nào và làm gì nên khơng có trách nhiệm với số tiền này. Tại cấp phúc thẩm, chị Nga có đơn đề nghị Tồ án cấp phúc thẩm xem xét buộc vợ chồng chị Nhung, anh Hoàng trả cho chị khoản nợ trên; đồng thời chị xuất trình giấy vay tiền có chữ ký của chị Nhung và người làm chứng để chứng minh cho yêu cầu của mình. Trong trường hợp này có thể nhận thấy TA cấp sơ thẩm đã có thiếu sót là khơng đưa chị Nga vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vì TA khơng đánh giá chính xác việc giải quyết mối quan hệ ly hơn giữa anh Hồng và chị Nhung có ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của chị Nga, đồng thời cần đưa chị Nga vào tham gia tố tụng để làm rõ nghĩa vụ của Chị Nhung và anh Hồng (nếu có) có như vậy mới giải quyết vụ án một cách triệt để. Hậu quả của việc TA cấp sơ thẩm mắc sai lầm trong việc xác định tư cách đương sự trong trường hợp này là bản án sơ thẩm đã bị bản án phúc thẩm huỷ do vi phạm thủ tục tố tụng.

Thực tiễn xét xử còn cho thấy TA xác định thiếu tư đương sự khi giải quyết vụ việc dân sự có sự tham gia của hộ gia đình. Theo đó khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản của hộ gia đình, TA thường khơng đưa đủ những người có năng lực hành vi của hộ gia đình đó tham gia tố tụng (đối với chủ hộ gia đình được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì TA phải đưa chủ hộ và thành viên có năng lực hành vi dân sự tham gia tố tụng; đồng thời phải đưa những người đang trực tiếp quản lý, sử dụng đất tham gia tố tụng) như vụ tranh chấp quyền sử dụng đất giữa

Một phần của tài liệu Đương sự trong tố tụng dân sự (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)