bỏ vào máy ép cùng một lúc
Bước 4: Thực hiện thử nghiệm.
Dưới đây là các bước thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 105 – E01.
+ Bước A: Làm ướt mẫu thử đã được chuẩn bị ở nhiệt độ phòng trong từng cốc thủy tinh riêng biệt bằng nước cất. Có thể thử nghiệm nhiều mẫu thử khác nhau cùng một lúc. Phơi ráo tất mẫu thử ở nhiệt độ phòng.
+ Bước B: Đặt mẫu thử vào giữa các miếng nhựa (hoặc kính) bằng que thủy tinh (loại dùng trong phịng thí nghiệm) sao cho khơng có bóng khí ở giữa các mẫu thử. Cho chúng vào máy ép chuyên dụng ép dưới áp suất 5 kg.
+ Bước C: Đặt máy ép chuyên dụng có chứa mẫu thử vào Lị gia nhiệt ở nhiệt độ 37± 2°C liên tục trong 4 giờ.
+ Bước D: Lấy mẫu thử ra khỏi lò, tháo chúng ra khỏi máy ép, làm khô mẫu thử bằng cách treo trong khơng khí ở nhiệt độ khơng q 60°C
+ Bước E: Chuyển qua cho kỹ thuật viên so sánh đưa ra đánh giá.
Bước 5: Đánh giá độ bền màu đối với nước của vải theo ISO 105 – E01.
Kỹ thuật viên sẽ đánh giá độ bên màu đối với nước bằng thước xám.
Thước xám dùng để đo sự chạy màu được thiết kế bao gồm mười cặp màu trắng và xám. Những cặp màu này được đánh số từ 1 tới 5.
+ Ở cấp số 5 có hai mày bao gồm hai màu trắng giống hệt nhau. Điều này chứng tỏ màu không xảy ra hiện tượng chạy màu (dây màu, lem màu).
+ Ở cấp số 1 có hai màu bao gồm một màu xám và một màu trắng với cường độ màu khác biệt lớn nhất trong thang màu. Điều này cho thấy sự tương phản lớn, từ đó ta có thể nhận xét được rằng hiện tượng chạy màu diễn ra là rất lớn, nên suy ra độ bền màu của vật liệu thử nghiệm là Kém nhất.
+ Ở cấp số 2, 3, 4 có sự tương phản trung bình, mức độ tương phản tăng dần từ 5 xuống 1 với mức độ tương phản tăng dần. Điều này cho ta biết mức độ bền màu của vật liệu thử nghiệm giảm dần từ 5 xuống 1.