Cách dạy khoa học, giúp trò thành danh

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học khổng tử nhà giáo dục vĩ đại (Trang 35 - 37)

5. Những đ óng góp của đề tài

3.1.2Cách dạy khoa học, giúp trò thành danh

Khi nhắc đến thành tựu về mặt giáo dục của Khổng Tử ngoài việc thành công trong việc mở trường tư, ta không thể nào không nhắc đến và công nhận những cách dạy học sáng tạo và khoa học của Khổng Tử vào thời bấy giờ. Đầu tiên ta phải kể đến nội dung dạy học của Khổng Tử. Trước thời Khổng Tử dạy học, đại đa số các trường dạy của các con em quý tộc chỉ truyền dạy những kiến thức, những kinh nghiệm, thủđoạn để cai trị tầng lớp bình dân. Nội dung học chỉ gói gọn trong phạm vi ấy. Còn trường học của Khổng tử truyền dạy những kiến thức hết sức phong phú. Ông dạy học trò của mình trên mọi phương diện Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Dạy cho học trò của mình cách đối nhân xử thế, cách làm người.

Trường học của ông không phải chỉ thu hút bởi nội dung truyền đạt mà quan trọng ởđây là ông có những cách dạy học rất sáng tạo và khoa học. Đó là cách dạy “nhân tài thi giáo” tức dạy theo từng đối tượng. Ông quan sát, tìm hiểu từng học trò của mình để rồi đưa ra phương pháp phù hợp với đặc điểm của mỗi học trò.Với cùng một câu hỏi nhưng ông lại có cách trả lời khác nhau. Như khi Tử Lộ hỏi Khổng Tử“Nghe được điều gì thì thi hành ngay sao thầy?”. Khổng Tửđáp: “Ở trên còn cha anh, mình làm sao làm liền được?” Đến khi Nhiễm Hữu hỏi cùng câu hỏi

ấy Khổng Tử lại trả lời: “Đúng, nghe rồi thì làm liền ngay”. Học trò khác của Khổng Tử thấy vậy liền đâm ra nghi hoặc rồi hỏi ông tại sao. Ông trả lời: “Bản tính của Nhiễm Hữu nhút nhát nên ta phải thúc cho tiến tới, còn Tử Lộ tính dũng mạnh muốn hơn người nên ta phải kéo lui lại”.

Cách dạy học tiếp theo ta phải kểđến là cách dạy gợi mở. Ông đưa ra một vấn

đề rồi bắt học trò mình phải suy nghĩ, không đến lúc ấm ức muốn nói nhưng không biết nói thành lời như thế nào thì ông mới dạy cho. Những người mà ông vén một

góc mà không biết tự vén mở ba góc kia thì ông sẽ không chỉ dạy .Ông đòi hỏi người đọc phải suy nghĩ, phải động não, từđó phát huy tính chủ động trong học tập. Đây là cách dạy hay và rất khoa học, đến giờ thì cách dạy này vẫn được sử

dụng rộng rãi ở hầu hết các trường học .

Theo Khổng Tử, trong việc học cần phải có tâm lí sợ không theo kịp, lại sợ

mai một những kiến thức đã học, từ đó phải thường xuyên ôn tập kiến thức đã học và điều quan trọng hơn là phải thực hành những điều đã học. Ông nói “Học rồi thường xuyên hành đó chẳng phải là điều vui sao?”.

Trong quá trình dạy học của mình, ông cho các học sinh mình rèn luyện và tiếp xúc với thực tế, nhất là trong khoảng thời gian ông chu du liệt quốc, các học trò theo ông và được rèn luyện rất nhiều điều bổ ích trong quá trình ấy. Họ được ông truyền dạy kiến thức qua những bài giảng, những câu chuyện sinh động. Hay những kiến thức có được sau buổi tranh luận giữa trò và trò hay giữa thầy và trò. Nói chung những phương pháp dạy học của Khổng Tử rất sáng tạo và khoa học, giúp học trò phát huy được tính chủ động, sáng tạo. Do tính tích cực và hiệu quả của cách đào tạo đó, ông đã đào tạo ra được hàng loạt những nhân nhân tài phục vụ cho xã hội. Tương truyền ông có 3000 học trò, trong đó có 72 người đuợc lưu vào sử

sách Trung Quốc, còn được gọi là Thất thập nhị hiền. Trong đó bốn học trò sau

được vinh dự cùng thờở Khổng miếu với Khổng Tử.

Người học trò đầu tiên ta phải nhắc đến là Nhan Uyên hay còn gọi là Nhan Hồi. Ông là người học trò cưng của Khổng Tử. Tuy sống trong cảnh nghèo khổ nhưng vẫn giữ tinh thần lạc quan, ông là một học trò rất mực tôn kính và sùng bái Khổng Tử, luôn tôn trọng thầy hết mực, được xếp vào hạng người có phẩm chất đạo đức tốt nhất trong số các học trò của Khổng Tử. Nhưng bất hạnh mất sớm, ông là người

được xếp vào vị trí đầu bảng trong số thất thập nhị hiền và cùng được thờ chung với Khổng Tử tại Khổng miếu.

Người kế tiếp phải kể đến là Trọng Do, tức Tử Lộ, nhỏ hơn Khổng Tử 9 tuổi. Cũng là một trong những học trò cưng của Khổng Tử. Ông hiếu dũng, tính tình ngay thẳng, ngoài việc học thi lễ, ông còn biết đánh xe, là một vệ sĩ trung thành và

cánh tay đắc lực nhất của Khổng Tử. Ông đã theo hộ tống Khổng Tử suốt những năm chu du liệt quốc.

Tăng Sâm, tự là Tự Dư, người ở thành Nam Vũ nước Lỗ, được mọi người tôn xưng là Tăng Tử.Ông là người trầm tĩnh, khiêm nhường, là một người rất xem trọng chữ hiếu, chú trọng tu dưỡng đạo đức. Mỗi ngày tự phản tỉnh mình nhiều lần “làm việc cho người khác đã tận tâm tận lực chưa? Kết giao với bạn bè đã thành thực thư

tín chưa? Tri thức truyền đạt cho người khác đã tốt chưa? Sau khi Khổng Tử mất ông không tòng chính mà tiếp tục theo sự nghiệp giáo dục như Khổng Tử.

Người học trò cuối cùng được thờ chung trong Khổng miếu là Tử Cống. Ông họ Đoan Mộc, tên Tứ, người nước Vệ. Được liệt vào người có tài ăn nói trong số

Thất thập nhị hiền. Ông là người có tài về ngoại giao và buôn bán trở thành phú thương nổi tiếng thời Xuân Thu và được người sau tôn làm ông tổ của nghề buôn. Ông là môn sinh giàu có nhất trong số các học trò của Khổng Tử lúc bấy giờ. Ông có phẩm chất tốt, có tài về chính trị, văn hoá ngoại giao hơn người, lại có tài về

buôn bán vì thế ông được xem là đệ tử biết kết hợp giữa học với hành giỏi nhất trong các học trò của Khổng Tử.

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học khổng tử nhà giáo dục vĩ đại (Trang 35 - 37)