CHƯƠNG III : TÌNH HÌNH KINH TẾ Ở CÁC THẾ KỶ XVI – XVIII
3.2. Sự phát triển của thủ công nghiệp
3.2.1. Thủ công nghiệp nhà nước
Kế tục truyền thống của các triều đại trước, nhà Lê – Trịnh và chúa Nguyễn đều thành lập các công xưởng thủ công phục vụ nhu cầu của nhà nước.
Ở Thăng Long, chúa Trịnh lập ra nhiều xưởng lớn chuyên sản xuất vũ khí cho quân đội, làm đồ trang sức cung đình, may trang phục cho vua chúa, quan lại và đúc tiền. Ở Đàng Trong, ngồi những quan xưởng có chức năng giống như ở Đàng Ngoài, chúa Nguyễn đặc biệt chú ý xây dựng các cơng xưởng đúc súng và đóng thuyền. Lực lượng lao động trong các quan trong các quan xưởng đều là những thợ thủ công giỏi được trưng tập từ các địa phương, nhưng sản phẩm làm ra chỉ phục vụ nhu cầu ngắn hạn nên có ít tác động đến nền kinh tế.
3.2.2. Thủ công nghiệp trong nhân dân
Bộ phận chủ yếu làm nên diện mạo hưng khởi của kinh tế hàng hóa thời kỳ này là các nghề thủ công trong nhân gian. Các nghề truyền thống như làm gốm, kéo tơ, dệt lụa, làm đường, rèn sắt,...rất phát triển và được ưa chuộng, đáp ứng nhu cầu nhất định của nhân dân trong nước và nhu cầu của thương nhân nước ngoài, đi sâu hơn vào nền kinh tế thị trường có tính quốc tế.
3.3. Thương nghiệp
Các chợ mọc lên ở khắp nơi, hầu như mỗi làng đều có chợ hoặc các cụm làng chia phiên trong tuần để họp chợ. Những làng nghề có chợ riêng chuyên bán những sản phẩm do mình làm ra: chợ Đại Bái bán đồ đồng; chợ Bát Tràng chuyên bán đồ sành sứ. Một hiện tượng đáng lưu ý trong thời kỳ này là sự xuất hiện các luồng lưu thông buôn bán rộng lớn giữa các vùng. Có những luồng chun bn bán ngược xi, đem lâm sản miền núi về đồng bằng và vận
chuyển những hàng hóa từ đồng bằng lên miền núi. Có những luồng chuyên lưu thơng hàng hóa giữa các trung tâm thương mại lớn như Thăng Long, Hội An, Gia Định. Các thương nhân thường vận chuyển hàng hóa bằng thuyền.
Việt Nam với hơn 3000km bờ biển với nhiều hải cảng càng tốt, tàu biển có thể neo đậu. Khi hoạt động thương mại trên Biển Đông diễn ra sôi động, tàu bn nhiều nước đã đến nước ta bn bán. Ngồi các nước đã có quan hệ bn bán với nước ta từ trước như Trung Quốc, Mã Lai, Xiêm thì thời này xuất hiện thêm những khách thương mới đến từ Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp. Trong số các nước này, quan hệ buôn bán với Trung Quốc và Nhật Bản là mật thiết hơn cả.
Tiểu kết chương III
Tình hình kinh tế – xã hội có nhiều sự thay đổi, các chính sách ruộng đất được thay đổi để phù hợp với tình hình xã hội thời bấy giờ. Kinh tế hàng hóa phát triển làm biến đổi các quan hệ xã hội. Hoạt động thương nghiệp diễn ra nhộn nhịp với sự xuất hiện của các thương nhân trên khắp tuyến thương mại Đơng Tây. Một tầng lớp thương nhân giàu có đã xuất hiện, bộ mặt của các đô thị cũng thay đổi với sự hưng khởi của các đô thị khắp cả nước, nổi bật nhất là Thăng Long, Phố Hiến ở Đàng Ngoài và Thanh Hà, Hội An, Gia Định ở Đàng Trong.