Công cuộc khẩn hoang và kinh tế nông nghiệp Đàng Trong

Một phần của tài liệu Tiểu luận kết thúc học phần tiến trình lịch sử (Trang 25 - 26)

CHƯƠNG III : TÌNH HÌNH KINH TẾ Ở CÁC THẾ KỶ XVI – XVIII

3.1. Kinh tế nông nghiệp

3.1.2. Công cuộc khẩn hoang và kinh tế nông nghiệp Đàng Trong

Công cuộc khai khẩn đất hoang được đẩy mạnh từ sau khi Nguyễn Hồng vào làm Trấn thủ đất Thuận Hóa. Chính quyền Đàng Trong đã tiến hành chiếm đánh Champa và liên kết với Chân Lạp bằng hôn ước để mở rộng lãnh thổ. Ngồi ra, cịn có những người Minh phản đối nhà Thanh di dân vào Đàng Trong, càng làm đẩy nhanh quá trình khai phá các vùng đất mới. Vào đầu thế kỷ XVIII, lãnh thổ dưới quyền kiểm soát của chúa Nguyễn đã được mở rộng đến cực đại, kéo dài đến tận Mũi Cà Mau.

Do điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh lịch sử rất khác nhau nên giữa các vùng của Đàng Trong có sự khác biệt đáng kể về chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp. Vùng Thuận – Quảng là nơi ruộng đất nhỏ hẹp, về cơ bản đã được khai thác từ thời Lê trở về trước nên cơ cấu tổ chức xóm làng có nhiều nét giống với Đàng Ngồi. Ruộng đất cơng làng xã vẫn còn tồn tại khá phổ biến. Khi lãnh thổ được mở rộng dần về phía Nam, nhất là khi bắt đầu gây được ảnh hưởng của mình trên vùng đồng bằng sơng Cửu Long. Các chúa Nguyễn đã có chính sách khai phá đất hoang. Chính sách này đã khuyến khích nhiều địa chủ giàu có chiêu mộ những người dân nghèo vào khai thác hóa khai phá đất hoang ở Đồng Nai, Gia Định.

Từ thế kỷ 16-17, nông nghiệp Đàng Trong đã rất phát triển. Ngay cả những vùng đất khơng phì nhiêu, màu mỡ như vùng Thuận – Quảng cũ cũng thu được năng suất tốt. Đàng Trong, nhất là vùng Đồng Nai, Gia Định đã trở thành khu vực sản xuất nơng sản hàng hóa. Do điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi

và quỹ đất dồi dào, những người nghèo có thể tìm đến các vùng đất mới để khai hoang lập nghiệp. Mâu thuẫn ở các vùng nơng thơn Đàng Trong có phần dịu lắng hơn Đàng Ngồi. Khủng hoảng xã hội cũng vì thế mà đến muộn hơn miền Bắc.

Một phần của tài liệu Tiểu luận kết thúc học phần tiến trình lịch sử (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)