CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY GATE ONE FASHION
1.2. Tổng quan về đề tài:
1.2.5. Khái quát về quản lý chất lượng sản phẩm:
1.2.5.1. Khái niệm:
- Theo A.Fraygenbaum – Giáo sư người Mỹ cho rằng:
“Quản lý chất lượng sản phẩm đó là một hệ thống hoạt động thống nhất có hiệu quả nhất của những bộ phận khác nhau trong một đơn vị kinh tế, chịu trách nhiệm triển khai các thông số chất lượng đã đạt được và nâng cao nó để đảm bảo sản xuất và sản xuất một cách kinh tế nhất, thỏa mãn nhu cầu thị trường.
- K.Ishikawa – Giáo sư người Nhật cho rằng:
“Quản lý chất lượng sản phẩm có nghĩa là nghiên cứu – thiết kế - triển khai sản xuất và bảo dưỡng một sản phẩm có chất lượng, sản phẩm phải kinh tế nhất, có ích nhất và bao giờ cũng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng”.
- Theo tiêu chuẩn công nghiệp của Nhật (JIS-84):
“Quản lý chất lượng là hệ thống các phương pháp tạo điều kiện sản xuất, tiết kiệm những hàng hóa có chất lượng hoặc đưa ra những dịch vụ có chất lượng thỏa mãn yêu cầu người tiêu dùng”.
- Theo TCVN 5814 – 94:
“Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động của chức năng quản lý chung, xác định chính sách chất lượng, mục đích, trách nhiệm và thực hiện chúng thơng qua các biện pháp như: Lập kế hoạch chất lượng, điều khiển, kiểm sót chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ thống chất lượng”.
“Quản lý chất lượng là hệ thống các hoạt động, các biện pháp, phương pháp và qui định hành chính, kinh tế, kĩ thuật tổ chức,… dựa trên những thành tựu khoa học kĩ thuật, nhằm sử dụng tối ưu các tiềm năng trong kinh doanh để đảm bảo duy trì, khơng ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu của xã hội.
1.2.5.2. Chức năng của quản lý chất lượng:
- Quản lý chất lượng có các chức năng như sau:
+ Chức năng quy định chất lượng: thể hiện ở các khâu kiểm tra, nghiên cứu nhu cầu, thiết kế, đề xuất chất lượng.
+ Chức năng quản lý chất lượng: bao gồm mọi hoạt động của các khâu trong suốt quá trình từ khâu chuẩn bị nguyên phụ liệu, chế tạo thử, sản xuất hàng loạt,… đến lưu thông tiêu dùng,
+ Chức năng đánh giá chất lượng: bao gồm việc đánh giá chất lượng từng phần và toàn phần.Chất lượng từng phần sẽ tạo thành chất lượng toàn phần của sản phẩm.
1.2.5.3. Phương pháp quản lý chất lượng trong ngành may:
- Sự phát triển của các phương thức quản lý chất lượng:
Hình 1.5 Mơ tả tiến triển của phương thức quản lý chất lượng
A. Kiểm tra chất lượng (Inspection):
- Khái niệm:
Kiểm tra chất lượng là các hoạt động như đo, xem xét, thử nghiệm, định cỡ một hay nhiều đặc tính của đối tượng và so sánh kết quả với yêu cầu nhằm xác định sự phù hợp của mỗi đặc tính.
+ Sàng lọc các sản phẩm khơng phù hợp với quy định.
+ Phân loại sản phẩm đã được chế tạo, đây là cách xử lí “chuyện đã rồi”. - Phương pháp thực hiện kiểm tra chất lượng:
Để kiểm tra người ta thường kiểm tra 100% số lượng sản phẩm hoặc theo xác xuất. Đây là một phương pháp tốn kém, mất nhiều thời gian bởi nó sẽ làm tăng chi phí về:
+ Sửa chữa, loại bỏ.
+ Sai sót hàng loạt, khơng loại trừ được nguyên nhân.
