1.2 Lý thuyết về nguồn lực của doanh nghiệp và đặc điểm nguồn lực tạo lợ
1.2.3.2.2 Định hướng học hỏi
Định hướng học hỏi là hoạt động đào tạo nguồn nhân lực của DN để tạo ra tri thức và ứng dụng tri thức vào hoạt động sản xuất kinh doanh của DN nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của DN. Định hướng học hỏi bao gồm các thành phần sau: [30]
(1) Cam kết của DN với việc đào tạo nguồn nhân lực trong cơng ty: điều này phản ánh giá trị văn hóa của DN thơng qua sự nổ lực hình thành văn hóa học hỏi trong DN. Quá trình học hỏi của mỗi thành viên trong DN là quá trình đầu tư và là một động lực tạo nên lợi thế cạnh tranh để tồn tại và phát triển;
(2) Chia sẻ tầm nhìn với các thành viên trong cơng ty: Các thành viên được chia sẻ về tầm nhìn và mục tiêu để cùng nhau nổ lực, phấn đấu đạt được chúng;
KQ của những nghiên cứu trước đây [30] cho thấy: định hướng học hỏi có tác động đến KQ hoạt động kinh doanh của DN và khơng có nhiều DN sẵn sàng theo đuổi xu hướng đào tạo NV của mình. Như vậy, định hướng học hỏi có giá trị đối với DN, nhưng hiện tại rất ít DN có định hướng học hỏi (điều này đồng nghĩa là nó có giá trị và khan hiếm) [25]. Mặt khác, để đạt được mức độ học hỏi cao thì mỗi thành viên trong DN, từ ban quản trị cấp cao đến các cán bộ công NV cần phải có nhận thức được rằng – đinh hướng học hỏi là điều kiện tiên quyết để tồn tại và phát triển DN [30]. Điều này cho thấy, định hướng học hỏi là một yếu tố không dễ dàng bắt chước hay thay thế được. Vậy, định hướng học hỏi trong DN thỏa mãn tiêu chí VRIN nên nó là một NLCT cốt lõi của DN.