3: KIẾN NGHỊ VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠITỆ LIÊN NGÂNHÀNG

Một phần của tài liệu phân tích chính sách ngoại hối của ngân hàng nhà nước việt nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay (Trang 35 - 37)

Thị trường ngoại tệ liên ngânhàng ra đời ngày 20/9/1994 theo quyết định số 203/QĐ/NHN13 của Thống đốc NHNN, qua 6 năm hoạt động còn yếu kém như sau : Là một thị trường sơ khai, khối lượng giao dịch còn quá nhỏ, như vậy, giao dịch của các NHTM chủ yếu là tự cung tự cấp. Tức là khối lượng ngoại tệ mua từ khách hàng hầu hết sử dụng vào việc phục vụ cho khách hàng của mình. Nguyên nhân là do vận động của tỷ giá thời gian qua diễn ra theo một chiều nên có ngân hàng thừa vốn không thích bán ra thị trường vì lo mất giá nên cũng không có ý định phòng ngừa rủi ro. Vì vậy, thị trường kỳ hạn không phát triển luôn bị mất cân đối về cung cầu trong đó cầu nhiều hơn cung. Từ đó phát sinh ra nhu cầu tăng dự trữ ngoại tệ của các NHTM đẻ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu khách hàng của mình. Thiếu sự can thiệp một cách linh hoạt của NHNN trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng trong trương hợp cầu lớn hơn cung và cung lớn hơn cầu. Vì vậy, NHNN cần phải củng cố thị trường liên ngân hàng. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng phải được hoạt động thông suốt liên tục, không bị giới hạn không gian và thời gian để tạo đièu kiện cho các NHTM hoạt động mua bán ngoại tệ từ đó tạo điều kiện thanh toán ngoại tệ cho các doanh nghiệp một cách nhanh chóng. Việc đúc rút các kinh nghiệm đối với các chủ thể tham gia, gắn trách nhiêm, quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên tham gia thị trường nhằm mục

đích xây dựng thị trường tiền tệ liên ngân hàng hoàn chỉnh Gia tăng quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia : Trong điều kiện hiện nay của nền kinh tế, NHNN nên tiếp tục thực hiện chính sách phát hành tiền để thu mua ngoại tệ một cách thận trọng nhằm gia tăng lượng ngoại tệ dự trữ. Mặt khác, hiện nay, trong cách tính quỹ dự trữ ngoại tệ, Chính phủ thường tính ngoại tệ dự trữ tương đương với tuần nhập khẩu, ví dụ : Quỹ dự trữ ngoại tệ năm 2001 là 3601 triệu USD tương đương với 9,4 tuần nhập khẩu. Để bao quát mọi nhu cầu ngoại hối trong kỳ, bên cạnh cán cân vãng lai NHNN đo lường cầu ngoại hối phát sinh từ cán cân vốn như phần dự phòng rủi ro tỷ giá biến động. NHNN phải thực hiện đúng chức năng là người mua bán cuối cùng: NHNN cần làm tốt việc đặt lệnh mua, bán ngoại tệ cuối cùng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để tác động gián tiếp lên tỷ giá. Đối với các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, để năng động hoá thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, NHNN nên quan tâm đến việc đẩy nhanh tốc độ thanh toán trong các giao dịch ngoại tệ trao ngay trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tỷ giá kỳ hạn và hoán đổi tiền tệ như hiện nay, đề nghị ký quỹ trong các giao dịch ngoại hối có kỳ hạn nhằm hạn chế rủi ro do mất khả năng chi trả của khách hàng, cho phép thực hiện nhiệm vụ tương lai và quyền chọn về tiền tệ …

3.4: NÂNG CAO GIÁ TRỊ CỦA ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM

Nâng cao sức mua của đồng tiền Việt Nam : Trong nền kinh tế thị trường, sức mạnh của đồng tiền không xuất phát từ giá trị nội tại mà nó được định đoạt bởi khối lượng hàng hoá hay sức mạnh của nền kinh tế, tài chính mà nó đại diện. Do đó để nâng cao sức mua của đồng Việt Nam, bên cạnh các nỗ lực của hệ thống ngân hàng, Chính phủ cần đặc biệt quan tâm đến các giải pháp kích thích nền kinh tế như : Hiện đại hoá sản xuất trong nước, đẩy mạnh tốc độ cổ phần hoá doanh nghiệp, xử lý các doanh nghiệp quốc doanh làm ăn thua lỗ, thu hút vốn đầu tư, xây dựng chính sách thích hợp để phát triển nông nghiệp, khuyến khích sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng chiến lược, triệt để chống buôn lậu và bài trừ tham nhũng … Tạo khả năng chuyển đổi từng phần cho VND để nâng cao giá trị đồng bản tệ, củng cố hoạt động quản lý ngoại hối NHNN nên thực

hiện việc tự do chuyển đổi đồng tiền Việt Nam, trước mắt là trong các giao dịch vãng lai. Khi nền kinh tế tương đối ổn định, quỹ dự trữ ngoại hối dồi dào, Chính phủ tiến hành tự do hoá chuyển đổi tiền tệ trong các giao dịch vốn sau đó mở rộng ra các giao dịch khác. Để thực hiện được mục tiêu này Chính phủ phải có một chính sách kinh tế vĩ mô lành mạnh, khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng được cải thiện, Điều kiện quan trọng kế tiếp cho việc chuyển đổi đồng tiền là phải có đủ lượng ngoại tệ dự trữ. Lượng ngoại tệ dồi dào, sẵn sàng thoả mãn các nhu cầu ngoại tệ hợp lý sẽ củng cố lòng tin của công chúng vào giá trị của đồng bản tệ và là tác nhân quan trọng đẩy nhanh tiến độ tự do hoá trong chuyển đổi tiền tệ.

Một phần của tài liệu phân tích chính sách ngoại hối của ngân hàng nhà nước việt nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w