I. cực đối miêng; I Cực miệng; II Cắt dọc qua cơ thể 1 5 cánh phóng xạ; 2.Rãnh miệng; 3 Rãnh hậu môn
A, B Tornaria của ngành Nửa Dây sống (A nhìn bên, B nhìn từ phía lưng); C Antedon của Huệ biển:D Bipinaria của sao biển; E Ophiopluteus của Đuôi rắn; G Phần đỉnh củ a
ấu trùng tornaria.(1. Tấm đỉnh; 2. Túi thể xoang trước; 3. ống dẫn nước; 4. Túi thể xoang trái sau; 5. hậu môn; 6. Ruột; 7. miệng; 8. Hầu; 9. Túi mang; 10. Vành tiêm mao; 11. ống dẫn thể xoang; 12. Túi thể xoang sau phải; 13. Gai xương; 14. Mầm thể xoang trái; 15. dạ dày; 16. ruột sau; 17. Mầm thể xoang phải; 18. Túi thể xoang phải; 19. Túi thể xoang trái)
trên cực miệng và lúc này cơ thể đã mất đối xứng 2 bên. Cấu tạo của bộ
xương Aristocystites hoá thạch thuộc lớp Cystoidea đã cho thấy giả thuyết này là đúng. Sự hình thành các rãnh để đưa thức ăn đến miệng là một biến
đổi tiến hoá thích nghi với cách lấy thức ăn bằng lọc nước. Tự nhiên đã chọn lọc theo hướng cố định các rãnh này theo đối xứng toả tròn bậc 5. Khởi đầu đặc điểm đối xứng toả tròn thể hiện trên sự sắp xếp tấm xương, sau đó chuyển dần vào cơ quan bên trong như hệ thống ống dẫn nước, thần kinh, tuần hoàn và sau đó là tiêu hoá và sinh dục. Kết quả quá trình này là cơ thểđộng vật Da gai chuyển từđối xứng 2 bên sang đối xứng toả tròn.
Lớp Cầu biển (Cystoidea) là lớp nguyên thuỷ nhất trong ngành, rồi
đến các lớp khác trong phân ngành Pelmathozoa như Nụ biển (Blastoidea) và Huệ biển (Crinoidea) tiến hoá theo hướng hình thành cánh.
Trong phân ngành Eleutherozoa thì Sao biển (Asteroidea), Đuôi rắn (Ophiuroidea) có quan hệ gần gũi với nhau. Hải sâm còn giữđược đặc điểm nguyên thuỷ như có tấm sàng và lỗ sinh dục trên cực miệng, chỉ có 1 tuyến sinh dục, ruột hình ống chứng tỏ chúng rất gần với tổ tiên chung.
Cầu gai có vị trí chưa rõ, trong lớp này nhóm động vật Cầu gai không
đều có cấu trúc cơ thể trở lại đối xứng 2 bên, nhưng có thể là nhóm xuất hiện sau cùng.
Do lối sống ít di động, phần lớn động vật Da gai hiện nay vẫn giữ cấu tạo cơ thểđối xứng toả tròn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái. 1982. Động vật học không xương sống tập 2. NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp. Hà Nội.
2. Cleveland P. Hickman. 1973. Biology of the Invertebrates. The C.V. Mosby Company.
3. Cleveland P. Hickman Jr., Larry S. Roberts, Frances M. Hickman. 1984. Intergrated Principle of Zoology (Senventh Edition). Times Mirror/ Mosby College Publishing St. Louis - Toronto - Sanatacla.
4. Edward E. Ruppert; Robert D. Barnes. 1993. Invertebrate Zoology. Sixth edition. Saunders College Publishing.
5. Jeffrey S. Levinton. 1995. Marine Biology, Funtion, Biodiversity, Ecology. New York. Oxford OXFORD UNIVERSITY PRES.