Coi trọng hơn nữa công tác nghiên cứu lý luận về tín ngưỡng, tôn giáo.

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án đời sống tín ngưỡng, tôn giáo những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách ở việt nam hiện nay (Trang 28 - 32)

- Bình đẳng trong đối xử với các tôn giáo. - Nâng cao văn hóa tín ngưỡng cho người dân. - Tăng cường quản lý các hoạt động tín ngưỡng.

- Chủ động phòng ngừa những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo nhằm chống phá cách mạng nước ta. - Quan tâm, tạo điều kiện cho đồng bào có đạo sinh hoạt tôn giáo theo đúng hiến chương, điều lệ tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận đúng quy định của pháp luật.

- Nâng cao đời sống toàn diện của người dân, quan tâm giải quyết kịp thời các chính sách xã hội.

Kết luận chương 4

Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay đang có nhiều biến động, tác động nhiều mặt đến đời sống xã hội, đòi hỏi công tác nghiên cứu, công tác quản lý phải có những thay đổi theo hướng nhìn nhận các hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo toàn diện hơn, khách quan hơn. Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, có nhiều đặc điểm mới, biểu hiện, phản ánh xu hướng phát triển, biến động và tiềm ẩn nhiều bất ổn. Quan hệ giữa nhà nước Việt Nam với các tổ chức tôn giáo trong nước và quốc tế đang từng bước được cải thiện. Tuy vậy, những mâu thuẫn là vẫn còn và đôi khi trở nên gay gắt dẫn tới xung đột bạo lực.

KẾT LUẬN

1. Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đang có nhiều biến động hết sức sâu sắc, phức tạp, tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội, đặt ra nhiều vấn đề cho công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn. Nghiên cứu về tín ngưỡng, tôn giáo, vì thế chưa bao giờ là cũ.

2. Trong tình hình mới, công tác tôn giáo ở Việt Nam phải được chú trọng hơn nữa trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo

và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; cứng rắn về nguyên tắc, đồng thời mềm dẻo về phương pháp trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể, tránh tổn hại đến niềm tin của người dân.

3. Sự xuất hiện với số lượng lớn, ở nhiều địa phương và khả năng thu hút tín đồ của các hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam những năm gần dây có nguyên nhân từ những biến động trong đời sống kinh tế-xã hội khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường, người dân đối mặt với nhiều thử thách, cạnh tranh sống còn khiến không ít thành phần bị loại ra ngoài rìa xã hội, không theo kịp đà phát triển của đất nước, không được thụ hưởng thành quả của công cuộc đổi mới. Vấn đề nâng cao mọi mặt đời sống người dân, tạo cho họ sự bình đẳng trong việc tiếp cận các cơ hội để phát triển có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng hành vi tín ngưỡng, tôn giáo của họ.

4. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam gắn liền chặt chẽ với các tổ chức tôn giáo quốc tế. Các thế lực thù địch ngoài nước đang tích cực tìm cách lợi dụng chính sách tín ngưỡng, tôn giáo để tổ chức các hoạt động nhằm chống phá đất nước, thực hiện các mưu đồ chính trị. Vì thế, cần nâng cao cảnh giác và tích cực phòng ngừa, tránh để xẩy ra xung đột lớn.

5. Dù đã có nhiều cải thiện đáng kể nhưng quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức tôn giáo vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết, xung đột vẫn đang xẩy ra và tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát. Tín đồ các tôn giáo vẫn còn có mặc cảm, chưa tin tưởng đối với Nhà nước vì thế các nguồn lực từ các tổ chức và đồng bào tôn giáo chưa được phát huy cho sự phát triển đất nước. Giải quyết vấn đề này cần phải có chiến lược tuyên truyền hiệu quả cũng như thực thi chính sách nhất quán trên thực tế.

Danh mục các bài viết của tác giả đã công bốliên quan đến đề tài luận án liên quan đến đề tài luận án

*****

1. Nguyễn Hoài Sanh, Lutvich Phoiơbắc bàn về tôn giáo, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 3 (05), 2000, tr. 16 - 21. tr. 16 - 21.

- Bài được in lại trong sách: Về tôn giáo và tôn giáo ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 72 - 86.

2. Nguyễn Hoài Sanh, Quan hệ tôn giáo và con người trong quan điểm của chủ nghĩa Mác (bài trong sách Con người và phát triển con người trong quan niệm của C. Mác và Ph. Ăngghen), Nxb. Chính trị Quốc gia, sách Con người và phát triển con người trong quan niệm của C. Mác và Ph. Ăngghen), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2003, tr. 433 - 447.

3. Nguyễn Hoài Sanh, Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay: góc nhìn từ hoạt động lễ hội,

Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 01 (91), 2011, tr.13-18.

- Bài được in lại trong ấn phẩm xuất bản bằng Tiếng Anh: Religiouslife in Vietnam at present: from aspect of festival’ activities, Religious Studies Review, Vol. 5, No 01-2011, pp. 25-30.

4. Nguyễn Hoài Sanh, Bàn thêm về nguồn gốc của tôn giáo, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 06 (108), 2012, tr. 11 - 15. 2012, tr. 11 - 15.

5. Nguyễn Hoài Sanh, Một số vấn đề về lễ hội ở Việt Nam trong những năm gần đây, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 07, 2012, tr. 34 - 40. Khoa học xã hội, số 07, 2012, tr. 34 - 40.

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án đời sống tín ngưỡng, tôn giáo những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách ở việt nam hiện nay (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w