Thang đo mức độ đáp ứng NLQL so với yêu cầu quản lý

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá (Trang 62 - 67)

Cấp độ Mức độ đáp ứng Biểu hiện

1 Không đáp ứng NLQL rất hạn chế, không thể đáp ứng yêu cầu 2 Chưa đáp ứng NLQL cần được bồi dưỡng thêm để đáp ứng yêu cầu 3 Đáp ứng cơ bản NLQL đáp ứng ở mức trung bình, vừa đủ. Cần tiếp

tục được bồi dưỡng và phát triển thêm.

4 Đáp ứng cao NLQL đáp ứng cao hơn so với mức yêu cầu, nếu được đào tạo có thể đáp ứng vượt trội hơn.

5 Đáp ứng vượt trội NLQL đáp ứng mức rất cao, mức độ chủ động hoàn toàn trong điều hành.

(Nguồn: NCS tổng hợp và phát triển từ kết quả nghiên cứu của Lê Quân, 2017)

Trong nghiên cứu luận án, NCS chọn cách đánh giá trực tiếp dựa trên kết quả khảo sát đa chiều 360 độ để có kết quả tổng thể, khách quan về mức độ đáp ứng (1) Kiến thức quản lý; (2) Năng lực tự quản lý, (3) Năng lực quản lý nhân sự, (4) Năng lực điều hành DN, (5) Năng lực đổi mới sáng tạo, (6) Phẩm chất đạo đức doanh nhân

(Thang đo lường các NLQL được xây dựng và đề xuất trong Chương 3: Phương pháp nghiên cứu).

2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa. nghiệp nhỏ và vừa.

Nâng cao NCNLQL của GĐDNNVV ở địa phương là hoạt động phức tạp, nhiều cấp, nhiều đối tượng nên chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Các nghiên cứu của Nguyễn Hồng Anh (2018), Nguyễn Thị Loan (2018), Bùi Thị Ánh Tuyết (2020), Doan Thi Mai Huong và cộng sự (2021) các nhóm yếu tố sau ảnh hưởng đến NCNLQL của GĐDNNVV ở địa phương. Cụ thể:

2.5.1 Năng lực cán bộ quản lý về nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV

Cán bộ quản lý là người trực tiếp tham gia vào quá trình hoạch định và thực thi đường lối, chính sách, thể chế và cơ chế quản lý nâng cao chất lượng NNL, nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV. Chính cán bộ quản lý là người có khả năng hiện thực hóa các mục tiêu bằng việc lựa chọn các phương án tối ưu nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có. Ngồi vai trị chỉ đạo điều hành, cán bộ quản lý cịn đóng vai trị cầu nối giữa Nhà nước với doanh nghiệp và doanh nhân trong truyền đạt và phản hồi chính sách. Năng lực của cán bộ quản lý quyết định hiệu lực và hiệu quả của bộ máy QLNN về nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV, đặc biệt trong quá trình hội nhập quốc tế và sự phát triển của nền kinh tế tri thức ảnh hưởng của cán bộ quản lý càng trở nên sâu sắc. Chính vì vậy cán bộ quản lý cần có đầy đủ các năng lực về kiến thức, kỹ năng và phẩm chất để đảm nhiệm vai trị và vị trí quan trọng của mình trong

quá trình nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV trên phạm vi địa phương. Kế thừa kết tiêu chí đánh giá các bộ quản lý được đề xuất bởi Nguyễn Thị Bình (2021) và các nghiên cứu về quản lý vĩ mô đều xem xét tác động của yếu tố năng lực cán bộ đến công tác QLNN trên các chỉ tiêu sau: (1) Kiến thức đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ; (2) Kỹ năng đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ; (3) Phẩm chất đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Nếu cán bộ có đầy đủ năng lực sẽ đề xuất và xây dựng được các chính sách, chiến lược phù hợp, ngược lại nếu năng lực yếu kém, thiếu tinh thần trách nhiệm sẽ gây cản trở đến việc xây dựng chính sách, chiến lược.

