Mạch máu; 10 Chân (tua)

Một phần của tài liệu Động vật có miệng thứ sinh (Trang 26 - 29)

I. cực đối miêng; I Cực miệng; II Cắt dọc qua cơ thể 1 5 cánh phóng xạ; 2.Rãnh miệng; 3 Rãnh hậu môn

9.Mạch máu; 10 Chân (tua)

b. Sinh sản, phát triển và sinh thái

Hải sâm có khả năng tái sinh cao, khi gặp nguy hiểm, con vật tự cắt bỏ các phần của cơ thể. Thụ tinh và phát triển ngoài, từ trứng đã thụ tinh hình thành nên ấu trùng có hình tai (Auricularia). Sau một thời gian hình thành nên ấu trùng Doliolaria, tiếp theo hình thành nên ấu trùng pentacularia có hình dạng gần giống với trưởng thành. Một số Hải sâm không có giai đoạn ấu trùng sống tự do mà phát triển ngay trên cơ thể mẹ

thành con non mới hình thành con trưởng thành. Hải sâm sống bò dưới

đáy ở các độ sâu khác nhau. Các loài Hải sâm lớn thường gặp ở các bờđá,

đảo san hô, đá ngầm. Di chuyển chậm chạp nhờ vào hệ cơ và hệ chân ống. Hải sâm rất nhạy cảm với nguồn nước ô nhiễm, khi bị kích thích thì chúng

nôn hết nội quan ra ngoài, và các nội quan sẽ được tái sinh sau khoảng 10 ngày. Hải sâm ăn thực vật, động vật nhỏ (trùng lỗ, trùng phóng xạ, thân mềm...) và mùn bã hữu cơ.

Hải sâm là nhóm động vật cho thực phẩm quý, hiện có khoảng 40 loài là thực phẩm và dược liệu quý.

c. Phân loại

Hiện nay đã biết khoảng 1.100 loài, chia làm 5 bộ:

Bộ Tua miệng phân nhánh (Dendrochirota): Có tua miệng phân nhánh, thường gặp ở các loài thuộc họ Cucumariidae ở ven bờ, phổ

biến là loài Leptopentacta typica.

Bộ Tua miệng trơn (Aspidochirota): Có tua miệng ngắn, đơn giản. Có một số loài có giá trị kinh tế nhưHolothuria martensii, H. atra (Hải sâm

đen), H. scabra (Hải sâm trắng) thường sống ở vùng dưới triều, Stichopus varienatus (Hải sâm gai). Trong bộ này còn có họ Hải sâm sống trôi nổi (Pelagothuriidae) có tấm xương và chân ống điển hình, tua miệng biến đổi thành nhánh bơi.

Bộ Không chân (Apoda): Cơ thể hình giun, không có chân ống, sống

ở độ sâu 10 - 15m, đáy cát hay bùn nhuyễn. Ở Việt Nam thường gặp

Protankyra pseudodigitata.

Bộ Chân bên (Elasipoda) có đại diện là giống Elaspidia… Bộ Có đuôi (Molpadonia) có giống đại diện là Molpadia

4. Tầm quan trọng của động vật Da gai

Hải sâm và Cầu gai được dùng làm thực phẩm, chúng được khai thác tự nhiên hay gây nuôi. Nhiều nước đã xem Hải sâm phơi khô bỏ ruột là nguồn thực phẩm quý giá (Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, các nước

Đông Nam Á và Đông Phi). Cầu gai được sử dụng tuyến trứng là chủ yếu. Sản lượng da gai được khai thác hàng năm trên thế giới là 60 - 70.000 tấn, trong đó cầu gai chiếm 60%.

Một số động vật Da gai còn được khai thác để dùng làm dược liệu, một số khác do có mật độ lớn nên được sử dụng làm phân bón. Bộ xương của động vật Da gai hoá thạch là vật chỉ thịđịa tầng rất quan trọng.

Trong hệ sinh thái, động vật da gai là thức ăn của cá và nhiều loài thuỷ sinh vật khác. Mặt khác chúng là vật gây hại lớn cho nghề nuôi trồng thuỷ sản như hàu, vẹm, trai...

5. Phát sinh chủng loại cúa động vật Da gai

5.1 Động vật Da gai hoá thạch

về hoá thạch cho thấy rằng động vật da gai vốn là nhóm có đối xứng 2 bên và cấu tạo đối xứng toả tròn của phần lớn động vật Da gai hiện sống chỉ là hiện tượng thứ sinh. Mặt khác sự phân cắt trứng phóng xạ, hình thành thể

xoang theo kiểu lõm ruột chứng tỏđộng vật Da gai có quan hệ gần gũi với các nhóm động vật Có miệng thứ sinh khác.

Đáng chú ý là động vật Da gai xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển của trái đất. Từđầu kỷ Cambri đã xuất hiện động vật Da gai đầu tiên. Có nhiều lớp hiện nay đã tuyệt chủng như lớp Ophiocistia (Phân ngành Eleutherozoa), các lớp Carpoidea, Blastoidea, Edrioasteroidea (phân ngành Pelmalthozoa). Còn các đại diện hiện sống đã trải qua một thời kỳ phát triển

địa chất rất lâu dài.

5.2 Nguồn gốc và tiến hoá

Thật khó khăn để xác định vị trí của động vật da gai nếu không dựa vào đặc điểm phát triển của động vật Da gai hiện sống và đặc điểm hình thái của động vật Da gai hoá thạch. Ấu trùng có đối xứng 2 bên của tất cả các nhóm động vật Da gai hiện sống giúp cho chúng ta hình dung các đặc điểm chính của tổ tiên. Tổ tiên giả thiết có cơ thểđối xứng hai bên 2 bên, bò trên

đáy, miệng ở phía trước, hậu môn ở phía sau trên đường bụng, có 3 đôi túi thể xoang và đôi thứ nhất thông với bên ngoài (hình 11.24). Tổ tiên này có lẽ cũng là tổ tiên chung của tất cả động vật Có miệng thứ sinh (deuterostomia). Bằng chứng là ấu trùng của ngành Nửa dây sống và Có dây sống đều có 3 đôi túi thể xoang ở giai đoạn đầu và hình dạng của ấu trùng mang ruột cũng rất giống ấu trùng dipleurula của động vật Da gai (hình 11.25). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 11.24 Cấu tạo tổ tiên Da gai giả thiết và hiện tượng mất đối xứng (theo Davitachvili) 1. Miệng; 2. Hậu môn

Có thể cho rằng tổ tiên của động vật Da gai đã dùng phần trước (phần đầu) bám vào giá thể. Cách lấy thức ăn từ chủđộng chuyển sang thụ động và lỗ miệng chuyển dần lên đỉnh là thích hợp với lối ăn mới này. Do vậy ống tiêu hoá cũng uốn cong hình chữ U, lỗ miệng nằm gần với hậu môn

Hình 11.25 Ấu trùng của một sốĐộng vật Có miệng thứ sinh (theo Beklemichev)

A, B. Tornaria của ngành Nửa Dây sống (A. nhìn bên, B. nhìn từ phía lưng); C. Antedon của Huệ biển:D. Bipinaria của sao biển; E. Ophiopluteus của Đuôi rắn; G. Phần đỉnh của

Một phần của tài liệu Động vật có miệng thứ sinh (Trang 26 - 29)