Cách dạy gợi mở

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học khổng tử nhà giáo dục vĩ đại (Trang 29 - 31)

5. Những đ óng góp của đề tài

2.4.2 Cách dạy gợi mở

Nói đến những phương pháp giảng dạy căn bản của Khổng Tử chúng ta không thể nào không nhắc đến cách dạy gợi mở của ông. Trong quá trình giảng dạy của mình, ông đòi hỏi ở học trò của mình phải có lòng thành khẩn cầu học và chủđộng sáng tạo trong quá trình học tập.

Khổng Tử nói:“不愤不启,不悱不发,举一隅不以三隅反,则不复也”. Âm

đọc: bất phẫn bất khải, bất phỉ bất phát. Cử nhất ngung bất dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã [6, 94]. Đây là một trong những câu danh ngôn của Khổng Tử thể hiện cách giáo hóa của ông. Ý nói là khi dạy học trò, không đến lúc ấm ức muốn biết thì không gợi mở, không đến lúc muốn nói chẳng thành lời thì không hướng dẫn cho. Ta chỉ cho một góc mà không biết tự mình tìm ra ba góc còn lại thì ta không dạy cho nữa. Đây là một cách dạy rất hay của Khổng Tử, ông gợi mở làm cho học trò phải suy ngẫm để rồi muốn đi tìm đáp án. Và khi đã tìm được đáp án họ sẽ nhớ lâu hơn vì họđã từng suy ngẫm về vấn đế này chứ không phải là học suông, học vẹt để

rồi quên. Hơn nữa đây cũng là cách phát huy sự chủđộng sáng tạo của học trò để từ đó lớp học sẽ trở nên hăng hái hơn chứ không phải là một lớp học chỉ có lời giảng của thầy giáo.

Khổng Tử cho rằng một người thực sự phát huy tính chủđộng là khi họđặt ra câu hỏi “Phải làm sao?”, bởi vì có động não suy nghĩ thì mới có thểđưa ra câu hỏi

được. Ông từng nói: “Người nào không tự hỏi ‘Phải làm sao? Phải làm sao?’ Thì ta cũng chẳng có cách nào chỉ bảo cho được” [6, 183]. Có lần ông giảng bài cả ngày cho Nhan Hồi nhưng Nhan Hồi lại chẳng có ý kiến phản bác gì, trông như là một thằng ngốc vậy. Nhưng khi quan sát biết là đến khi Nhan Hồi lui về nghiên cứu, thì thường có những phát kiến mới, ông thấy Nhan Hồi chẳng ngốc chút nào. Rồi lúc Tử Cống suy ra được rằng con người cũng như viên ngọc, miếng ngà cần phải được trau chuốt mài giũa thì mới trở nên đáng quý, trở thành thanh lịch. Khổng Tử liền khen: “Tứ, như anh mới đáng giảng Kinh Thi cho. Vì bảo điều trước mà anh biết

điều sau vậy” [6, 48].Qua những điều ấy ta có thể thấy được rằng Khổng Tử rất coi trọng việc tư duy của học trò, ông cảm thấy rất vui khi nhận ra được học trò mình có những phát kiến mới, hay nói cách khác đó là sự tiến bộ của học trò qua việc họ

tự suy ngẫm.

Khổng Tử vận dụng cách dạy gợi mở vào trong việc giảng dạy cho học trò. Như khi Tử Hạ hỏi: “Kinh Thi nói rằng: ‘Miệng xinh chúm chím cười, mắt đẹp sáng long lanh, trên nền trắng vẽ màu sặc sỡ’ nghĩa là gì?”. Khổng Tửđáp: “Có sẵn nền trắng rồi mới vẽ”. Tử Hạ lại hỏi tiếp: “Như vậy có nhân đức rồi mới nảy sinh lễ

chăng?”. Khổng Tử trả lời: “Người phát khởi được ý ta chính là anh Thương đó! Bây giờ ta có thể cùng trò giảng luận về kinh thi được rồi!” [6, 59].

Cách dạy của ông là gợi mở, vén một góc để học trò tự suy ra ba góc kia. Đây là một cách dạy rất khoa học khơi gợi lên tiềm năng của học trò từđó giúp học trò có thể lĩnh hội bài học một cách sâu sắc nhất. Học trò Nhan Uyên cũng bùi ngùi khen thầy mình: “Thầy tuần tự mà dẫn dụ người một cách khéo léo. Dùng văn học mà mở mang tri thức ta, dùng lễ mà ước thúc hành vi ta, dù ta có muốn thôi cũng không thôi được”. Khổng Tử thường dùng những câu trả lời đơn giản để trả lời các câu hỏi của học trò. Ông làm cho họ thắc mắc tựđặt câu hỏi. Đây chính là cách dạy “cử nhất phản tam” của ông. Có thể thấy được cách dạy khơi gợi này của ông là một cách dạy hết sức sinh động và linh họat.

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học khổng tử nhà giáo dục vĩ đại (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)