Nội dung của chế độ tiền lương cấp bậc

Một phần của tài liệu Chuong 2 TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG chính sách và chế độ tiền lương của nhà nước (Trang 54 - 63)

- Chế độ tiền lương cấp bậc khuyến khích và thu hút người lao động làm

2.2.1.4 Nội dung của chế độ tiền lương cấp bậc

cấp bậc

+ Thang lương: Thang lương (còn gọi là

bảng lương) là bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa các công nhân trong một nghề hoặc nhóm nghề giống nhau theo trình độ thành thạo nghề nghiệp của họ

Thang lương gồm 3 bộ phận: Bậc lương, hệ số lương và bội số tiền lương

2.2.1.4 (Tiếp)

Bậc lương là bậc phản ánh trình độ

lành nghề của người lao động được xếp theo thứ tự từ thấp đến cao. Tùy theo ngành nghề, Nhà nước quy định số bậc khác nhau

Hệ số lương là hệ số phản ánh bậc

lương gắn với trình độ lành nghề của người lao động so với mức lương tối thiểu ứng với hệ số là 1. Hệ số lương phản ánh mức lương trả cho người lao động cao hơn mức lương tối thiểu bao nhiêu lần

2.2.1.4 (Tiếp)

Bội số lương là tỷ lệ của hệ số bậc

lương cao nhất với hệ số bậc lương của bậc thấp nhất

Ví dụ: Một thang lương có 7 bậc, bậc 1 có hệ số bậc lương là 1,55, bậc 7 hệ số bậc lương là 4,2 thì bội số tiền lương (còn gọi là bội số thang lương): 4,2/1,55 = 2,71

2.2.1.4 (Tiếp)

+ Mức lương: Là lượng tiền tệ dùng để

trả công cho người lao động trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng) tương ứng với mỗi bậc lương trong thang lương

Theo quy định hiện hành thì mức lương tối thiểu có hệ số là 1. Khi đó mức lương đối với bậc i sẽ được tính: Mi = M1 x Ki

Trong đó, M1 – Mức lương tối thiểu Ki – Hệ số lương của bậc i

2.2.1.4 (Tiếp)

Ví dụ: Lương tối thiểu là 1.150.000 VNĐ/tháng (M1).

Người lao động có hệ số lương 6.78 (Giảng viên chính bậc 8/8) có mức lương M8 = 1.150.000 x 6,78 = 7.797.000 VNĐ/tháng

Mức lương bậc 1 tháng cao hơn mức lương tối thiểu do mức độ phức tạp của các ngành nghề, mức độ nặng nhọc và điều kiện lao động khác nhau

2.2.1.4 (Tiếp)

+ Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật:

Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là văn bản quy định mức độ phức tạp của cơng việc và u cầu về trình dộ lành nghề của công nhân ở mỗi bậc ứng với hiểu biết về kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, có khả năng hồn thành cơng việc do họ đảm nhận

Trong điều kiện cấp bậc kỹ thuật có cấp bậc công việc và cấp bậc công nhân

2.2.1.4 (Tiếp)

Cấp bậc công việc thể hiện mức độ phức tạp của cơng việc, bậc cơng việc càng cao thì cơng việc càng phức tạp. Để xác định cấp bậc công việc người ta có thể dùng các phương pháp khác nhau: Chuyên gia, cho điểm, so sánh...

Bậc cơng nhân xác định gắn với trình độ lành nghề của người lao động. Bậc công nhân càng cao thì trình độ lành nghề càng cao và ngược lại

2.2.1.4 (Tiếp)

Trong tổ chức lao động và trả lương người ta thường dựa vào tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật theo đó người lao động có trình độ lành nghề nhất định được bố trí đảm nhiệm những cơng việc có độ phức tạp phù hợp với trình độ lành nghề của họ từ đó họ sẽ được trả cơng phù hợp với số lượng và chất lượng lao động đã hao phí

2.2.1.4 (Tiếp)

Để đảm bảo tính tốn chính xác và tương quan hợp lý giữa các cơng việc có cùng bậc hay bậc trên, bậc dưới nối nhau thì sau khi đã xác định được cấp bậc công việc phải tiến hành cân đối khung, bậc giữa các ngành nghề tính đến tính chất nặng nhọc, độc hại, điều kiện lao động của mỗi nghề

Một phần của tài liệu Chuong 2 TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG chính sách và chế độ tiền lương của nhà nước (Trang 54 - 63)