Quản lý trạng thái ngoại hối của các NHTM

Một phần của tài liệu phân tích chính sách ngoại hối của ngân hàng nhà nước việt nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay (Trang 29 - 30)

Từ ngày 1/7/2002, NHNN quyết định nới rộng biên độ giao dịch trong kinh doanh ngoại tệ của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng Từ tháng 9/2002, mở rộng đối tượng đựoc làm dịch vụ chi trả kiều hối Từ tháng 4/2002, điều chỉnh giảm tỷ lệ tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 12% xuống còn 8% và từ tháng 12/2002 tiếp tục giảm xuống còn 5%. Từ tháng 10/2002, trạng thái ngoại hối của các NHTM được quyết định mở rộng tăng gấp đôi từ 15% lên 30%. Ngày 4/12/2002 ,Thống đốc NHNN quyết định tăng lãi xuất tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức tín dụng và kho bạc nhà nước từ 1,2%/năm lên 1,3%/năm cao hơn mức lãi xuất của cục dự trữ liên bang Mỹ, có tác động tích cực về việc tăng lãi xuất huy động vốn bằng USD, thu ngoại tệ từ xã hội vào hệ thống ngân hàng. Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ (SWAP) cho các NHTM được sử dụng linh hoạt để đáp ứng nhu cầu VND cho nền kinh tế. Chỉ riêng đầu năm 2002 NHNN đã hoán đổi 160 triệu USD cho NHTM đáp ứng nhu cầu chi trả cho dân cư và doanh nghiệp. Do các nguyên nhân trên đã làm cho các luồng ngoại tệ chu chuyển qua hệ thống ngân hàng tăng cao và ổn định.

Thực tế, ở Hà Nội và thành phố HCM cho thấy người dân và khách du lịch tìm đến đổi ngoại tệ ở các bàn đổi ngoại tệ hợp pháp ngày càng tăng, nhà nước ngày càng kiểm soát được tối đa lượng ngoại tệ đưa ra, đưa vào và thu đổi, chủ động trong điều tiết cung cầu và điều hành chính sách tiền tệ ổn định tiền tệ quốc gia. Nguồn cung cấp ngoại tệ dồi dào, lãi suất USD ở mức thấp nên ngày càng có số đông người lựa chọn VND để gửi vào NHTM. Nếu như trong khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) và ngân hàng TƯ Châu Âu (ECB) cắt giảm lãi suất ở mức rất lớn thì NHNN Việt Nam lại có hành động ngược lại, thực hiện các biện pháp nhằm tăng lãi suất ngoại tệ, trực tiếp là tăng lãi suất đồng USD. Từ tháng 12/2002, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi USD từ các tổ cức tín dụng giảm từ 8% xuống 5%, tương tự như việc tăng lãi suất huy động vốn bằng USD của các tổ chức tín dụng và kho bạc nhà nước từ 1,2%/năm lên đến 1,35%/năm cao hơn lãi suất của FED và cao hơn lãi suất trên hai tị trường tiền tệ

chủ đạo của thế giới : LIBOR và SIBOR. Vậy tại sao NHNN Việt Nam lại có hành động ngược lại với FED và ECB? Như chúng ta đã biết lãi suất tiền gửi ngoại tệ ở nước ta đã được tự do hoá tháng 6/2001 nên mọi diễn biến về lãi suất trên thị trường tiền tệ quốc tế đều có tác động đến thị trường nước ta, hơn nữa cung ngoại tệ của các tổ chức tín dụng ở nước ta luôn lớn hơn cầu ,vốn huy động bằng ngoại tệ nhiều nhưng cho vay bằng ngoại tệ luôn thẫp, thừa phải đem đi gửi ở nước ngoài, đầu tư trên thị trường tiền gửi nước ngoài và hưởng lãi suất từ thị trường này. Song thời gian gần đâ nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp và các dự án trong nước tăng lên, nguyên nhân là do tỷ giá ổn định trong cả năm 2002 chỉ tăng khoảng 2,0% bằng 0,5 mức gia tăng chung và thấp nhất trong nhiều năm qua. Trong khi đó lãi suất bằng USD chỉ lhoảng từ 2,75%/năm đến 5%/năm thấp chỉ bằng 1/2 đến 1/4 so với lãi suất vay vốn ngoại tệ so với VND là từ 8,4%/năm đến 10%/năm nên một số doanh nghiệp muốn vay USD hơn bởi vì lãi suất vay USD thấp, giờ lại ít bị rủi ro về tỷ giá. Nếu vay USD với lãi suất 3%/năm cộng với tỷ lệ gia tăng về tỷ giá là 2%, tính ra tổng cộng cũng chỉ là 5%/năm thấp bằng 1/2 so với lãi suất vay bằng VND. Hơn nữa, hiện nay hàng loạt dự án lớn có nhu cầu vay vốn ngoại tệ trong nước cần được giải ngân tăng lên như : khí điện đạm Phú Mỹ, đường ống dẫn khí đốt Nam Côn Sơn, xi măng Tam điệp, cán thép Phú Mỹ, lọc dầu Dung Quất … Nên các NHTM đẩy mạnh huy động vốn bằng USD để cho vay trong nước không phải gửi ra nước ngoài.

Một phần của tài liệu phân tích chính sách ngoại hối của ngân hàng nhà nước việt nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w