+ Nếu sản phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định, nhưng lại không phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
B. Kiểm soát chất lượng (Quality Control – QC):
- Khái niệm:
Kiểm soát được chất lượng là các hoạt động và kỹ thuật mang tính tác nghiệp được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu chất lượng.
- Các bước thực hiện q trình kiểm sốt được chất lượng:
+ Kiểm soát con người: người thực hiện phải được đào tạo có kiến thức, kỹ năng thực hiện công việc. Họ phải được thông tin đầy đủ về công việc thực hiện và kết quả đạt được.
+ Kiểm sốt q trình và phương pháp sản xuất: các phương pháp và quá trình sản xuất phải được thiết lập phù hợp với điều kiện sản xuất và phải được theo dõi, kiểm soát thường xuyên để phát hiện kịp thời những biến động của q trình sản xuất. + Kiểm sốt ngun phụ liệu đầu vào: nguồn cung cứng nguyên phụ liệu đầu vào phải được lựa chọn, nguyên phụ liệu phải được kiểm tra chặt chẽ trước khi nhập vào trong kho.
+ Kiểm tra thiết bị: phải trang bị những thiết bị phù hợp cho sản xuất và cho quá trình kiểm tra.
+ Kiểm tra môi trường làm việc, ánh sáng, nhiệt độ và điều kiện làm việc: việc kiểm sốt chất lượng chủ yếu dựa vào q trình sản xuất để khắc phục những sai sót ngay trong quá trình thực hiện.
- Khái niệm:
Đảm bảo chất lượng là tồn bộ các hoạt động có kế hoạch, có hệ thống được tiến hành trong hệ thống chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng nội bộ, nhằm tạo lòng tin cho lãnh đạo và các thành viên doanh nghiệp, đảm bảo chất lượng với bên ngoài nhằm tạo lòng tin cho khách hàng và các bên liên quan khác về yêu cầu chất lượng được thỏa mãn.
- Mục đích của đảm bảo chất lượng:
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Tạo lòng tin cho nội bộ cơng ty và bên ngồi cơng ty. + Tạo lòng tin cho khách hàng.
D. Kiểm sốt chất lượng tồn diện (Total Quality Control – TQC):
- Khái niệm:
Kiểm soát chất lượng là hệ thống quản lí nhằm huy động sự hợp tác giữa các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp vào các quá trình liên quan từ nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm đến dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách tiết kiệm nhất bằng cách phát hiện và giảm chi phí khơng chất lượng, tối ưu hóa cơ cấu chi phí chất lượng.
E. Quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management – TQM):
- Khái niệm:
Quản lý chất lượng toàn diện là phương pháp quản lý của một tổ chức, định hướng vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành viên và nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự thỏa mãn khách hàng và lợi ích của mọi thành viên của cơng ty đó và của xã hội.
- Đặc điểm của quản lý chất lượng toàn diện:
+ Xem chất lượng là số 1: thể hiện ở trong thiết kế và hoạch định chính sách. + Định hướng vào người tiêu dùng: thỏa mãn mọi yêu cầu của người tiêu dùng. + Đảm bảo thơng tin và kiểm sốt q trình bằng thống kê.
+ Xem con người là yếu tố quan trọng.
- Lợi ích khi thực hiện quản lý chất lượng tồn diện:
+ Xây dựng hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp. + Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
+ Giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
F. Chu trình PDCA:
Hình 1.6 Chu trình PDCA trong quản lý chất lượng
- Khái niệm:
Chu trình PDCA là chu trình cải tiến liên tục. - Nội dung của chu trình PDCA:
Qui trình thực hiện chu trình PDCA gồm 4 cơng việc như sau:
+ Plan: lập kế hoạch, xác định mục tiêu, phạm vi, nguồn lực để thực hiện, thời gian và phương pháp đạt mục tiêu.
+ Do: thực hiện kế hoạch.