2.5.2 Môi trường kinh tế, xã hội của địa phương

Sự phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương có tác động rất lớn đến khả năng và xu hướng phát triển doanh nghiệp nói chung và giám đốc DNNVV nói riêng. Kinh tế - xã hội của địa phương phát triển ở trình độ nào thì trình độ dân trí, năng lực quản lý của lực lượng lao động xã hội sẽ phát triển của mình ở mức độ đó (Lê Thị Bình & Nguyễn Minh Ngọc, 2018). Theo các nghiên cứu cho thấy, trong một môi trường kinh doanh năng động như hiện nay, nhu cầu thị hiếu, sở thích của khách hàng đang thay đổi một cách nhanh chóng, địi hỏi các cơng ty cần phải đáp ứng bằng cách cung cấp các sản phẩm vượt trội hơn và phù hợp với nhu cầu thị trường. Những thay đổi về kinh tế - thị trường liên tục gây áp lực mới đối với hoạt động của công ty và đáp ứng những thay đổi này, các công ty đã xây dựng và thực hiện các chiến lược tái cơ cấu sản xuất và phân phối sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng vì vậy giám đốc cũng cần có những thay đổi trong tư duy và chiến lược để thích ứng xu hướng.

Sự biến đổi về xu thế và nhu cầu phát triển NLQL đáp ứng môi trường kinh doanh cũng là yếu tố tác động đến nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV, chẳng hạn khi đất nước mở cửa hội nhập và tham gia vào các hiệp định thương mại toàn cầu cũng là một yếu tố giúp các giám đốc doanh nghiệp phải chủ động ý thức và hoàn thiện NLQL của mình. Theo Lê Quân (2016) từ sau khi Việt Nam mở cửa hội nhập thì kiến thức về kinh doanh quốc tế của giám đốc và doanh nhân được bồi đắp, trình độ tiếng Anh được nâng cao, các kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế được phát triển theo hướng chủ động hơn, chứng tỏ doanh nhân ngày càng nhận thức sâu sắc được việc học hỏi nâng cao trình độ và năng lực quản lý. Như vậy, môi trường kinh doanh là một áp lực, một cơ hội rất tốt để giám đốc học hỏi và cải thiện năng lực quản lý nhằm thích ứng và tận dụng cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh (Leslie, 2015).

Trong yếu tố mơi trường cịn xem xát đến cả các nguồn lực đảm bảo cho hoạt động NCNLQL của GĐDNNVV được thực hiện hiệu quả. Theo nghiên cứu của Bùi Thị Ánh Tuyết (2020), cơ sở vật chất càng đáp ứng yêu cầu thì hoạt động ĐT-BD càng phát huy được tác dụng, nghiên cứu chỉ ra rằng do sự phát triển của KHCN và nhu cầu

học đi đơi với thực hành nên việc có đủ cơ sở để trải nghiệm sẽ nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển năng lực cho giám đốc. Đặc biệt trong giai đoạn cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang phát triển mạnh, các xu hướng đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong QTDN cũng như trong giáo dục đào tạo càng địi hỏi phải có những nền tảng công nghệ và cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ truy cập và khai thác nguồn dữ liệu quý giá phục vụ nghiên cứu và vận hành. Bên cạnh đó, để phát triển được các chương trình hỗ trợ doanh nhân cần có nguồn kinh phí nhất định chi cho cơng tác vận hành và thực hiện, chính vì vậy tài chính cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV.

2.5.3 Hệ thống giáo dục nghề nghiệp tại địa phương

Hệ thống giáo dục là nền tảng quan trọng góp phần nâng cao chất lượng NNL quốc gia trong đó có giám đốc DNNVV. Vì vậy nếu hệ thống giáo dục tốt đồng nghĩa với năng lực nhân sự tốt và ngược lại. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp tốt vừa đảm bảo cho quá trình đào tạo NNL chất lượng nhưng cũng là điều kiện cần thiết cho hoạt động đào tạo lại. Khi hệ thống giáo dục nghề nghiệp tại địa phương đủ điều kiện đáp ứng và phổ biến sẽ tạo cơ hội cho giám đốc DNNVV dễ dàng tiếp cận nâng cao NLQL, từ đó ảnh hưởng đến các chiến lược và chính sách của địa phương. Khi xem xét hệ thống giáo dục nghề nghiệp thường áp dụng trên các tiêu chí sau: Số lượng chương trình giáo dục nghề nghiệp, Chất lượng chương trình giáo dục nghề nghiệp, Chất lượng đội ngũ giảng viên, Điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động đào tạo, Chất lượng đầu ra của quá trình đào tạo. Những yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến trình độ lao động địa phương khu vực từ đó tác động đến các chính sách và chiến lược nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV trên địa bàn tỉnh.

