Giới thiệu về tinh dầu củ Nghệ vàng (Curcuma longa L.)

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH TÁCH CHIẾT, TỔNG HỢP DẪN XUẤT VÀ XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT, HOẠT TÍNH CỦA TINH DẦU VÀ CURCUMIN TỪ CÂY NGHỆ VÀNG (CURCUMA LONG L.) BÌNH DƯƠNG (Trang 44)

1 TỔNG QUAN

1.4.1Giới thiệu về tinh dầu củ Nghệ vàng (Curcuma longa L.)

C ng với curcuminoid, tinh dầu c ng là thành phần có giá trị mang lại hoạt tính sinh học cho củ Nghệ vàng. Tinh dầu củ nghệ chiếm ~ 18% gồm các thành phần chính nhƣ turmerone, ar-turmerone, curlone, ar-curcumene, cymene, cineol..[112]. Hàm lƣợng tinh dầu c ng nhƣ các thành phần chính trong tinh dầu thay đổi lớn ở các v ng nghệ khác nhau. Trong nghiên cứu của nhóm N.K.Leela [113], tinh dầu củ Nghệ vàng v ng Calicut, Ấn Độ trích bằng phƣơng pháp chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc chiếm 3.8% (tính trên khối lƣợng khô), với các thành phần chính ar-tumerone (31%), turmetone (10%), curlone (10.6%), ar-curcumene (6.3%), p-cymene (3%), 1.8-cineol (2.4%). Tuy nhiên, thành phần chính tinh dầu củ nghệ ở các v ng khác nhƣ ở Gorakhpur [114] lại gồm ar-tumerone (51.7%), ar-tumerol (11.9%), -bisbolene (10.7%), zingiberene (10.2%), -caryophyllene (5.6%), ar-curcumene (3.8%) hoặc ở Lower Hymalaya, phía Bắc Ấn Độ [115] lại khá khác biệt gồm -turmerone (44.1%),

-turmerone (18.5%) và ar-turmerone (5.4%). C ng với phƣơng pháp chƣng cất lôi

cuốn hơi nƣớc, tinh dầu củ Nghệ vàng vùng North Central Nigeria [116] thu đƣợc có hàm lƣợng 1.24 % (thể tích/khối lƣợng khô) với các thành phần chính -bisbolene (13.9%), trans-ocimene (9.8%), myrcene (7.6%), 1,8-cineole (6.9%), -thujene (6.7%)

30

và thymol (6.4%), trong khi Nghệ vàng ở Bangladesh [117] lại cho thành phần chính

ar-tumerone (27.8%), tumerone (17.2%), culone (13.8%), 2-carene (4.8%), zingiberene (4.4%) và β-sesquiphellandrene (5.6%).

Việt Nam có nhiều v ng Nghệ vàng khác nhau nhƣ ở H a Bình, Hƣng Yên, V nh Phúc, Đồng Nai, Bình Dƣơng…tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào thành phần curcuminoid. Thành phần và hoạt tính tinh dầu từ củ Nghệ vàng ở các v ng khác nhau chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều. Các công trình của các nhóm tác giả Phan Tống Sơn [118] và Đỗ Đình Rãng [119] trên một số v ng Nghệ vàng ở phía Bắc cho thấy, tinh dầu củ Nghệ vàng chứa lƣợng lớn turmerone, trong đó Nghệ vàng ở H a Bình chứa 30% turmerone và 31% ar-turmerone.

Nhiều nghiên cứu cho thấy tinh dầu nghệ có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm khá tốt. Trong nghiên cứu của nhóm K.Norajit [120], tinh dầu củ nghệ (Bangkok, Thái Lan) với các thành phần chính turmerone (50%), curlone, -farnesene và - zingiberene thể hiện hoạt tính kháng khuẩn với các dòng vi khuẩn Staphlylococcus aureus, Bacillus cereus và Listeria monocytogenes. Tinh dầu củ Nghệ vàng vùng Uttarakhand (Ấn Độ) với hàm lƣợng chiếm 8.2% (thể tích/khối lƣợng khô) thể hiện hoạt tính kháng khuẩn với các dòng vi khuẩn Bacillus subtilis, E.coli, Enterobacter aerogenes, Staphlylococcusaureus và Proteous mirabilis [121]. Ngoài ra nhiều nghiên cứu khác c ng cho thấy tinh dầu củ nghệ có khả năng kháng khuẩn với Bacillus macerans, Bacillus licheniformis, Azotobacter,Vibrio cholerae, Salmonella typhi, Staphylococcus epidermidis, Pseudomonas aeruginosa, Proteus moragini, Shigella, Klebsiella aerogenes, Corynebacterium diphthriae và -hemolytic streptococci [122- 125].

Tinh dầu từ củ nghệ Curcuma longa L. còn đƣợc chứng minh có hoạt tính kháng nấm mạnh, đặc biệt là đối với Aspergillus niger (invitro) và một số loại nấm khác (Physalospora tucumanesis, Ceratocystis paradoxa, Sclerotium solfsii, curvularia lunata, Helminthosporium sacchari, Fusarium moniliforme vaz. Subglutinans, cephalosporium sacchari) [126].

Nghiên cứu của nhóm tác giả Gurdip Singh [114] trên các giống nghệ khác nhau ở Ấn Độ cho thấy, so với tinh dầu Curcuma zedoaria (củ), Curcuma aromatica (lá) and Curcuma amada (củ), tinh dầu củ Nghệ vàng Curcuma longa L. với thành phần

31

chính 51.8% ar-tumerone thể hiện khả năng kháng nấm mạnh với nhiều d ng vi nấm nhƣ Colletotrichum falcatum, Fusarium moniliforme, Curvularia Pallescens và Aspergillus niger, Fusarium oxysporium. Trong một nghiên cứu khác, tinh dầu nghệ c ng đƣợc chứng minh có khả năng kháng nấm mạnh hơn so với curcumin, thể hiện hiệu quả kháng nấm trên các d ng nấm da Microsporum gypseum, Epidermophylon floccosum, Trichophyton mentagrophytes, Trichphyton rubrum và các d ng nấm mốc gây bệnh Exophiala jeanselmei, Sporothrix schenckii, Fonsecaea pedrosoi, Scedosporium apiospermum [127].

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH TÁCH CHIẾT, TỔNG HỢP DẪN XUẤT VÀ XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT, HOẠT TÍNH CỦA TINH DẦU VÀ CURCUMIN TỪ CÂY NGHỆ VÀNG (CURCUMA LONG L.) BÌNH DƯƠNG (Trang 44)