+ Check: kiểm tra lại kế hoạch và kiểm tra kết quả thực hiện kế hoạch. + Action: dựa trên kết quả kiểm tra, tiến hành cải tiến chương trình.
1.2.5.4. Vai trị quản lý chất lượng sản phẩm:
- Đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Phát triển nâng cao năng lực sản xuất của xã hội, đẩy mạnh công cuộc xây dựng phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập quốc dân, bảo vệ tổ quốc.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa là tiền đề quan trọng để hàng hóa của một nước có khả năng chiếm lĩnh thị trường.
- Tạo uy tín cho doanh nghiệp.
- Thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Về phía doanh nghiệp: đáp ứng được nhu cầu thị trường, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao.
- Quản lý chất lượng hiệu quả sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức kinh doanh và người tiêu dùng.
- Quản lý chất lượng là bộ phận hữu cơ của hệ thống quản lý kinh tế. - Đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
- Sử dụng nguyên liệu tiết kiệm, tránh lãng phí. - Hạn chế phế phẩm, bảo vệ môi trường.
1.2.5.5. Tầm quan trọng của quản lý chất lượng sản phẩm:
- Cho phép doanh nghiệp xác định đúng hướng sản phẩm cần cải tiến, thích hợp với những mong đợi của khách hàng cả về tính hữu ích lẫn giá cả.
- Giúp doanh nghiệp tiếp cận và tìm cách đạt được sự thắng lợi trong tình hình cạnh tranh gay gắt, nhằm duy trì sự tồn tại và phát triên của doanh nghiêp.
- Đảm bảo và nâng cao chất lượng là con đường quan trọng nhất để phát triển nâng cao năng lực sản xuất của xã hội, đẩy mạnh công cuộc xây dựng phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập quốc dân, bảo vệ tổ quốc.
- Đẩy mạnh công cuộc xây dựng phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập quốc dân, bảo vệ tổ quốc.
1.2.6. Các tiêu chuẩn nhằm đánh giá và đảm bảo chất lượng trong nghành may:
1.2.6.1. Tiêu chuẩn ISO-9000:
- Khái niệm:
ISO là một tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO ban hành nhằm đưa ra các chuẩn mực cho hệ thống đảm bảo chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. ISO đề cập tới các lĩnh vực chủ yếu trong quản lý chất lượng như: chính sách và chỉ đạo về chất lượng, nghiên cứu thị trường, thiết kế và triển khai sản phẩm, cung ứng, kiểm sốt q trình, bao gói, phân phối,... - Mục tiêu ISO – 9000:
+ Tạo ra sản phẩm, dịch vụ đảm bảo chất lượng thỏa mãn yêu cầu khách hàng. + Xây dựng những hướng riêng đối với quản lý chất lượng.
1.2.6.2. Tiêu chuẩn ISO-14000:
- Khái niệm:
ISO 14000 là một bộ các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý mơi trường, trong đó ISO 14000 là các vấn đề môi trường trong các tiêu chuẩn sản phẩm.
- Lợi ích của ISO 14000:
+ Ngăn ngừa ơ nhiễm mơi trường. + Tiết kiệm chi phí đầu vào.
+ Chứng minh sự tuân thủ pháp luật. + Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. + Gia tăng thị phần.
1.2.6.3. Tiêu chuẩn JIS:
- Khái niệm:
Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản – JIS là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi ở Nhật. Tiêu chuẩn này dựa trên luật tiêu chuẩn hóa cơng nghiệp được ban hành tháng 6/1949.
- Giấy phép đóng dấu chứng nhận tiêu chuẩn JIS trên hàng hóa do Bộ trưởng Bộ kinh tế thương mại và nông nghiệp cấp cho nhà sản xuất.