2.5.4 Yếu tố thuộc về giám đốc DNNVV

Muốn nâng cao NLQL điều hành doanh nghiệp để thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đề ra thì khơng ai khác chính là giám đốc phải tự mình ý thức và trang bị các điều kiện cần thiết để tự nâng cao năng lực bản thân (Đỗ Anh Đức, 2014; Lê Qn, 2015). Ngồi các tố chất sẵn có, trong q trình quản lý giám đốc sẽ phải liên tục tự hoàn thiện bằng cách tự lên kế hoạch bồi năng lực. Các biện pháp NCNLQL của GĐDNNVV sẽ phát huy tác dụng nếu giám đốc hợp tác và chủ động trong quá trình ĐT-BD, chủ động tìm hiểu cơ chế chính sách và các điều kiện cần thiết để áp dụng trong thực tiễn công việc, chủ động cập nhật xu hướng và xây dựng lộ trình phát triển kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức và các năng lực khác. Mỗi giám đốc là một cá thể riêng biệt với tố chất khác nhau, điều kiện hoàn cảnh xuất phát điểm khơng giống nhau sẽ có ảnh hưởng nhất định đến q trình tiếp cận, tiếp nhận những kiến thức và kỹ năng khác nhau, có cách thức tự học, tự nghiên cứu, trải nghiệm khác nhau và thu được kết quả cũng có sự khác biệt. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả của quá trình

nâng cao NLQL của cá nhân giám đốc nói riêng và tổng thể của địa phương nói chung. Như vậy đặc điểm của giám đốc sẽ ảnh hưởng đến cả khâu hoạch định, thực thi, điều chỉnh và kết quả chính sách, chiến lược của địa phương về nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương 2 tác giả đã khái quát được cơ sở lý luận về giám đốc DNNVV, NLQL, nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV, quản lý nhà nước về nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV. Đối với các yếu tố cấu thành NLQL của giám đốc DNNVV được xác định gồm kiến thức quản lý; kỹ năng tự quản lý; kỹ năng quản lý nhân sự; kỹ năng điều hành doanh nghiệp, năng lực đổi mới sáng tạo, phẩm chất đạo đức doanh nhân. Đối với nội dung NCNLQL của GĐDNNVV được xem xét trên 3 phương diện (1) Tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò và năng lực của giám đốc DNNVV; (2) Đào tạo bồi dưỡng nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV; (3) Tạo lập môi trường thuận lợi giúp nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV. Đối với QLNN về nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV được xem xét trên 4 nội dung gồm (1) Tiếp thu và triển khai các chính sách của Trung ương; (2) Xây dựng và ban hành các chiến lược của địa phương; (3) Tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược; (4) Đánh giá và đề xuất điều chỉnh chính sách, chiến lược NCNLQL của GĐDNNVV trên địa bàn tỉnh. Về yếu tố ảnh hưởng đến NCNLQL của GĐDNNVV được xem xét trên cả nhóm các yếu tố khách quan và nhóm các yếu tố chủ quan. Về đánh giá kết quả NCNLQL của GĐDNNVV được xem xét trên cả nội hàm NLQL và nội hàm QLNN về nâng cao NLQL với 4 chỉ tiêu hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững. Nội dung lý thuyết trong chương 2 là căn cứ khoa học tin cậy đẻ tác giả tiếp tục triển khai các nội dung nghiên cứu ở các chương tiếp theo.

Chương 3. QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả đã xây dựng quy trình nghiên cứu luận án cụ thể như sau:

Diễn giải nội dung trong quy trình nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)