Chiến lược chi phí thấp nhất

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi của ngân hàng thương mại cổ phần á châu luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 26)

1.1 Năng lực cạnh tranh cốt lõi

1.1.3.1 Chiến lược chi phí thấp nhất

Mục tiêu của công ty theo đuổi chiến lược chi phí thấp nhất là vượt trội đối thủ cạnh tranh bằng cách tạo SP, DV với chi phí thấp. Nguồn gốc của lợi thế về chi phí có thể bắt nguồn từ: lợi thế về quy mô kinh tế, quyền sở hữu công nghệ, ưu đãi việc tiếp cận nguồn nguyên liệu thô.

Ưu điểm của chiến lược này:

Với chi phí thấp, cơng ty có thể bán SP với mức giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh mà vẫn giữ nguyên mức lợi nhuận.

Với chi phí thấp, nếu xảy ra cuộc chiến về giá và các cơng ty cạnh tranh nhau ở góc độ giá cả thì DN có chi phí thấp hơn sẽ có khả năng cạnh tranh tốt hơn so với các đối thủ khác.

Công ty dễ dàng chịu đựng khi có sức ép tăng giá của các nhà cung cấp. Là rào cản không cho các công ty khác xâm nhập vào ngành.

Hạn chế của chiến lược này:

Các đối thủ cạnh tranh có khả năng tìm ra phương pháp sản xuất với chi phí thấp hơn, khi đó cơng ty sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh của mình.

Do theo đuổi chi phí thấp, cơng ty có thể bỏ qua, khơng đáp ứng được sự thay đổi về thị hiếu của KH. Nếu SP của DN có chi phí thấp mà vẫn khơng được người mua nhận định là vượt trội hơn so với đối thủ hoặc chấp nhận được, họ buộc phải giảm giá thấp hơn các đối thủ để có doanh thu, điều này làm cho lợi nhuận hoặc vị thế về chi phí thấp ban đầu sẽ khơng cịn ý nghĩa.

Theo đuổi chi phí thấp nhất, DN cần phải tìm kiếm và tận dụng mọi nguồn lực để có lợi thế về chi phí. Họ vẫn phải có SP ngang cấp hoặc tương tự so với các đối thủ trên cơ sở khác biệt hóa để trở thành một đơn vị hoạt động trên trung bình, ngay cả khi họ đã có lợi thế về chi phí.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi của ngân hàng thương mại cổ phần á châu luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w