1.2.6.4. Tiêu chuẩn AQL:
- Khái niệm:
AQL là một thuật ngữ nói về mức độ chất lượng sản phẩm có thể chấp nhận được trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm bằng việc lên kế hoạch lấy mẫu. Kế hoạch này phụ thuộc vào số sản phẩm được lấy dựa trên số lượng lô hàng và mức độ chất lượng sản phẩm có thể chấp nhận được tính theo phần trăm lỗi tối đa hoặc số lỗi tối đa trên tổng số sản phẩm được lấy mẫu kiểm tra và được quy định theo từng tiêu chuẩn AQL áp dụng.
- Tầm quan trọng của AQL:
+ Xác định mức chất lượng có thể chấp nhận được một cách phù hợp cho lô hàng hay một đợt hàng.
+ Kiểm tra chất lượng sản phẩm và đánh giá đúng mức chất lượng sản phẩm dễ dàng hơn.
+ Các bậc kiểm tra của AQL: Ba cấp bậc kiểm tra thông thường (Genreral Inspection Levels): thường được áp dụng nhiều trong thực tế.
Bậc kiểm tra giảm (level I): bậc kiểm tra này đòi hỏi 40% của bậc kiểm tra II
và được áp dụng cho lơ hàng ít có sự phân biệt lỗi được u cầu, rủi ro cao. Kiểm tra giảm đòi hỏi cỡ mẫu nhỏ hơn so với kiểm tra thường.
Kiểm tra thường (level II): được coi là bậc chuẩn nhất, thường được áp dụng
phổ biến trong kiểm tra mẫu.
Kiểm tra nghiêm ngặt (level III): bậc kiểm tra này thì rủi ro của một lơ hàng
chấp nhận thấp hơn so với số lỗi quá mức quy định, tuy nhiên số lượng cỡ mẫu được yêu cầu kiểm tra thì lớn hơn. Bậc kiểm tra này bằng 160% của bậc kiểm tra II. Kiểm tra nghiêm ngặt có cùng cỡ mẫu với kiểm tra thường nhưng giá trị AQL nhỏ hơn.
Hình 1.7 Bảng kí tự quy ước lấy mẫu từ lô hàng
+ Bốn mức độ kiểm tra đặc biệt bao gồm 4 bậc: S-1, S2, S3 và S4 sử dụng khi cỡ mẫu tương đối nhỏ. Các mức này được áp dụng trong trường hợp đặc biệt chỉ có rất ít mẫu được kiểm tra. Kiểm theo mức đặc biệt ít được sử dụng.
1.2.6.5. Tiêu chuẩn TCVN:
- Khái niệm:
Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN): là tiêu chuẩn nhà nước được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu các ứng dụng, các thành tựu khoa học kỹ thuật, áp dụng kinh nghiệm tiên
tiến và chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và nước ngoài phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam.
- Nội dung của một số tiêu chuẩn TCVN:
+ TCVN 4538: Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu. + TCVN 7423: Vải dệt – khả năng chống thấm ướt bề mặt
+ TCVN 8837:2011 qui định các yêu cầu đối với vải tráng phủ thấm hơi nước và không thấm hơi nước để sử dụng trong việc thiết kế quần áo chống nước.
1.2.6.6. Tiêu chuẩn ASTM:
- Khái niệm:
ASTM là tên viết tắt của Hiệp hội vật liệu và thử nghiệm Hoa Kì (American Society for Testing and Materials). ASTM International là một tổ chức tiêu chuẩn quốc tế thực hiện phát triển và suất bản các tiêu chuẩn kĩ thuật đồng thuật tự nguyện cho các loạt vật liệu, sản phẩm, hệ thống và dịch vụ. Nội dung trong ASTM D 4850 có chứa định nghĩa cho các thuật ngữ ngành dệt, tiêu chuẩn về độ thống khí.
- Tiêu chuẩn ASTM có 6 tiêu đề chính:
+ Tiêu chuẩn về tính kĩ năng.
+ Tiêu chuẩn về phương pháp kiểm nghiệm, thử nghiệm. + Tiêu chuẩn về thực hành.
+ Tiêu chuẩn về hướng dẫn. + Tiêu chuẩn về phân loại. + Tiêu chuẩn về các thuật ngữ.